Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

27/10/2017 20:51:44

Viết 1 đoạn văn tổng phân hợp (5 dòng) làm rõ vẻ đẹp của Thúy Kiều trong 2 dòng thơ miêu tả vẻ đẹp Thúy Kiều. Có sử dụng phép lặp, câu ghép, cặp quan hệ từ Vì... nên...

- viết 1 đoạn văn tổng phân hợp (5 dòng) làm rõ vẻ đẹp của kiều trong 2 dòng thơ miêu tả vẻ đẹp thúy kiều . Có sử dụng phép lặp, câu ghép, cặp quan hệ từ :"Vì...nên..."
- có những yếu tố nghệ thuật đặc sắc: điệp từ,từ láy, câu hỏi tui từ, ẩn dụ. Viết 1 đoạn văn (5-7 dòng) nêu giá trị của 1 trong những yếu tố nghệ thuật ấy
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.849
3
8
Trà Đặng
27/10/2017 21:32:28
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hai nét vẽ lướt nhẹ trên giấy, thông thoáng bởi gam màu xanh mát mà lung linh, rất ấn tượng, khơi gợi nhiều liên tưởng. "Làn thu thủy: làn nước mùa thu, chỉ mắt đẹp, trong như nước mùa thu. Nét xuân sơn: nét núi mùa xuân, chỉ lông mày đẹp, tươi non như núi mùa xuân".. Sách Văn 9 tập 1, Nxb Giáo dục, 1989 đã giảng như vậy, e không sát nội dung thơ, không đúng ý tưởng thẩm mỹ của tác giả. Với Thúy Vân, Nguyễn Du đã tả chi tiết tỉ mỉ rồi, nào khuôn mặt, nụ cười, nào mái tóc, nước da ... Với Kiều, ngòi bút thiên tài ấy không thể lặp lại một cách vụng về như thế. Nét bút ông khoáng đạt bằng những mảnh lớn, bằng linh giác, bằng sự xuất thần của tâm hồn nghệ sĩ, chứ không vờn vẽ thật thà như một người thợ tầm thường. Vả chăng, nếu bảo rằng lông mày Thúy Kiều "đẹp, tươi non như núi mùa xuân" thì khuôn mặt, dáng hình nàng thế nào, một người ... khổng lồ ư? Rõ ràng, Nguyễn Du dùng hình ảnh "làn thu thủy, nét xuân sơn" để ẩn dụ, để cảm nhận vẻ đẹp tổng thể, từ dung nhan đến tâm hồn nàng Kiều đang ở độ trong eo, không chú gợn, đang dào dạt sức sống mùa xuân. Ngắm lại Thúy Vân, ta thấy dung nhan nàng được so sánh với trăng, hoa, ngọc mây tuyết ... những hình ảnh nhỏ nhẹ. Còn Thúy Kiều, nàng là nước non, là năm tháng sâu thẳm, rộng dài của không gian, thời gian, chẳng dễ gì đo đếm. Cái sắc ấy, lại có thêm cái tài, "so bề tài sắc lại là phần hơn", nên nó cao quá, nổi trội quá, vượt xa cô em gái đã đành, vượt lên tất cả. Do đó mà:

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Câu thơ đọc lên thấy gờn gợn. Chữ "ghen", chữ "hờn" đâu chỉ là cách nói nhân hóa, miêu tả thái độ ghen ghét, tức giận, dỗi hờn của cây lá. Mượn cây lá thiên nhiên, nhà thơ suy ngẫm về cuộc sống, về con người. Oong như đã linh cảm một tương lai không yên ổn của Thúy Kiều "một vừa hai phải ai ơi. Tài tình chi lắm cho trời đất ghen" ca dao. Cha ông ta thường bảo nhau thế. Và các cụ xem đó là một quy luật, một định mệnh khắc nghiệt. Nghiền ngẫm sâu hơn, chúng ta hiểu cái quy luật, định mệnh ấy bắt nguồn từ một triết lý của Đạo Khổng. Cụ Khổng Tử cho rằng: Con người chúng ta là sự tương giao, tương hợp của khí âm – dương, là một "tiểu vũ trụ" trong cái "đại vũ trụ" thiên nhiên, trời đất. Nếu ai hòa hợp được với thiên nhiên và vũ trụ, thì sống an nhàn, thanh thản. Nếu ai chưa đạt tới, hoặc vượt qua, vượt xa thì than ôi, số phận không tránh khỏi gian truân, vất vả. Phải chăng, trước sắc ấy, tài ấy của hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều, Nguyễn Du, một học trò xuất sắc của Đạo Khổng đã phần nào cảm nhận, dự báo số phận ngày mai của hai người theo triết lý ấy? Còn chúng ta ngày nay, nên hiểu thế nào, nên suy nghĩ, ứng xử thế nào về sắc, về tài, về dung nhan, phẩm hạnh của ta, của mọi người ... xin để mỗi người định liệu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
7
Noo Phước Thịnh
27/10/2017 22:38:20

