2. Hai dòng sông dài nhất ở Trung Quốc là Dương tử (còn gọi là Trường Giang) (6300 km) và Hoàng Hà (5700 km); cả hai dòng sông đều cùng tuổi (sinh ra đều trong kỷ Paleogen, cách đây ba bốn chục triệu năm), cũng đều ‘vừa dịu hiền, vừa khó tính’ như nhau thôi khi ứng xử với con người.
Song vì sao người ta lại ví ‘Sông Hoàng Hà là một bà già khó tính’ và ‘Sông Dương Tử là một cô gái dịu hiền’. Hiện có nhiều ý kiến giải thích rất khác nhau.
Theo tôi biết thì việc này có liên quan nhiều đến lịch sử di cư của nền văn minh Trung Hoa Cổ đại (trước Công nguyên).
Như ta biết, nền văn minh Trung Hoa Cổ đại phát triển rực rỡ lúc đầu dọc lưu vực Sông Hoàng Hà, tức một miền núi hiểm trở ‘khó tính’. Tại đó còn lại nhiều di tích quan trọng của các công trình to lớn như Vạn lý Trường thành, thành phố cổ Tây An (thủ đô của Đế chế Nhà Tần, gần đó là lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng), di tích của Con đường Tơ lụa, Con đường Gấm vóc đi qua Cam Túc, vv…. Để xây dựng các công trình này rõ ràng người Trung hoa Cổ đã phải đương đầu với vô vàn các thử thách của thiên nhiên dòng sông (lũ lụt, bão tuyết, động đất, địa hình hiểm trở, nguồn nguyên liệu,…).
Sau này, từ những thế kỷ đầu của Công nguyên, trên con đường di cư dần về nam đến vùng đất mới , con người lại gập được vùng hạ lưu (tôi nhấn mạnh các chữ: vùng hạ lưu)
Sông Dương Tử, mà vào thời đó, là một miền bình nguyên với một thiên nhiên ‘dịu hiền’ hơn nhiều (ít hiểm trỏ, ít thiên tai, không có động đất) so với sự ‘khó tính’ của vùng sông Hoàng Hà.
Nhằm nhân cách hoá các thực tế về các nơi mà nền Văn minh Trung hoa cổ đại đã trải qua, người ta đã ví vùng Sông Hoàng Hà (đầy hiểm trở, cái nôi của nền văn minh cổ đại này) như một ‘bà già khó tính’, còn vùng hạ lưu Sông Dương Tử tức Trường Giang (bằng phẳng hơn, xanh tươi hơn với khí hậu ôn hoà hơn cùng thiên nhiên ít hiểm trở hơn, và là nơi đến sau) như một ‘cô gái dịu hiền’.