LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nghị luận bàn về việc hiến máu nhân đạo

5 trả lời
Hỏi chi tiết
15.366
22
11
Trịnh Quang Đức
21/01/2018 09:45:29
Dàn bài chi tiết
a.Mở bài
  • Một phong trào hiến máu và kêu gọi hiến máu nhân đạo đang diễn ra rất sôi nổi trên khắp nước ta, đặc biệt là ở các cơ quan, trường học.
b. Thân bài
  • Giải thích
    • Hiến máu là hành động cho đi những giọt máu trong cơ thể chúng ta một cách tự nguyện nhằm giúp đỡ những người cần đến nó.
    • Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp.
  • Bàn luận
    • Vì sao cần tổ chức hiến máu?
      • Máu là thứ sản phẩm kì diệu của con người. Các nhà dược học đã có thể sản xuất ra bao nhiêu thứ thuốc, chưa nơi nào có thể sản xuất được thứ thay thế máu của con người.
      • Thế giới càng phát triển, tai nạn gây ra đổ máu cho con người càng nhiều. Mà thực tế, lượng máu trong các bệnh viện, ngân hàng không đủ đáp ứng.
      • Nhu cầu có máu là một nhu cầu khẩn trương, cấp bách, việc sống chết có thể xảy ra trong vòng đôi ba giờ, thậm chí trong vòng đôi ba mươi phút.
    • Vì sao nên tham gia việc hiến máu nhân đạo?
      • Cứu sống con người từ xưa đến nay là đạo lí lớn nhất của con người. Hiến máu góp phần đem lại sự sống, niềm vui và hạnh phúc cho mọi nguời. Đây là việc làm cần thiết vì cộng đồng.
      • Hiến máu thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm, sẻ chia… của con người với con người trong cuộc sống; là nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống đạo đức, lẽ sống của ông cha.
      • Mặc dù phong trào hiến máu đang phát triển rất sâu rộng, nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu của cuộc sống.
      • Ai dám tin trong đời chính mình không có lúc bị tai nạn, cần đến máu? Hiến máu cho người khác, đó cũng là dành máu cho mình, hoặc cho một người thân nào đó của mình.
      • Đây là một việc tốt đã có nhiều người làm.
    • Mở rộng, phản đề
      • Hiến máu là một việc làm bình thường, một người sau ba, bốn tháng có thể hiến một hay vài trăm phân khối máu, không hại gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho người hiến máu và chất lượng máu hiến tốt cho người bệnh, người hiến máu cũng cần đảm bảo những tiêu chí nhất định về sức khỏe.
      • Phê phán những người sống vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại…
  • Bài học nhận thức và hành động
    • Nhận thức: Hiến máu cứu người là nghĩa cử cao đẹp.
    • Hành động: Mỗi chúng ta cần sống chan hòa, biết yêu thương chia sẻ với những cảnh ngộ đáng thương trong cuộc đời. Tích cực hưởng ứng phong trào hiến máu bằng việc trực tiếp hiến máu hoặc tuyên truyền vận động bạn bè, người thân đến hiến máu…
c. Kết bài
  • Hiến máu cứu người là một trong những biểu hiện của truyền thống yêu thương, nhân nghĩa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Mỗi chúng ta, hãy nhận thức đúng đắn về hiện tượng này để sống có ích cho đời, cho gia đình và cho chính bản thân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
26
3
Bạch Ca
21/01/2018 09:45:44

Dàn ý́:

1. Dẫn dắt và giới thiệu: Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại. Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp, một hành động tương thân tương ái "lá lành đùm lá rách", thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương con người, lòng nhân ái bao dung, biết sẻ chia những khó khăn giữa người với người trong cuộc sống.. Đó có lẽ không còn là một hành động xa lại đói với người Việt Nam.

2. Giải thích:

- Máu là một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữu hình là các tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương. Chức năng chính của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Chính vì thế, máu có một vai tròng quan trọng, là một phần không thể thiếu trong sự sống của mỗi con người. Đó là một món quá vô cùng quý giá mà chúng ta luôn nâng niu, trân trọng nó.

 

- Với sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là trong ngành y học, rất nhiều loại thuốc được chế tạo ra để điều trị bệnh nhưng ít có loại thuốc nào lại hiệu quả bằng việc điều trị trực tiếp bằng máu.

