Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao Đảng và Chính phủ quyết định chọn Tây Nguyên làm nơi mở màn chiến dịch?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
349
0
0
Nhok Phượng Núi
30/04/2019 21:41:58
​Đầu năm 1975, tương quan lực lượng địch - ta trên chiến trường miền Nam có sự thay đổi căn bản, có lợi cho ta và bất lợi cho địch. Đế quốc Mỹ đã rút toàn quân và sẽ không bao giờ can thiệp trở lại chiến trường miền Nam.

Đó là cơ sở để Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (từ ngày 18/12/1974 đến 08/01/1975) nhận định: Thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam đã đến và quyết định giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 - 1976;

Trong đó, năm 1975 tạo tiền đề để năm 1976 tiến tới tổng công kích, tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn.

Tuy vậy, vấn đề đặt ra lúc này là phải chọn hướng mở màn “đòn chiến lược then chốt” ở đâu, để chia cắt, cô lập, tạo đột biến, chuyển hóa thế trận có lợi cho cuộc Tổng tiến và nổi dậy xuân 1975?

Nhiều tài liệu nghiên cứu, tổng kết cho thấy Bộ Tổng tư lệnh đã không chọn miền Tây Nam Bộ là nơi “mở màn đòn chiến lược then chốt”, bởi vì: Nơi đây tuy đông dân, nhưng nhiều kênh rạch, khó triển khai tác chiến hiệp đồng binh chủng; khó chia cắt chiến lược.

Dải đất nam vĩ tuyến 17 trải dài miền Trung, địch có hệ thống căn cứ liên hoàn, vững chắc, dày đặc, phát huy hết ưu thế cơ động, hỏa lực, tác chiến liên binh chủng thuận lợi.

Điều đó khiến việc đánh điểm huyệt, “vỗ mặt” vào nơi “thủy, lục, không quân, quân trù bị” khó đạt được yêu cầu, khó có thể tạo ra thế bất ngờ trước quân địch.

Tại địa bàn Quân khu III cũng như các tỉnh Sài Gòn, Gia Định, Biên Hòa, Vũng Tàu, quân Ngụy có nhiều căn cứ vững chắc, đường giao thông tốt, dễ dàng nhận được sự chi viện từ miền Tây lên, Tây Nguyên xuống, Nam Trung Bộ vào.

Từ những phân tích trên, Tây Nguyên đã được Bộ Tổng tư lệnh chọn “mở màn đòn chiến lược then chốt”.

Người Pháp, người Mỹ và thế giới cũng nhận thức được vị trí yết hầu của khu vực Tây Nguyên với câu nói nổi tiếng: Đây là “nóc nhà của Đông Dương”.

Vùng đất này liền kề ngã ba Đông Dương, cho nên khi chiếm lĩnh được khu vực này thì cũng dễ dàng chiếm lĩnh được toàn bộ Đông Dương.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Ai chiếm được Tây Nguyên sẽ làm chủ Việt Nam và Đông Dương”.

Những nhận xét càng khẳng định cho quyết tâm của Bộ Chính trị, Bộ Tổng tư lệnh chọn Buôn Ma Thuột là trận mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên.

Tổng Bí thư Lê Duẩn nêu vấn đề: Chúng ta phải “điểm huyệt” ở đâu? Và ông đã nói: phải “điểm huyệt” Buôn Ma Thuột.

Vì nếu điểm huyệt được Buôn Ma Thuột, toàn bộ miền Nam sẽ rung chuyển, dẫn đến rút lui chiến lược ở Huế, Đà Nẵng, và đó là thời cơ để chúng ta thần tốc, thần tốc và thần tốc giải phóng miền Nam.

Trong cuốn hồi ức “Tổng hành dinh mùa xuân toàn thắng”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể:

“Trong buổi làm việc, anh Hoàng Minh Thảo với nhãn quan một nhà nghiên cứu khoa học quân sự đã nêu ý kiến: khi đã chọn hướng chiến lược là Tây Nguyên thì trước hết nên đánh Buôn Ma Thuột, vì đây là thị xã lớn nhất, là nơi hiểm yếu và cũng là nơi sơ hở nhất.
Trong ký ức của Giáo sư - Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, “linh hồn” của chiến dịch Tây Nguyên đã đưa ra những nhận định sâu sắc, chính xác về vị trí của Buôn Ma Thuột: Thị xã Buôn Ma Thuột nằm sâu trong vùng kiểm soát của địch; là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa quan trọng của Tây Nguyên và cũng là nơi tập trung bọn đầu sỏ phản động trong vùng.Khó khăn phải vượt qua để tiến công hướng này là thiếu đường hành quân và thiếu nước. Tôi rất tán thành”.

Về mặt quân sự, thị xã này có vị trí rất cơ động, đứng ngay ở ngã ba đường chiến lược 21 nối liền với Nha Trang và đường số 14, phía bắc đi Cheo Reo và Plei-cu, phía nam đi Gia Nghĩa và miền Đông Nam Bộ.

