Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về một nhân vật văn học mà em yêu thích

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
15.054
55
13
My
21/08/2018 18:48:45
Cảm nhận về nhân vật văn học: Lão hạc
Bài làm
Nhà văn Nam Cao là nhà văn của phong trào hiện thực. Những tác phẩm của nhà văn Nam Cao đều có giá trị nhân văn sâu sắc. Mỗi tác phẩm đều là một bản tuyên ngôn nghệ thuật của tác giả Nam Cao.
Qua những tác phẩm của mình tác giả Nam Cao đã thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của mình với thời cuộc, với những mảnh đời nông dân bất hạnh chịu nhiều éo le trong cuộc sống.
Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao lấy bối cảnh trong những năm 1945 khi mà nước ta đang lâm vào nạn đói trầm trọng, người nông dân khốn khổ bởi chế độ một cổ hai tròng.
Truyện ngắn Lão Hạc được tác giả Nam Cao viết lại qua lời kể của thầy giáo Thứ một nhân vật trong truyện. Thể hiện sự tinh tế của tác giả, đồng thời thể hiện sự công bằng khách quan hơn trong cách kể về nhân vật Lão Hạc.
Qua những lời kể mộc mạc, giản dị của tác giả Nam Cao đã khắc họa lên một người nông dân gầy gò khắc khổ, nhưng hiền lành, lương thiện. Ông có tấm lòng yêu thương con bao la vĩ đại, một tình cảm thương con vô bờ bến.
Thông qua những lời văn của mình Nam Cao đã tái hiện lại một xã hội Việt Nam với những mảnh đời bất hạnh vì nghèo khổ, túng quẫn, thể hiện tinh thần nhân văn, nhân hậu của tác giả khi ông đồng cảm với những số phận của người nông dân bần cùng.
Cuộc đời Lão Hạc có nhiều bất hạnh, vợ lão mất sớm lão có chỉ có người con trai là người thân duy nhất, là nguồn sống của lão. Nhưng sau khi con trai lão bị người yêu phụ tình vì quá nghèo. Nên nó sinh chán đời xin đi đồn điền cao su làm phu cao su. Con trai lão trước khi ra đi có lời thề nguyền rằng bao giờ có tiền mới về nhà.
Nhưng, đồn điền cao su là nơi nổi tiếng vất vả, bóc lột sức lao động của con người. Những người đi đồn điền cao su khi đi thì to khỏe, lực lưỡng, lúc về thì ai cũng gầy gò, bủng beo, bệnh tật. Nhiều người đi nhưng không còn mạng để trở về vì những khắc khổ, ở vùng đó.
Trước khi ra đi con trai lão có mang về một con chó. Con trai lão đi rồi lão nuôi con chó và coi nó như là con trai mình. Lão thương nó như tình cảm của người cha dành cho con trai mình lão ăn gì thì nó ăn đó. Lão Hạc thường âu yếm gọi con chó của mình là Cậu Vàng. Lão kể cho nó nghe đủ thứ chuyện vui buồn trong cuộc sống của mình. Nó giống như đứa con nhỏ của lão vậy.
Những ngày tháng cô đơn lẻ loi, lão Hạc chỉ có con chó là niềm vui là nguồn tâm sự, là niềm vui của cuộc đời mình. Nhưng trong thời buổi đói kém, khó khăn, đến nuôi thân còn không nổi, lại nuôi thêm con chó, nên lão không còn cách nào khác phải bán con chó của mình đi.
Lão Hạc chính là hình ảnh đại diện của người nông dân trong bối cảnh nghèo khó tũng quẫn đó. Một người nông dân bị dồn tới đường cùng của sự nghèo khó, chèn ép, cô đơn… Nhưng dù thế nào lão cũng vẫn giữ được phẩm hạnh, đạo đức làm người của mình, lão nhất định không để cái xấu, cái ác thao túng tâm hồn mình.
Lão Hạc có một mảnh vườn là tài sản của vợ lão để lại cho con trai trước khi bà ấy qua đời. Nhưng con trai lão đi mãi không về. Gia đình của Bá Kiến nhiều lần nhăm nhe, tìm cách gạ gẫm lão bán rẻ mảnh vườn cho gia đình lão Bá Kiến nhưng lão Hạc cương quyết không bán. Gạ mua không được gia đình Bá Kiến đang âm mưu cướp không mảnh vườn của lão Hạc.
Chúng định dùng thủ đoạn vu oan giá họa cho lão Hạc tôi ăn cắp chưa chấp đồ quốc cấm rồi tống lão vào tù thế là buộc lòng lão Hạc phải gán nợ mảnh vườn cho gia đình Bá Kiến để không phải chịu cảnh tù đày oan ức. Một xã hội mà người xấu, kẻ ác làm chủ xã hội khiến cho những người nông dân nghèo khổ như lão Hạc đã nghèo khổ càng nghèo khổ hơn.
Lão Hạc biết âm mưu của Bá Kiến nên ông đã nhanh hơn một bước. Ông mang hết giấy tờ nhà đất, rồi tiền bạc dành dụm được sang nhà anh giáo Thứ gửi ở bên đó, nhờ anh khi nào con trai lão về thì đưa cho con trai lão. Còn tiền lão gửi để chẳng may lão có mệnh hệ nào không sống được thì nhờ anh giáo và bà con làng xóm làm ma chay giúp mình.
Lão Hạc là người nông dân lương thiện có tấm lòng thương con vô bờ bến, thà chết chứ nhất định không để mất tài sản danh dụm cho con. Lão chết rồi cũng không muốn làm phiền tới hàng xóm, một người có lòng tự trọng, đến chết vẫn còn tự trọng.