=> Bởi vậy, mỗi chúng ta đều có thể cho đi giọt máu hồng của mình để san sẻ sự sống với người khác. Những ánh mắt ước ao được về nhà đón Trung Thu cùng gia đình của các em thiếu nhi, những niềm khát khao được đoàn viên cùng gia đình để đón năm mới, Tết đến xuân về của biết bao nhiêu những người đang chật vật với căn bệnh của mình. Tất cả thôi thúc chúng ta phải hành động để cứu giúp người khác, để san sẻ yêu thương, giúp họ sớm được bình an trở về tổ ấm của mình

3. Ý nghĩa:

- Với thông điệp: “ Giọt máu cho đi - Cuộc đời ở lại” đã bao trọn ý nghĩa và mục đích lớn lao trong các chiến dịch hiến máu nhân đạo. Mỗi giọt máu là biểu hiện của sự sống và tiếp sức cho sự sống. Khi dòng máu chảy trong cơ thể một người chỉ là để duy trì sự sống nhưng cũng dòng máu ấy chảy trong cơ thể nhiều người thì nó trở thành một làn sóng của yêu thương và chia sẻ phần đời quý giá nhất trong cuộc sống con người.

- Không dừng lại ở đó, việc hiến máu nhân đạo còn là thể hiện tấm lòng thương yêu nhau, "lá lành đùm lá rách" - một trong những nét đẹp, hành động nhân đạo mà cha ông ta đã gây dựng và đúc kết. Đồng thời, khi hiến máu, chúng ta duy trì được nét đẹp ấy, gánh vác được hết trọng trách, chuyền lại cho con cháu mai sau những truyền thống nhân đạo mà cha ông ta để lại.

- Hà̀nh động hiếm máu của chúng ta như một làn sóng lan tỏa đến người khác, đánh thức tình yêu thương con người trong biết bao nhiêu những con người chỉ chú tâm đến bản thân mình mà quên đi người khác.

- Cuộc sống của con người dù ở bất kỳ giai đoạn nào cũng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và xã hội. Những rủi ro, bất hạnh, khó khăn ngoài ý muốn làm cho nhiều người rơi vào tình cảnh nguy cấp, Chúng ta cũng thế. Khi người khác gặp khó khăn, chúng ta dang rộng vòng tay giúp đỡ họ và khi ta lâm nguy, những người khác cũng sẽ giúp lại chúng ta.

 

- Ngoài việc cứu sống tính mạng con người, hiến máu còn mang lại sức khoẻ cho chính người hiến máu. Khoa học đã chứng minh việc hiến máu theo hướng dẫn của bác sỹ có lợi cho sức khỏe, nếu một người mất đi 10–15% lượng máu thì không ảnh hưởng gì đến lượng máu tuần hoàn trong cơ thể vì ngay lúc đó máu dự trữ sẽ được đưa ra lưu thông trong tuần hoàn máu. Khi tham gia hiến máu, máu của chúng ta được đổi mới hằng ngày, sản sinh lượng máu mới, các cơ quan sinh máu sẽ được kích thích và quá trình sinh tạo máu sẽ hoạt động với tốc độ gấp 8-10 lần so với bình thường. Hoạt động này nhằm nhanh chóng lấy lại sự cân bằng của cơ thể. Sau khi hiến máu khoảng 3-4 tuần, các thành phần trong máu phục hồi lại gần như bình thường, khi đó các thành phần trong máu được trẻ hoá, nâng cao sức đề kháng chống bệnh tật. Hiến máu nhiều lần giảm nguy cơ ứ đọng sắt và giảm nguy cơ bệnh tim mạch, rất có lợi đối với người có quá nhiều hồng cầu, sắt và lượng máu đặc.

Trích Internet)

4. Dẫn chứng:

- James Christopher Harrison, OAM, còn được gọi là Người đàn ông có cánh tay vànglà một người hiến huyết tương ở Úc. Trong huyết tương của ông có một thành phần đặc biệt được sử dụng để chữa bệnh Rhesus. Ông đã hiến máu hơn 1000 lần trong suốt cuộc đời mình, và lượng máu này ước tính đã được sử dụng để cứu sống hơn hai triệu trẻ sơ sinh còn trong bụng mẹ khỏi căn bệnh trên.

