Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao ngôn ngữ mạng có thể làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt? Văn bản đề cập đến những tác hại nào của mạng xã hội Facebook?

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.535
2
1
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
09/12/2017 12:07:57
Chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển cả về công nghệ lẫn các hình thức kinh tế khác. Chưa bao giờ cuộc sống lại có nhiều thay đổi như hiện nay, mọi nền tảng dường như bị lay động trước sự chuyển mình của nền kinh tế, xã hội.
Trước nhịp sống nhanh của kinh tế thị trường, các bậc cha mẹ không còn nhiều thời gian dành cho con cái, thế nên, họ quyết định bù đắp sự thiếu hụt tình cảm bằng cách thỏa mãn cho trẻ nhu cầu vật chất mà chúng đòi hỏi.
Những chiếc điện thoại thông minh được trang bị cho trẻ với mục đích học tập lại được dùng để truy cập mạng xã hội… hay đốt thời gian vào những trò chơi điện tử, đấy là chưa kể nhiều người còn dùng nó như phương tiện để truy cập các trang mạng với nội dung xấu.
Cùng với các phương tiện hiện đại, người trẻ tự phát triển một loạt ngôn ngữ “tuổi teen” dành riêng cho mình. Kéo theo đó là hệ thống ngôn ngữ, từ chữ viết đến tiếng nói đều được thay đổi sao cho phù hợp.
Với ngôn ngữ này, câu cú hay ngữ pháp tiếng Việt với họ không còn quan trọng nữa. Có những bài văn được viết lên, chúng ta không thể tưởng tượng nó là của học sinh cấp hai hay một sinh viên đại học.
Ngôn ngữ tuổi trẻ khiến người khác cảm thấy lạc lõng trong thế giới của họ.
Một số bạn trẻ hôm nay không còn giữ những chuẩn mực cả về ngôn từ lẫn lối sống. Họ không những làm biến dạng ngôn ngữ mà còn làm mất đi nét đẹp văn hóa truyền thống và cách ứng xử.
Với họ, dường như đã xa rồi cái thời của sự chuẩn mực trong giao tiếp “đi hỏi, về chào”, “gọi dạ, bảo vâng”. Người trẻ tự đặt ra cho mình những quy ước đạo đức mới, không cần phải quá rườm rà như xưa, đơn giản “mọi thứ chỉ là tương đối”.
Vì thế, chỉ cần mọi thứ đều được phép thì họ sẽ làm mà không cần suy nghĩ quá nhiều. Dần dà, lối sống vội, sống gấp đã khiến người ta bỏ qua nét văn hóa, lịch thiệp cần thiết để thay cho sự suồng sã, vô tâm.
Phải chăng đó là cách thức mà người trẻ thể hiện khát vọng tự do hay chỉ là ước muốn có một cuộc sống dễ dãi, ngại hy sinh và kiếm tìm sự đơn giản?
Ngôn ngữ mới giúp các bạn giảm thời gian nhấn bàn phím nhưng lại phá hủy văn phạm tiếng Việt, lối sống cởi mở giúp chúng ta dễ giao tiếp nhưng lại lãng quên đi những truyền thống tốt đẹp.
Sự dễ dãi của ngôn từ và cách sống ấy sẽ đưa con người đến với lối sống vô kỷ luật, phá bỏ những rào cản của luật lệ, nội quy và chuẩn mực đạo đức.
Dẫu ở thời nào thì việc “học ăn, học nói, học gói, học mở” vẫn là bài học vỡ lòng và đều cần thiết cho mọi người. Dù ở môi trường nào thì nét đẹp nhân văn trong lời nói và cách hành xử ấy vẫn cần được lưu giữ.
Tôi nghĩ, những quy tắc hành xử của đạo đức truyền thống không lỗi thời mà chỉ là cách thức thể hiện của nó bị lạc điệu, khiến người trẻ cho nó là không cần thiết nữa.
Có thể, những chuẩn mực đạo đức và luân lý không còn được trân trọng nhưng các bạn trẻ nên nhớ, chính những điều ấy lại giúp xã hội được phồn thịnh và lương tâm con người được bình an hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
09/12/2017 19:22:25

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, Tiếng Việt, trong vai trò ngôn ngữ văn hóa dân tộc đã có những thay đổi nhanh chóng xét trên nhiều phương diện. Một trong những thay đổi dễ nhận thấy nhất và luôn dành được sự quan tâm của xã hội, đó là ngôn ngữ của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Vấn đề càng trở nên “nóng” hơn khi gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, những ý kiến trái chiều về vấn đề này được đưa ra bàn luận sôi nổi. Có nhiều ý kiến bênh vực cho xu thế phát triển tự nhiên của ngôn ngữ của giới trẻ, nhưng đa phần đều cho rằng sự phát triển đó là “lệch lạc”, “đáng báo động”, thậm chí “không thể chấp nhận được” [3] Vậy thực chất của vấn đề là gì; Nó nghiêm trọng đến mức nào; và cần nhìn nhận ra sao? đang là những câu hỏi thu hút được sự quan tâm của xã hội, của các nhà nghiên cứu. Trong khuôn khổ, phạm vi của một bài báo, chúng tôi không có tham vọng trình bày đầy đủ diện mạo của vấn đề mà chỉ trình bày tóm lược một số nét chính, cũng như những nhận xét có tính chủ quan của cá nhân về vấn đề này.

Sự phát triển của khoa học công nghệ đã mang đến cho con người nhiều điều kiện hơn để thay đổi chính cuộc sống của mình. Ở Việt Nam, trong vòng 10 năm trở lại đây những tiến bộ, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin, truyền thông đã làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược. Giới trẻ luôn là đối tượng có sự bắt nhịp nhanh nhất với những thay đổi này. Cùng với tâm lý lứa tuổi, giới trẻ đã tạo cho mình những thay đổi. Những thay đổi lớn đến mức người ta dễ dàng nhận ra và đặt cho một cái tên riêng: thế hệ “8X”, “9X”, “những công dân @” hay “tuổi teen”. Trong phạm vi này, chúng tôi dùng khái niệm giới trẻ để cùng nói về những cách gọi tên ở trên. Ở đây chúng tôi cũng chia hai phạm vi để trình bày thực trạng ngôn ngữ của giới trẻ. Đó là ngôn ngữ của giới trẻ trong đời sống thực (thế giới thực) và ngôn ngữ của giới trẻ trong đời sống ảo(thế giới ảo).

Việc hình thành các mạng xã hội đã tạo điều kiện cho các bạn trẻ được thỏa sức xây dựng một thế giới ảo và một cuộc sống ảo cho riêng mình. Trong thế giới đó nhiều chuẩn mực, lễ nghi trong giao tiếp ngoài đời đã không còn và vì thế những phong cách và cá tính “chính hiệu” đã ra đời. Lướt qua một vài “chat room” ta bắt gặp những cách trình bày, biểu cảm khác lạ của ngôn từ. Về cơ bản, chúng tôi tổng hợp được những xu thế ngôn ngữ “chat” của giới trẻ như sau:

Xu hướng đơn giản hóa. Đây là khuynh hướng phổ biến nhất. Chỉ cần lướt qua những “chat room”(phòng chat), forum (diễn đàn) chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những kiểu diễn đạt như: wá, wyển ( quá, quyển); wen(quen); wên (quên); iu (yêu); lun (luôn); bùn (buồn); bitk? (biết không?); bít rùi (biết rồi); mí (mấy); dc (được); ko,k (không); u (bạn, mày), ni (nay), en(em), m (mày), ex (người yêu cũ), t (tao), hem (không), Bít chít lìn (biết chết liền) v.v.

Việc việc đơn giản hóa không phải không có nguyên nhân chủ quan khách quan của nó. Đây cũng không phải xu hướng phát triển mới lạ bây giờ mới xuất hiện mà đó là một thực tế, một quy luật có tính phổ biến trong sự phát triển của ngôn ngữ- quy luật tiết kiệm. Đó là quy luật không ai có thể phá vỡ nổi, không có đạo luật nghiêm khắc nào có thể ngăn chặn, can thiệp được, dù ghét nó người ta cũng vẫn phải nhượng bộ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế đó là trong chính tả của Tiếng Việt vẫn còn tồn tại sự bất hợp lý khi sử dụng nhiều ký hiệu để biểu thị cùng một âm vị: K,Q, C cùng để biểu thị âm vị / K/; hay Z, d, gi cùng để biểu thị âm /z/.v.v. Ngoài ra, khuynh hướng này còn bắt nguồn từ việc viết tắt, đây cũng là một trong những cách thức thường gặp khi giao tiếp bằng văn bản và điều này đã được giới trẻ vận dụng “triệt để” trong thế giới ảo của mình: “đi” thành “dj”; “không” thành “0”, “ko”, “k”, “kh”, “kg”, ...; “bây giờ” thành “bi h”; “biết rồi” thành “bit rui”; Chữ “qu” thành “w”; Chữ ““gì” thành “j”; Chữ “ơ” thành “u”; Chữ “ô” thành “u”; Chữ “ă” thành “e”; Chữ “ng” ở cuối thì chỉ còn chữ “g”; M = E = em. N = A = anh hay Chèn tiếng Anh vào như: if = nếu, U = you = bạn, : g9 (Good night – chúc buổi tối vui vẻ), 2 (hi- chào).v.v

Xu hướng phức tạp hóa. Xu hướng này tuy không phát triển mạnh mẽ như xu hướng thứ nhất nhưng nó vẫn tồn tại như một cách để thể hiện sự khác biệt “sành điệu”của giới trẻ: dzui (vui), thoai (thôi), dzìa(về), roài(rồi), khoai(khó) ><in (xin), lÔ0~i(lỗi), em4jl (email).v.v. Trong xu hướng phức tạp hóa một trong những nét đặc trưng cần phải nhấn mạnh đó là cách thể hiện, trình bày nội dung văn bản. Với mong muốn được thể hiện, khẳng định bản thân (do tâm lý lứa tuổi) xu hướng này vì thế, càng được phát huy mạnh mẽ. Sự phức tạp trước hết được thể hiện thông qua hàng loạt các biểu đạt tình cảm đi kèm :( buồn; :(( , T _ T khóc; :) cười; :))))) rất buồn cười; =.= mệt mỏi; >!< cau có; :x yêu; :* hôn, ^^, vui v.v. Sự phức tạp còn được thể hiện trong cách trình bày cầu kỳ: “ThiẾu zẮng a e hUmz thỂ shỐng thÊm 1 fÚt jÂy nÀo nỮa” (Thiếu vắng anh, em không thể sống thêm một phút giây nào nữa). Xu hướng này còn phát triển đến mức ngay cả những người “trong cuộc” nhiều khi cũng không thể hiểu hết được những nội dung do những sáng tạo mang nặng tính cá nhân nhu vậy. Dương Đăng Trúc tác giả phần mềm v2V (phần mềm dịch ngôn ngữ “chat”) đã phải liên tục cập nhật phần mềm nhưng chính tác giả cũng thừa nhận không thể theo kịp xu hướng phát triển của loại ngôn ngữ này. Dưới đây là một đoạn trích từ yahoo [4] được phần mềm v2V dịch lại:

Trên đây chúng ta đã phần nào khảo sát hoạt động giao tiếp của giới trẻ, trong môi trường mà chúng ta tạm gọi là thế giới ảo. Vậy những gì đang diễn ra trong thế giới ảo đó có ảnh hưởng đến đời sống thực tại của giới trẻ hay không? Nếu có, nó đã ảnh hưởng đến mức độ nào? Trong phạm vi này, chúng tôi chưa có điều kiện để trả lời đầy đủ, chính xác những câu hỏi trên chỉ xin trích dẫn một số những biểu hiện cụ thể. Qua đó giúp chúng ta thấy được phần nào diện mạo của vấn đề.

Nổi lên như một cách giao tiếp thời thượng được đông đảo bạn trẻ cổ xúy mà chúng ta có thể bắt gặp hằng ngày từ nhà ra ngõ, từ công sở đến trường học: ''Đi gì mà đầu lâu thế?'' - ''Ừ, tại đường Hà Đông quá!''; ''Bắc Cạn đi, các ông ơi!''; ''Cả lớp ơi, Lệ Quyên vào đi chơi thôi!''; ''Em cà-rốt quá chị ạ, biết tay ấy Lê Văn Sỹ thế thì em phải việc gì phải mở nhiều bia cho hắn Lục Tốn!''; ''Trần Tiến lên đi, không có anh hùng Núp đâu!'' ''Này, hết bao nhiêu đấy, để còn Campuchia?''; ''Từ đây đến đấy còn Natasa không mày?''; ''Thôi, tôi Lương Văn Can ông, đừng đến đấy!''; ''Hôm nay trông hơi nhà vệ sinh đấy!''; ''Lát nữa có đê tiện đi siêu thị, nhớ mua hộ chai nước mắm nhé!''. “Bố mua đồ chơi hoành tá tràng (hoành tráng) quá!” ; “Bạn A. trình còi, đạp xe đạp không bằng con đâu mẹ ạ!”.v.v.