Một tiêu chuẩn quan trọng về cái đẹp của cha ông ta xưa là sự hài hòa, cân đối, sự chừng mực, nhẹ nhàng ... Vẽ tranh, các cụ chỉ chấm phá vài nét. Tả cảnh, tả người cũng chỉ dăm ba câu, một hai hình ảnh. Vì thế, miêu tả hai trang tuyệt sắc giai nhân là chị em Thúy Kiều, thi hào Nguyễn Du dùng đúng 12 câu thơ, phân chia ba nhịp rõ ràng, nét bút đậm nhạt chính xác:

Đầu lòng hai ả tố nga
Lời giới thiệu đấy! Người chưa ra, vẻ đẹp đã lồ lộ. chưa biết tên chưa rõ ai là chị, chỉ thấy "hai ả tố nga". Chữ Hán "tố" là đẹp (tranh tố nữ, tranh vẽ cô gái đẹp). "Nga" là Hằng Nga, mặt trăng. Ngòi bút ẩn dụ thật tự nhiên. Thúy Kiều, Thúy Vân nhẹ nhàng hiện ra như hai vầng trăng sáng, mát dịu.

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân Mai cốt cách tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Hai nàng Kiều bước ra, ngay trước mắt chúng ta, với dáng hình thanh tú như hai cành mai, tâm hồn, phẩm hạnh trong trắng như băng như tuyết. Thật ra, đấy là những ước lệ của văn chương cổ. Cụ Nguyễn Du viết theo phép tắc có sẵn, nhưng không sao chép hững hờ mà gửi vào câu chữ biết bao tình cảm mến yêu, trân trọng. Lời khen chia đều cho hai người, nét bút lại muốn đậm nhạt "mỗi người một vẻ". Vì thế, liền sau đó, thi sĩ tập trung rọi sáng từng người.

Trước hết là cô em, Thúy Vân. Sao không vẽ chị trước mà lại vẽ em trước? Chắc không phải thi sĩ vô tình. Nhưng xin hãy gác lại băn khoăn ấy. Vì Vân đã tới gần rồi. Nàng tới bằng những nét hình rất cụ thể. Bốn dòng thơ đủ vẽ một sắc đẹp tươi tắn, trẻ trung, đúng một cô gái đang độ trăng tròn.

Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
"Khuôn trăng đầy đặn" nghĩa rõ ràng rồi. Khuôn mặt Thúy Vân phúc hậu sáng đẹp như trăng rằm. Ai cũng hiểu như thế, sự thật cũng là như thế. Còn câu "nét ngài nở nang", hiểu rằng Nguyễn Du tả lông mày, lông mi nàng Vân như sách vở từng giảng liệu đã ổn chưa? Thành ngữ "mày ngài mắt phượng" thường dùng tả những trang nam tử, những đấng anh hùng, chứ mấy ai dùng để tả những cô gái trẻ trung! Nhà thơ Vương Trọng, người gốc xứ Nghệ cho rằng, ở câu ấy, cụ Tiên Điền mượn cách nói quê hương dể tả dáng người Thúy Vân. "Tốt con ngài hơn dài quần áo", nhân dân Nghệ Tĩnh thường nói vậy. Từ "con người" nói trệch thành "con ngài". Và anh đề nghị hiểu câu "nét ngài nở nang" của Nguyễn Du là: nét người, dáng người Thúy Vân khỏe mạnh, đầy đặn, nở nang.. Còn những nét đẹp gì nữa?

Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Phép ẩn dụ, kết hợp nhân hóa được sử dụng thật đắc. Câu chữ tiết kiệm tối đa mà dựng được một chân dung khá nhiều chi tiết. Có nét hình, có màu sắc, có cả âm thanh, tiếng cười, giọng nói. Sắc đẹp của Thúy Vân sánh ngang những nét kiều diễm, sáng trong của hoa lá, ngọc vàng, mây tuyết, ... toàn những báu vật tinh khôi trong trẻo của đất trời. Chỉ thoáng nhìn hình dáng, thoáng nghe Vân chuyện trò, chúng ta đã cảm nhận tất cả sự dịu dàng, đoan trang, thanh thản của một tâm hồn và ta cũng dễ dàng dự cảm một tương lai mai hậu êm ả, bằng phẳng của cuộc đời. Những từ "mây mưa", "tuyết nhường" nghe mát dịu lòng thơ, mát dịu cả lòng người. Vẻ đẹp tính tình tương lai cuộc sống của Thúy Vân như vậy, trọn vẹn hài hòa trong bốn câu thơ. Còn cô chị, Thúy Kiều ra sao?

Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn
Đến đây ta mới rõ, tại sao Nguyễn Du tả Vân trước. Thì ra thi sĩ dùng phép đòn bẩy. Tả kĩ, tả đẹp, khiến bức chân dung thành hoàn thiện, như tuyệt hảo rồi, vượt lên trên tất cả, ngỡ đoạt giải vô địch 'hoa hậu" rồi. Từ đó, nhấn mấy chứ "Kiều càng ... so bề ... phần hơn ...", Ngôn ngữ có hồn, lóe những con mắt sáng, thốt ra những tiếng reo trầm trồ thích thú. Thế là Thúy Vân thành điểm tựa, để chân dung Thúy Kiều bật lên, vượt lên, trội hẳn. Do đó, nhà thơ không tả chi tiết nữa chuyển sang chấm phá, theo kiểu "điểm nhãn", cốt hương vào bên trong cái hồn của tác phẩm.

Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hai nét vẽ lướt nhẹ trên giấy, thông thoáng bởi gam màu xanh mát mà lung linh, rất ấn tượng, khơi gợi nhiều liên tưởng. "Làn thu thủy: làn nước mùa thu, chỉ mắt đẹp, trong như nước mùa thu. Nét xuân sơn: nét núi mùa xuân, chỉ lông mày đẹp, tươi non như núi mùa xuân".. Sách Văn 9 tập 1, Nxb Giáo dục, 1989 đã giảng như vậy, e không sát nội dung thơ, không đúng ý tưởng thẩm mỹ của tác giả. Với Thúy Vân, Nguyễn Du đã tả chi tiết tỉ mỉ rồi, nào khuôn mặt, nụ cười, nào mái tóc, nước da ... Với Kiều, ngòi bút thiên tài ấy không thể lặp lại một cách vụng về như thế. Nét bút ông khoáng đạt bằng những mảnh lớn, bằng linh giác, bằng sự xuất thần của tâm hồn nghệ sĩ, chứ không vờn vẽ thật thà như một người thợ tầm thường. Vả chăng, nếu bảo rằng lông mày Thúy Kiều "đẹp, tươi non như núi mùa xuân" thì khuôn mặt, dáng hình nàng thế nào, một người ... khổng lồ ư? Rõ ràng, Nguyễn Du dùng hình ảnh "làn thu thủy, nét xuân sơn" để ẩn dụ, để cảm nhận vẻ đẹp tổng thể, từ dung nhan đến tâm hồn nàng Kiều đang ở độ trong eo, không chú gợn, đang dào dạt sức sống mùa xuân. Ngắm lại Thúy Vân, ta thấy dung nhan nàng được so sánh với trăng, hoa, ngọc mây tuyết ... những hình ảnh nhỏ nhẹ. Còn Thúy Kiều, nàng là nước non, là năm tháng sâu thẳm, rộng dài của không gian, thời gian, chẳng dễ gì đo đếm. Cái sắc ấy, lại có thêm cái tài, "so bề tài sắc lại là phần hơn", nên nó cao quá, nổi trội quá, vượt xa cô em gái đã đành, vượt lên tất cả. Do đó mà:

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Câu thơ đọc lên thấy gờn gợn. Chữ "ghen", chữ "hờn" đâu chỉ là cách nói nhân hóa, miêu tả thái độ ghen ghét, tức giận, dỗi hờn của cây lá. Mượn cây lá thiên nhiên, nhà thơ suy ngẫm về cuộc sống, về con người. Oong như đã linh cảm một tương lai không yên ổn của Thúy Kiều "một vừa hai phải ai ơi. Tài tình chi lắm cho trời đất ghen" ca dao. Cha ông ta thường bảo nhau thế. Và các cụ xem đó là một quy luật, một định mệnh khắc nghiệt. Nghiền ngẫm sâu hơn, chúng ta hiểu cái quy luật, định mệnh ấy bắt nguồn từ một triết lý của Đạo Khổng. Cụ Khổng Tử cho rằng: Con người chúng ta là sự tương giao, tương hợp của khí âm – dương, là một "tiểu vũ trụ" trong cái "đại vũ trụ" thiên nhiên, trời đất. Nếu ai hòa hợp được với thiên nhiên và vũ trụ, thì sống an nhàn, thanh thản. Nếu ai chưa đạt tới, hoặc vượt qua, vượt xa thì than ôi, số phận không tránh khỏi gian truân, vất vả. Phải chăng, trước sắc ấy, tài ấy của hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều, Nguyễn Du, một học trò xuất sắc của Đạo Khổng đã phần nào cảm nhận, dự báo số phận ngày mai của hai người theo triết lý ấy? Còn chúng ta ngày nay, nên hiểu thế nào, nên suy nghĩ, ứng xử thế nào về sắc, về tài, về dung nhan, phẩm hạnh của ta, của mọi người ... xin để mỗi người định liệu.

Tóm lại chỉ đọc 12 dòng thơ trong Truyện Kiều, chúng ta đủ thấy tài năng sáng tạo của thi hào dân tộc Nguyễn Du. Ngòi bút của vụ linh hoạt vô cùng, khi tả chi tiết, khi chỉ lướt qua, lúc vẽ người, lúc so sánh ẩn dụ ... kết hợp tính ước lệ của sách vở và cách nói dân gian, vừa làm văn chương, vừa gửi gắm tâm tư tình cảm. Tất cả, bắt nguồn từ một tấm lòng nhân đạo, một quan điểm thẩm mĩ, một triết lý vì con người lo lắng cho con người.

1
1
NoName.123997
10/12/2017 07:42:42
Viết đoạn văn theo mô hình tổng phân hợp để nhận xét vẻ đẹp của thúy vân

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×