- Ngày nay, tại các trường học, địa phương, có rất nhiều tổ chức vận đông hiến máu tình nguyện trong đó có sự tham gia của rất nhiều các học sinh, sinh viên - những con người trẻ tuổi đang hừng hực khí thế, ngọn lửa nhiệt huyết, đam mê. Điển hình là chương trình Trung Thu Cho Em - của viện huyết học truyền máu trung ương, với sự tham gia của hơn 4000 tình nguyện viên từ khắp địa bàn trên Hà Nội. Chương trình qua đi và để lại con số ấn tượng với hơn 3000 đơn vị máu nhận về. Điều này tạo động lực lớn cho mọi người xung quanh và tạo nên niềm tin về sự sống, tương lai tươi sáng cho những người đang gặp khó khăn, nguy kịch

5. Bài học nhận thức và hành động:

- Việc hiến máu mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Hiến máu không có hại cho sức khỏe nếu được thực hiện đúng quy trình.

- Mỗi chúng ta hãy nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của việc hiến máu nhân đạo, Khi có điều kiện, hãy tham gia hiến máu tình nguyện để san sẻ sự sống cho người khác.

- Hãy trở thành tình nguyện viên vận động hiến máu để nâng cao nhận thức của mọi người về hiến máu nhân đạo - một nghĩa cử cao đẹp. Từ đó, khơi gọi lòng đồng cảm, sự yêu thương trong sâu thẳm của mỗi con người để họ cùng giúp đỡ người khác.

9
2
Nấm lùn
21/01/2018 09:46:13

1. Dẫn dắt và giới thiệu: Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại. Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp, một hành động tương thân tương ái "lá lành đùm lá rách", thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương con người, lòng nhân ái bao dung, biết sẻ chia những khó khăn giữa người với người trong cuộc sống.. Đó có lẽ không còn là một hành động xa lại đói với người Việt Nam.

2. Giải thích:

- Máu là một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữu hình là các tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương. Chức năng chính của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Chính vì thế, máu có một vai tròng quan trọng, là một phần không thể thiếu trong sự sống của mỗi con người. Đó là một món quá vô cùng quý giá mà chúng ta luôn nâng niu, trân trọng nó.

 

- Với sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là trong ngành y học, rất nhiều loại thuốc được chế tạo ra để điều trị bệnh nhưng ít có loại thuốc nào lại hiệu quả bằng việc điều trị trực tiếp bằng máu.

=> Bởi vậy, mỗi chúng ta đều có thể cho đi giọt máu hồng của mình để san sẻ sự sống với người khác. Những ánh mắt ước ao được về nhà đón Trung Thu cùng gia đình của các em thiếu nhi, những niềm khát khao được đoàn viên cùng gia đình để đón năm mới, Tết đến xuân về của biết bao nhiêu những người đang chật vật với căn bệnh của mình. Tất cả thôi thúc chúng ta phải hành động để cứu giúp người khác, để san sẻ yêu thương, giúp họ sớm được bình an trở về tổ ấm của mình

3. Ý nghĩa:

- Với thông điệp: “ Giọt máu cho đi - Cuộc đời ở lại” đã bao trọn ý nghĩa và mục đích lớn lao trong các chiến dịch hiến máu nhân đạo. Mỗi giọt máu là biểu hiện của sự sống và tiếp sức cho sự sống. Khi dòng máu chảy trong cơ thể một người chỉ là để duy trì sự sống nhưng cũng dòng máu ấy chảy trong cơ thể nhiều người thì nó trở thành một làn sóng của yêu thương và chia sẻ phần đời quý giá nhất trong cuộc sống con người.

- Không dừng lại ở đó, việc hiến máu nhân đạo còn là thể hiện tấm lòng thương yêu nhau, "lá lành đùm lá rách" - một trong những nét đẹp, hành động nhân đạo mà cha ông ta đã gây dựng và đúc kết. Đồng thời, khi hiến máu, chúng ta duy trì được nét đẹp ấy, gánh vác được hết trọng trách, chuyền lại cho con cháu mai sau những truyền thống nhân đạo mà cha ông ta để lại.

- Hà̀nh động hiếm máu của chúng ta như một làn sóng lan tỏa đến người khác, đánh thức tình yêu thương con người trong biết bao nhiêu những con người chỉ chú tâm đến bản thân mình mà quên đi người khác.