Do nằm sâu trong vùng kiểm soát của địch nên quân chiếm đóng của chúng ở đây không bị đối mặt trực tiếp với quân ta như ở Kon Tum, việc bố phòng cũng không chặt chẽ bằng Kon Tum.

Đánh Buôn Ma Thuột, ta sẽ có khó khăn trong việc trinh sát nắm địch, nắm địa hình, vận chuyển vật chất hậu cần và cơ động tập kết, triển khai lực lượng.

Mọi hoạt động chuẩn bị phải rất công phu và phải tuyệt đối giữ bí mật, kết hợp với hoạt động nghi binh thu hút sự chú ý và đối phó của địch về hướng khác thì mới loại bỏ được khả năng địch tăng cường dự phòng.

Quyết tâm chọn Buôn Ma Thuột làm trận đánh then chốt, trận đánh mở đầu là rất chính xác, làm một đòn đánh hiểm, nhằm vào chỗ sơ hở, điểm yếu của địch.

Muốn đánh Buôn Ma Thuột thắng nhanh, phải nghi binh đánh Plei-cu để Buôn Ma Thuột vẫn yếu như cũ. Và ta đã tổ chức nghi binh cho Plei-cu.[1]

Chiến dịch Tây Nguyên - Thắng lợi có ý nghĩa to lớn

Tháng 1/1975, Thường trực Quân ủy Trung ương họp quán triệt và quyết định mở Chiến dịch Tây Nguyên (mang mật danh A 275).

Bộ Tư lệnh chiến dịch do Trung tướng Hoàng Minh Thảo làm Tư lệnh, Đại tá Đặng Vũ Hiệp làm Chính ủy.

Lực lượng tham gia chiến dịch có năm sư đoàn bộ binh (10, 320, 316, 3 và 968), bốn trung đoàn pháo binh độc lập (25, 95B, 271, 95), Trung đoàn 198 và hai tiểu đoàn đặc công (14, 27), hai trung đoàn pháo binh (40, 675), ba trung đoàn phòng không (232, 234, 593), Trung đoàn Tăng-Thiết giáp 273, hai trung đoàn công binh (7, 575), Trung đoàn thông tin 29 và lực lượng vũ trang các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Đức.

Đầu tháng 3/1975, Bộ Tư lệnh Chiến dịch thực hiện đánh nghi binh ở khu vực bắc Tây Nguyên khiến Sư đoàn 23 địch phải chuyển một bộ phận lực lượng từ Buôn Ma Thuột lên Kon Tum, Plây-cu đối phó.

Từ ngày 4 đến 9/3, quân ta đánh cắt giao thông trên các đường số 19, 21, cô lập Tây Nguyên với vùng duyên hải miền trung, chia cắt đường số 14 để cô lập hai khu vực bắc Tây Nguyên với nam Tây Nguyên; tiến công lần lượt đánh chiếm quận lỵ Thuần Mẫn (8/3), Đức Lập (9/3), cô lập triệt để Buôn Ma Thuột.

Thừa thắng, trong 2 ngày 10 và 11/3, quân ta tiến công thị xã Buôn Ma Thuột, đánh thắng trận then chốt thứ nhất của chiến dịch.

Tiếp đó, từ ngày 14 đến 18/3, ta đập tan cuộc phản kích của Sư đoàn 23 trong trận Nông Trại-Chư Cúc, thực hiện thắng lợi trận then chốt thứ hai.

Bị thất bại và trước sức uy hiếp mạnh mẽ của quân ta, từ ngày 15/3, quân địch rút khỏi Kon Tum, Plây-cu theo đường số 7 hòng co cụm về vùng đồng bằng ven biển Khu 5; chúng ta truy kích đến cùng giành thắng lợi trong trận then chốt thứ ba…

Sau đó, quân ta phát triển chiến đấu xuống vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phối hợp với quân và dân địa phương lần lượt giải phóng các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, kết thúc chiến dịch vào ngày 3/4/1975.

Kết quả, ta tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 2- Quân khu 2 quân đội Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 28.000 tên địch, thu và phá hủy 154 máy bay, 1.096 xe quân sự, giải phóng năm tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Bổn, Quảng Đức) và một số tỉnh ở duyên hải Nam Trung Bộ. [2]

Thắng lợi to lớn của Chiến dịch Tây Nguyên đã tạo ra sự thay đổi căn bản về so sánh lực lượng và thế chiến lược có lợi cho ta, còn địch bị suy sụp và tan rã về chiến lược, dẫn đến co cụm và bị động đối phó trên các chiến trường.

Chiến thắng Tây Nguyên đã mở ra thời cơ tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam để quân và dân ta tiếp tục thực hiện các đòn tiến công quân sự lớn, phát triển cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Thị Nhung
30/04/2019 21:45:03
* Đảng và Chính phủ quyết định chọn Tây Nguyên làm nơi mở màn chiến dịch vì:
– Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng đối với cả ta và địch.
– Địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng, bố phòng sơ hở.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo