Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao Lý Công Uẩn lại chọn thành Đại La để xây dựng kinh đô của mình?

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
389
1
0
Phương Như
04/04/2019 17:54:38
Vì sao Lý Công Uẩn lại chọn thành Đại La để xây dựng kinh đô của mình?
=> Vì:
- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài (tham khảo Chiếu dời đô). 
- Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước. 
- Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Mint
04/04/2019 17:55:22

Lý Công Uẩn chọn Đại La để xây dựng kinh đô là vì: 

Đại La là nơi hội tụ hiếm có của vị trí,địa thế,phong thủy,kinh tế,giao thương và văn hóa :"Ở vào nơi trung tâm trời đất;được cái thế rồng cuộn hổ ngồi.Đã đúng ngôi nam,bắc,đông,tây lại tiện hướng nhìn sông dựa núi.Địa thế rộng mà bằng;đất đai cao mà thoáng;dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt;muôn vật phong phú tốt tươi,.... Lại là vùng đất mà Cao Vương đã từng định đô.Bởi thế Đại La xứng đáng là nơi "kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời"Sự thắng thế của Đại La so với cố đô Hoa Lư là qua rõ ràng.Việc ông không chọn Kinh Bắc-quê hương ông mà chọn Đại La thể hiện cái thế mạnh bậc nhất của nó và cũng là vì lợi ích của muôn dân,tránh được cái nhìn thiển cận,ích kỉ của người xưa.

0
0
Quỳnh Anh Đỗ
04/04/2019 19:11:46
+ Vị trí địa lí: ở trung tâm đất nước, mở ra bốn hướng nam, bắc, tây, đông; “ được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, “ lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”.
+ Về địa thế: “ Rộng mà bằng”, “ đất đai cao mà thoáng”, tránh được cảnh ngập lụt.
+ Về vị thế chính trị, văn hoá: Là đầu mối giao lưu, “ Chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương”, là mảnh đất hưng thịnh “ Muôn vật cũng rất mực phong phú tối tươi”.
– Thực tiên lịch sử gần một nghìn năm qua đã cho thấy sự tiên đoán và khẳng định của vua Lí Thái Tổ về kinh đô Thăng Long là hoàn toàn đúng đắn. Thăng Long được chọn làm kinh đô của hầu hết các triều đại từ Lí, Trần, Hậu Lê, Mạc. Chỉ có triều Tây Sơn và triều Nguyễn chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô. Suốt nhiều thế kỉ ở thời kì phát triển, hưng thịnh của đất nước Đại Việt, kinh đô Thăng Long thực sự là nơi tụ hội và tiêu biểu cho các giá trị văn hoá, vật chất và tinh thần của đất nước, là nơi “Lắng hồn núi sông” (Nguyễn Đình Thi), cũng là một đô thị sầm uất, đứng hàng đầu trong các đô thị nước ta thời phong kiến: “ Thứ nhất Kinh kì, thứ nhì phố Hiến”. Con người “ Chẳng thơm cũng thể hoa nhài – Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” ( ca dao). Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hà Nội được chọn làm Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Tiếp đó là Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×