Thậm chí những sáng tạo này, còn được các phương tiện truyền thông “tiếp sức” khi sáng tạo ra những kết hợp kiểu biến danh từ thành tính từ chưa có trong từ điển: ''một cảm giác rất yomost'', ''một phong cách thật xì-tin''. Bên cạnh đó những cách diễn đạt đã ăn sâu đến mức là câu “cửa miệng” của không nhỏ bộ phận giới trẻ: từ “vãi” +… kiểu như: mệt vãi chưởng, buồn ngủ vãi, xinh vãi.v.v.

Chữ viết vốn là một công cụ để ghi lại ngôn ngữ, vì thế những biểu hiện lệch lạc trong ngôn ngữ nói lâu dần sẽ được phản ánh trong ngôn ngữ viết. Với những thực tế như trên hẳn sẽ không còn là điều ngạc nhiên khi mới đây một học sinh lớp 10 trong lá đơn xin nghỉ học của mình đã trình bày “rất thật” những lỗi chính tả khiến nhiều người cho là “ngoài sức tưởng tượng’.

Theo Thầy Nguyễn Mạnh Hiếu, giảng viên khoa ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết trong số gần 1.000 bài thi mà thầy đã chấm (Kỳ thi tuyển sinh đại học 2006) có hơn 2/3 bài làm chữ viết tệ hơn cả HS tiểu học, phần đông sai chính tả đến không thể chấp nhận. Tình trạng thí sinh viết văn như nói, viết mà chẳng biết viết gì vẫn diễn ra phổ biến. Trong lần chấm chung (cả tổ) môn văn, một giảng viên phải vất vả lắm mới đọc được nội dung, nhưng tìm mỏi mắt vẫn không thấy một dấu câu nào trong bài làm dài bốn trang của một TS dự thi khối D [6]. Đến đây, chắc chắn chúng ta không còn khó tưởng tượng bởi điều đó xuất phát từ một thực tế có căn nguyên rõ ràng và hệ lụy như trên là không thể tránh khỏi.

Trên đây chúng tôi trình bày tóm lược những biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ của giới trẻ ở cả hai môi trường thực - ảo. Những kết quả khảo sát đã phần nào cho thấy thực trạng ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay. Bên cạnh những nét độc đáo, những sáng tạo đáng ghi nhận vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần có sự can thiệp, chấn chỉnh kịp thời để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

Như trên, chúng tôi đã chỉ ra những nguyên nhân của vấn đề khi nói về thực trạng của nó. Trong số đó, chúng ta thấy không chỉ tồn tại những nguyên nhân chủ quan mà còn chứa đựng những nguyên nhân khách quan; thậm chí có những nguyên nhân thuộc về lịch sử phát triển của hệ thống chính tả của tiếng Việt. Vì vậy, khi đưa ra bất kỳ điều chỉnh nào cần phải tính đến xu thế phát triển của ngôn ngữ. Chúng ta cần ghi nhận những sáng tạo làm giàu, lành mạnh hóa tiếng Việt nhưng cũng cần có định hướng, biện pháp để đẩy lùi những “sáng tạo” bất hợp lý từ đó làm lành mạnh hóa hệ thống chỉnh tả, khắc phục những bất hợp lý của hệ thống chữ viết ghi âm, làm trong sáng và chuẩn hóa tiếng Việt. Ngôn ngữ vốn là một hiện tượng xã hội vì vậy những điều chỉnh dù nhỏ nhất cũng cần có sự tham gia của xã hội cộng đồng. Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần giảm thiểu những bất hợp lý trong ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay:

Các bạn trẻ cần tích cực tham gia trao đổi trong những môi trường tích cực như trường, lớp, đoàn hội. Trau dồi vốn hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc. Tiếp thu những yếu tố mới trên cơ sở có xem xét chọn lọc không cổ xúy, chạy theo những xu hướng mà ngay chính bản thân cũng chưa hiểu chưa rõ.