- Cuộc sống của con người dù ở bất kỳ giai đoạn nào cũng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và xã hội. Những rủi ro, bất hạnh, khó khăn ngoài ý muốn làm cho nhiều người rơi vào tình cảnh nguy cấp, Chúng ta cũng thế. Khi người khác gặp khó khăn, chúng ta dang rộng vòng tay giúp đỡ họ và khi ta lâm nguy, những người khác cũng sẽ giúp lại chúng ta.

 

- Ngoài việc cứu sống tính mạng con người, hiến máu còn mang lại sức khoẻ cho chính người hiến máu. Khoa học đã chứng minh việc hiến máu theo hướng dẫn của bác sỹ có lợi cho sức khỏe, nếu một người mất đi 10–15% lượng máu thì không ảnh hưởng gì đến lượng máu tuần hoàn trong cơ thể vì ngay lúc đó máu dự trữ sẽ được đưa ra lưu thông trong tuần hoàn máu. Khi tham gia hiến máu, máu của chúng ta được đổi mới hằng ngày, sản sinh lượng máu mới, các cơ quan sinh máu sẽ được kích thích và quá trình sinh tạo máu sẽ hoạt động với tốc độ gấp 8-10 lần so với bình thường. Hoạt động này nhằm nhanh chóng lấy lại sự cân bằng của cơ thể. Sau khi hiến máu khoảng 3-4 tuần, các thành phần trong máu phục hồi lại gần như bình thường, khi đó các thành phần trong máu được trẻ hoá, nâng cao sức đề kháng chống bệnh tật. Hiến máu nhiều lần giảm nguy cơ ứ đọng sắt và giảm nguy cơ bệnh tim mạch, rất có lợi đối với người có quá nhiều hồng cầu, sắt và lượng máu đặc.

Trích Internet)

4. Dẫn chứng:

- James Christopher Harrison, OAM, còn được gọi là Người đàn ông có cánh tay vànglà một người hiến huyết tương ở Úc. Trong huyết tương của ông có một thành phần đặc biệt được sử dụng để chữa bệnh Rhesus. Ông đã hiến máu hơn 1000 lần trong suốt cuộc đời mình, và lượng máu này ước tính đã được sử dụng để cứu sống hơn hai triệu trẻ sơ sinh còn trong bụng mẹ khỏi căn bệnh trên.

- Ngày nay, tại các trường học, địa phương, có rất nhiều tổ chức vận đông hiến máu tình nguyện trong đó có sự tham gia của rất nhiều các học sinh, sinh viên - những con người trẻ tuổi đang hừng hực khí thế, ngọn lửa nhiệt huyết, đam mê. Điển hình là chương trình Trung Thu Cho Em - của viện huyết học truyền máu trung ương, với sự tham gia của hơn 4000 tình nguyện viên từ khắp địa bàn trên Hà Nội. Chương trình qua đi và để lại con số ấn tượng với hơn 3000 đơn vị máu nhận về. Điều này tạo động lực lớn cho mọi người xung quanh và tạo nên niềm tin về sự sống, tương lai tươi sáng cho những người đang gặp khó khăn, nguy kịch

5. Bài học nhận thức và hành động:

- Việc hiến máu mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Hiến máu không có hại cho sức khỏe nếu được thực hiện đúng quy trình.

- Mỗi chúng ta hãy nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của việc hiến máu nhân đạo, Khi có điều kiện, hãy tham gia hiến máu tình nguyện để san sẻ sự sống cho người khác.

- Hãy trở thành tình nguyện viên vận động hiến máu để nâng cao nhận thức của mọi người về hiến máu nhân đạo - một nghĩa cử cao đẹp. Từ đó, khơi gọi lòng đồng cảm, sự yêu thương trong sâu thẳm của mỗi con người để họ cùng giúp đỡ người khác.

7
6
Trịnh Quang Đức
21/01/2018 09:47:02
Bài tham khảo:

Hiến máu cứu người một nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống tương thân thương ái của dân tộc ta. Là hành động giúp đỡ những người bệnh đang cần những giọt máu quý giá để duy trì sự sống. Một phong trào hiến máu và kêu gọi hiến máu nhân đạo đang diễn ra rất sôi nổi trên khắp nước ta, đặc biệt là ở các cơ quan, trường học.

Khẩu hiệu: ”Một giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại”. Chỉ qua đó thôi chúng ta có thể thấy được vai trò to lớn của hành động mang tính nhân văn sâu sắc này. Từ đó càng phải công nhận, góp phần giúp cho hành động hiến máu cao đẹp này phát triển mạnh mẽ tại cộng đồng.

