Uống đủ nước:
- Giúp giảm cân: Vì nước không chứa calo và giúp đốt cháy calo. Theo các công trình nghiên cứu uống nước 20' trước bữa ăn giúp bạn có giảm cảm giác no hơn và có thể ăn ít đi. Các nhà nghiên cứu cũng ước tính rằng uống từ 1 đến 2 lít nước mỗi ngày có thể làm tăng mức tiêu hao năng lượng.
- Làm đẹp da: Nước hấp thụ vào các tế bào da sẽ nâng cao khả năng đàn hồi và tăng độ ẩm cho da.
- Cải thiện chức năng não: trong bộ não của con người nước chiếm khoảng 80%, vì vậy uống đủ nước là điều tối cần thiết. Tình trạng thiếu hụt nước có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và trí nhớ của chúng ta.
- Tăng cường cơ thể săn chắc: Cơ thể chúng ta chiếm khoảng 70% nước, song các mô cơ bắp chứa đến 75%. Bạn cần uống thật nhiều nước khi muốn cơ bắp săn chắc.
- Hỗ trợ tiêu hoá: Để cơ thể của chúng ta hấp thụ tốt tất cả các chất dinh dưỡng quan trọng, chúng ta cần có một hệ tiêu hoá mạnh. Nước giúp tăng cường chuyển hoá thức ăn trong cơ thể và có thể giúp ngăn chặn táo bón và các hiện tượng bất thường.
- Chống bệnh tật: Nước có thể giúp làm giảm tình trạng tắc nghẽn, tăng cường thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể và giúp cơ thể chúng ta ở thể trạng tốt hơn. Đây cũng là bước đầu tiên để phòng ngừa nhiều loại bệnh cảm cúm theo mùa.
- Nâng cao tinh thần: Tình trạng mất nước có thể khiến chúng ta khó chịu và không cảm thấy thoải mái và điều này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng đến tâm trạng của chúng ta.
- Giảm rủi ro mắc bệnh ung thư: Nước giúp duy trì các tế bào được sạch sẽ và có thể góp phần chống lại một số bệnh ung thư, như ung thư vú và ung thư đường ruột.
- Duy trì thận khoẻ: Hai quả thận trong cơ thể chúng ta có chức năng lọc những gì được tiếp nhận vào cơ thể. Cơ quan nội tạng này đòi hỏi nhiều nước sạch để có thể thực hiện công việc của mình.
Việc thường xuyên nhịn đi tiểu là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng tiểu... Bệnh này có thể gây biến chứng sẹo thận, là tiền thân của bệnh tăng huyết áp và suy thận mãn, dễ xảy ra với trẻ em, đặc biệt là những trẻ gái.
Nhiễm trùng tiểu là bệnh lý gây ra do sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu, chủ yếu là vi khuẩn E. coli. Ngoài ra, nhiễm trùng tiểu còn có thể do nhiễm trùng huyết gây ra. Vi khuẩn từ máu người nhiễm bệnh đi khắp cơ thể, đến đường niệu và gây nhiễm trùng. Dạng này rất nặng và nguy cơ cao. Bên cạnh đó, những bệnh nhi có sức đề kháng kém hoặc có dị dạng đường tiểu thì dễ mắc nhiễm trùng tiểu hơn. Bệnh này thường gặp ở trẻ em gái nhiều hơn ở trẻ em trai do niệu đạo ở trẻ em gái ngắn hơn, vi khuẩn dễ dàng vào cơ thể và gây nhiễm trùng.