Các diễn đàn (forum) cần xây dựng nội quy, quy chế rõ ràng, có cơ chế quản lý phù hợp. Hướng diễn đàn đến những nội dung giao tiếp lành mạnh. Cần xây dựng những hạt nhân tiêu biểu nhằm thu hút thành viên của diễn đàn học hỏi, noi theo những chuẩn mực mà những thành viên tiêu biểu tạo ra.

Gia đình cần sự quan tâm chia sẻ từ các bậc phụ huynh. Nên xem con em mình như những “người bạn” để hiểu được tâm tư nguyện vọng của giới trẻ hiện nay, và đưa ra những lời khuyên một cách thiết thực nhất. Giúp các em có nhiều cơ hội được tiếp xúc giao lưu học hỏi, cũng như trạng bị những hiểu biết văn hóa, ứng xử ngay từ chính những hoạt động, sinh hoạt trong gia đình.

Thầy cô - những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn trẻ, những người định hướng, giúp các em hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình cần phải là những tấm gương về sử dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ. Thường xuyên thiết lập các kênh đối thoại để từ đó khích lệ, nhắc nhở hay chấn chỉnh hoạt động ngôn ngôn ngữ của học sinh.

Nhà trường cần định hướng cho các em những giá trị tốt đẹp của tiếng Việt từ đó nâng cáo ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tạo thêm nhiều cơ hội, cũng như khích lệ tinh thần học hỏi nói và làm theo lời hay ý đẹp. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp để chấn chỉnh những em đi ngược lại xu thế đó.

Cơ quan chủ quản cần xây dựng một chương trình học tiếng Việt phù hợp trên tinh thần giảm tải những kiến thức về ngôn ngữ học tiếng Việt, coi trọng kỹ năng giao tiếp(bao gồm cả nói và viết tiếng Việt; yếu tố thẩm mĩ, văn hóa trong giao tiếp tiếng Việt…).

Các cơ quan thông tin truyền thông cần xây dựng cách nói, viết chuẩn mực góp phần định hướng xã hội. Cần có thái độ cầu thị kiên quyết chống lại những cách diễn đạt lệch chuẩn, những xu hướng không phù hợp làm mất đi sự trong sáng và chuẩn hóa của tiếng Việt. Từ đó, giúp giới trẻ có được định hướng đúng đắn.

Nhìn lại chặng đường phát triển của Tiếng Việt từ thủa dựng nước, giữ nước đến nay, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, với không ít mưu đồ đồng hóa nhưng Tiếng Việt không những không bị đồng hóa mà còn phát triển ngày càng hoàn thiện đảm đương tốt vài trò là ngôn ngữ văn hóa dân tộc, chúng ta thấy được sức sống mạnh mẽ của một ngôn ngữ đã là niềm tự hào của biết bao thế hệ - ngôn ngữ ấy không dễ dàng để mất đi bản sắc của mình. Bởi thực tế ngôn ngữ có quy luật phát triển của riêng nó. Việc tiếp thu những cái mới và xóa bỏ, loại trừ những yếu tố không phù hợp luôn là hai phép cộng và trừ gắn liên với quy luật phát triển của mỗi ngôn ngữ. Một cá nhân không thể thay đổi được ngôn ngữ nhưng cộng đồng, xã hội đó có thể định hướng cho ngôn ngữ đó phát triển như thế nào. Điều đó, không nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người. Một quốc gia có chính sách ngôn ngữ tốt sẽ giúp cho ngôn ngữ của quốc gia đó lớn mạnh[28:2] và vì vậy, khi nói đến ngôn ngữ của một “tầng” “lớp” nào đó trong xã hội, nó sẽ không nằm ngoài xu hướng chung của ngôn ngữ xã hội đó. Vì thế, cần có một lỗ lực chung của cả cộng đồng ngôn ngữ không riêng gì nhà trường, gia đình, hay bản thân thế hệ trẻ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×