Hiến máu là hành động cho đi những giọt máu trong cơ thể chúng ta một cách tự nguyện nhằm giúp đỡ những người cần đến nó. Hiến máu cứu người chính là một nghĩa cử cao đẹp. Khi ta trao đi những giọt máu, tuy chỉ là một phần nhỏ nhưng lại đem lại hi vọng cho những người cần máu gấp như các bệnh nhân gặp tai nạn giao thông, các ca ghép tạng, cần rất nhiều máu… hay có thể duy trì sự sống cho những em bé mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Nhờ những giọt máu chúng ta cho đi đã đem lại niềm tin và hi vọng sống cho họ.

-- Để xem được đầy đủ nội dung còn lại, mời quý thầy cô và các em vui lòng đằng nhập vào HỌC247 để dowload tài liệu về máy --

“Mỗi lần cho đi là thấy vui ở trong tâm” chúng ta hãy như chị Nhàn và những người khác. Khi đủ tuổi hãy hiến máu, không chỉ đem lại niêm vui cho bản thân mà còn là niềm vui cho người bệnh và cả xã hội. Hãy thể hiện tinh thần dân tộc, sãn sàng cho đi dòng máu của mình vì tất cả chúng ta đều là con người việt nam máu đỏ da vàng.

Mỗi chúng ta cần sống chan hòa, biết yêu thương chia sẻ với những cảnh ngộ đáng thương trong cuộc đời. Tích cực hưởng ứng phong trào hiến máu bằng việc trực tiếp hiến máu hoặc tuyên truyền vận động bạn bè, người thân đến hiến máu…

Ca dao có câu:

“Dù xây chín bậc phù đồ

Không bằng làm phúc cứu cho một người”

Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp, một hành động mang tính nhân văn sâu sắc, là một trong những biểu hiện của truyền thống yêu thương, nhân nghĩa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Chúng ta hãy chung tay nhân rộng và phát triển nghĩa cử cao đẹp này rộng khắp nơi. Góp phần giúp cho cuộc sống tươi đẹp tràn đây tình yêu thương.

3
4
Bạch Ca
21/01/2018 10:05:03

Hiến máu nhân đạo là một hoạt động mang ý nghĩa tự nguyện, trên tinh thần giúp đỡ những người nghèo không có tiền mua máu khi phải tiếp máu hoặc trong trường hợp số lượng máu dự trữ của ngành y tế đang thiếu. Do vậy, ngày 7/4 hàng năm là ngày vận động toàn dân hiến máu nhân đạo.

Được sự giới thiệu của Hội Chữ thập đỏ tỉnh, chúng tôi đã có dịp trò chuyện với anh Diệp Chánh Phương, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường 5 – người đã vinh dự đại diện cho tỉnh đến Hà Nội dự lễ “Tôn vinh những người hiến máu nhân đạo” năm 2007. Anh Phương nói: “Không ít người nghe nói đến từ “hiến máu” đã cảm thấy sợ và khi nhìn bạn bè tham gia tình nguyện hiến máu nhân đạo thì tuy ngưỡng mộ nhưng cũng kêu lên “sao mà dại thế?”. Sở dĩ sợ là vì có người cho rằng, hiến máu sẽ làm sức khỏe yếu đi, sợ kỹ thuật lấy máu sẽ gây đau đớn, khó chịu, bị nhiễm một số bệnh qua đường máu,... Nhưng tất cả các điều này không đúng; vì theo y học thì cơ thể không hụt đi lượng máu lưu thông khi chúng ta cho máu, người hiến máu chỉ phải chịu một mũi kim tiêm vào tĩnh mạch và chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút, kim tiêm vô trùng bảo đảm không truyền bệnh. Hiến máu theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ thì hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe!”.