Cái chết của lão Hạc là một tình tiết nhiều bi kịch nó lấy đi của người đọc rất nhiều nước mắt. Nó chính là hành động tố cáo tội ác của xã hội cũ một cách sâu sắc. Một xã hội thối nát chà đạp lên quyền sống, quyền làm người của những người nông dân khốn khổ, cơ cực.
Một xã hội nhiều bất công đẩy những người hiền lành lương thiện vào chỗ đường cùng phải tự tìm tới cái chết để giải thoát chính mình

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
23
8
Quỳnh Anh Đỗ
22/08/2018 12:21:26
Nhân vật anh thanh niên trong bài Lặng lẽ Sa Pa:
Thời nay, mọi người, nhất là thanh niên học sinh, thường coi nhẹ lý tưởng sống, vì thế họ không còn yêu thích những nhân vật như Paven Coocsaghin (nhân vật chính trong tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” – một cuốn sách gối đầu giường của thanh nhiên Việt Nam từ những năm 60 đến 80). Riêng tôi, tôi vẫn không thể không yêu thích và trân trọng những người như các anh, những người luôn sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân để sống vì cộng đồng, xây dựng một cuộc sống chung ngày càng tốt đẹp hơn. Và tôi tin, trong thời buổi này vẫn còn rất nhiều bạn trẻ có niềm yêu thích giống như tôi.
Nguyễn Thành Long là một nhà văn mà tên tuổi đã trở thành quen thuộc với bạn đọc yêu thích truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Tôi yêu thích truyện ngắn của ông bắt đầu từ truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Truyện đã để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc và giúp tôi có những suy nghĩ chín chắn hơn trong cuộc sống. Nói đúng hơn, tôi yêu thích truyện ngắn này chính bởi tôi yêu thích nhân vật chính của truyện.
Câu chuyện có một cái tên rất đỗi trữ tình, trữ tình như chính mảnh đất Sa Pa luôn ẩn hiện trong mây mờ với những vạt rừng trắng muốt hoa mận, hồng tươi hoa đào. Nhân vật chính của truyện là anh thanh niên trông coi trạm khí tượng. Anh hai mươi bảy tuổi, nhận công tác được bốn năm, sống một mình giữa núi cao heo hút, nơi đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Tôi thán phục anh vô cùng. Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng anh vẫn rất yêu đời, vẫn say mê làm việc với một tinh thần trách nhiệm cao. Biết làm chủ cuộc đời, biết lo toan sắp xếp cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định, anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách. Anh anh là người có nghị lực phi thường, anh đã vượt qua được tất cả, vượt qua được nỗi buồn của sự nhàm chán và sự cô đơn ở nơi heo hút ấy. Điều đáng sợ nhất là nỗi cô đơn. Anh thèm người, thèm khát một điều đời thường nhất, nhưng cũng là quan trọng nhất đối với mỗi người. Vì thế, mỗi khi có khách, anh vô cùng vui sướng. Khi gặp ông bác sĩ già và cô kĩ sư trẻ, niềm vui của anh khiến cho cô gái vô cùng xúc động.
Tôi yêu mến người thanh niên ấy không chỉ bởi anh đáng yêu trong cách sống mà còn bởi anh cả sự đáng yêu trong những điều anh nghĩ. Anh cô đơn “thèm tiếng người” nên nghĩ ra cách lấy cây gỗ chặn đường để được nói chuyện trong giây lát với những người đi đường. Điều ấy chẳng có gì là xấu, không có nỗi nhớ người, nhớ nhà như vậy thì anh không còn gần gũi với chúng ta nữa.
Công việc mà người thanh niên ấy cùng bao nhiêu đồng nghiệp của anh đang làm cao cả xiết bao. Họ đã hy sinh những khát vọng, những ham muốn cá nhân, chấp nhận mọi nỗi khổ cực, mà nỗi khổ cực khó vượt qua nhất là sự cô đơn, để mang đến những bản tin dự báo thời tiết. Sự hy sinh của các anh làm nên hạnh phúc và cuộc sống bình yên cho mọi người. Các anh đã đánh đổi hạnh phúc của cá nhân mình để làm giảm đi những bất trắc cho cuộc sống của tất cả chúng ta. Cao cả vậy nhưng anh vẫn rất khiêm tốn. Khi người hoạ sĩ già muốn vẽ anh, anh đã ngượng ngùng và anh muốn giới thiệu với hoạ sĩ những người đáng được vẽ hơn anh. Bởi còn nhiều ngọn núi cao hơn và những người thanh niên có lí tưởng sống cao đẹp như anh.
Anh thanh niên ấy đã để lại trong tôi một niềm cảm mến vô bờ. Tôi không thể không nghĩ về cuộc sống cô đơn mà các anh phải chịu đựng. Chính tình yêu con người, tình yêu cuộc sống đã khiến anh có đủ can đảm để bám lấy trạm khí tượng và thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình với tinh thần trách nhiệm và niềm say mê công việc. Nhà văn đã xây dựng được một nhân vật vừa thật đời thường, vừa thật cao đẹp. Nội dung câu chuyện đơn giản, lại thể hiện một tư tưởng cũng không mấy hấp dẫn, song với những chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhà văn dùng để xây dựng nhân vật người thanh niên, câu chuyện đã khiến người đọc thích thú và xúc động.
Những trang viết của nhà văn Nguyễn Thành Long về một trong những người làm nhiệm vụ trông coi trạm khí tượng trên núi cao đã để lại trong tôi nhưng tình cảm tốt đẹp. Tôi đã nhận ra rằng: yêu thương con người và sống thật tốt đẹp sẽ mang lại cho ta một cuộc sống vui vẻ và thật sự có ý nghĩa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×