Anh Diệp Chánh Phương đã 15 lần tình nguyện hiến máu (từ năm 2005 đến nay), hiện tại anh vẫn khỏe mạnh và làm việc bình thường như bao người. Ở Sóc Trăng, ngoài anh Phương ra còn chị Thanh (phường 9), anh Duy (Bí thư Huyện đoàn Châu Thành) và nhiều người nữa chúng tôi không thể kể ra hết, là những người đã trên 10 lần tình nguyện hiến máu với tấm lòng nhân hậu của mình. Quả thực, với tâm lý “một giọt máu bằng sáu bát cơm” vẫn còn rất nhiều người chưa ý thức hết được ý nghĩa của phong trào hiến máu nhân đạo. Không ít người khi nghe đến từ “hiến máu” là đã xua đi hoặc lắc đầu quầy quậy, nhiều gia đình cấm tiệt con cái tham gia hiến máu. Nhưng họ đâu biết rằng, chỉ cần hiến một phần máu của mình là đã cứu được nhiều người trước nguy cơ mất người thân, bạn bè và trước tiên là cứu được tính mạng của chính các người bệnh đang cần đến máu. Hành động ấy thật là ý nghĩa! Và anh Diệp Chánh Phương cùng bao anh chị khác đã làm nên nghĩa cử cao đẹp ấy!. Anh Phương đã trở thành tuyên truyền viên tích cực vận động anh chị em ruột, vận động bà con họ hàng và cả bà xã với hai con của mình cùng tham gia hiến máu nhân đạo. Hiện phường 5 đã thành lập nhóm “Hiến máu tình nguyện” với 20 thành viên, nhóm này sẵn sàng hiến máu bất cứ khi nào Bệnh viện Đa khoa tỉnh cần.

Người hiến máu là người từ 17 tuổi trở lên và có cân nặng 50 kg với nam, 45 kg với nữ. Những người trên 65 tuổi cũng có thể hiến máu nếu có sự đồng ý của thầy thuốc. Hầu hết các trường hợp có thể hiến một đơn vị máu (200ml) sau 8 tuần lễ. Với khoảng 200ml máu có thể cứu một mạng người. Chúng ta cần ăn sáng đầy đủ trước khi hiến máu, ví dụ uống một ly nước cam và ăn một bát phở, như vậy sẽ làm giảm bớt một số cảm giác có thể có sau khi hiến máu như choáng váng, hơi mỏi mệt. Chúng ta không nên uống cà phê, trà đặc trước khi hiến máu vì chất cafein làm cơ thể mất nước. Mỗi lần cho máu là mỗi lần cơ thể được kích thích quá trình tái tạo máu mới. Vì vậy, sau khi hiến máu hãy kết hợp ăn uống và sinh hoạt điều độ, sức khoẻ sẽ tăng lên rất nhiều. Tham gia hiến máu cũng là một cách để biết rõ thực trạng sức khỏe của mình, từ đó có những biện pháp đi chữa trị kịp thời. Một lượng máu nhỏ sẽ được đưa đi xét nghiệm và kết quả sẽ gửi về an toàn cho người hiến máu. Nếu tham gia hiến máu từ 3 lần trở lên, khi cần đến việc truyền máu thì chúng ta hoàn toàn có quyền được cấp một lượng máu vừa đủ cho mình mà không phải trả bất cứ chi phí nào. Hiến máu nhiều lần giống như việc dự trữ máu cho mình vậy.

Máu của chúng ta là một dược phẩm vô giá, chưa có một thứ thuốc nào thay thế được, cũng như chưa nơi nào chế tạo ra nó được, không có máu cấp cứu và điều trị thì người bệnh sẽ chết. Hiến máu không mất nhiều thời gian và sức lực nhưng rất cần thiết cho xã hội. Với những ý nghĩa nhân đạo cao đẹp trên và vì sức khoẻ của cộng đồng, của chính mình; mỗi cá nhân, mỗi tập thể, đặc biệt là các nhà quản lý hăng hái hưởng ứng phong trào hiến máu cứu người, coi đó là trách nhiệm, bổn phận thiêng liêng của mình. Người có đủ điều kiện sức khoẻ, hiến máu một lần có thể cứu sống được nhiều người bệnh, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho gia đình họ; đồng thời còn giúp ngành Y tế bớt khó khăn về tình trạng thiếu máu. Nếu ai không đủ sức khoẻ, không đủ điều kiện để tham gia hiến máu nhân đạo thì hãy cùng vận động bạn bè, người thân, xã hội tham gia hiến máu nhân đạo, cùng nhau sẻ chia, giữ gìn sự sống cho con người.

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi...”. Vâng, trong cuộc sống chúng ta cần lắm những tấm lòng như anh Phương, anh Duy, chị Thanh để gió mang đi, để xã hội có thêm nhiều bông hoa đẹp... mang mùa xuân đến cho những người cần giọt máu nghĩa tình!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư