Luận điểm 1: Vũ nương là điển hình cho phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ trong XHPK xưa.
- Trước khi làm vợ Trương Sinh, nàng là người có phẩm chất " thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp" ⇒ là hiện thân về cái đẹp lý tưởng của người phụ nữ Việt Nam, có đủ tính tình, phẩm chất đến nhan sắc.
- Khi lấy chồng, luôn "giữ khuôn phép, ko từng để vợ chồng phải đến thất hòa" ⇒ Là người cẩn thận, biết kính trên nhường dưới, nên gia đình lúc nào cũng hòa thuận.
- Một người con dâu hiếu thảo:
+ Khi mẹ ốm thì lo " thuốc thang, lễ bái thần phật" rồi " lấy lời ngon ngọt để khuyên lơn" ⇒ chăm sóc tận tình như mẹ đẻ.
+ Khi mẹ mất thì lo " ma chay, tế lễ" ⇒ hiếu thảo, là kiểu mẫu của người con dâu vs nhiều phẩm chất tốt đẹp, đáng trân trọng.
- Một người vợ đảm đang, yêu chồng:
+ Khi chồng đi lính thì đưa tiễn, "rót chén rượu đầy" ⇒ thể hiện tình cảm đằm thắm, xót xa khi chồng phải đi xa.
+ Mong ước giản dị " chẳng mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm" mà chỉ xin " hai chữ bình yên" ⇒ trọng hạnh phúc gia đình.
+ Nàng cảm thông cho nỗi khổ đi đi lính của Trương Sinh: " chỉ e việc quân khó liệu... mẹ hiền lo lắng" ⇒ là con người hiểu biết, biết cảm thông.
- Một người mẹ hiền, yêu thương con: " trỏ bóng mình bảo đấy là cha Đản" ⇒ bù đắp sự thiếu vắng của người cha, đồng thời bày tỏ nỗi nhớ chồng.
- Phẩm chất trong trắng: lời thề nếu " đoan trang, giữ tiết, trinh bạch nghìn lòng" thì khi xuống nước thì " làm ngọc Mị Nương, cỏ Ngũ mĩ" còn nếu " lừa chồng dối con" thì sẽ bị " làm mồi cho cá tôm, cơm cho diều quạ, xin chịu tất cả mọi người phỉ nhổ " ⇒ thể hiện sự trong bạch, trong trắng, lấy cái chết để tự giải oan cho bản thân, thà chết chứ ko muốn để lại lời xấu trong mắt mọi người.
- Vị tha: Khi quay về dân gian trước đàn giải oan của Trương Sinh, nàng nói vọng vào " đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa" ⇒ hiện lên đầy lòng vị tha, cao thượng.
Luận điểm 2: Vũ Nương là điển hình cho bi kịch của người phụ nữ dưới thời phong kiến loạn lạc.
- Bi kịch của số phận tình duyên: nhà nghèo lấy Trương Sinh ít học, đây là 1 cuộc hôn nhân ko tình yêu ( chi tiết " đem trăm lạng vàng cưới về")
- Nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa
+ Nếu chiến tranh ko xảy ra ⇒ Trương Sinh ko bị bắt đi lính⇒ cảnh gia đình đấm ấm
+ Hiện thực: Trương Sinh đi lính ⇒ mẹ xa con, con xa bố, con xa bố, vợ xa chồng, tình duyên xa cách ⇒ gánh nặng gia đình gian truân, cực nhọc đổ hết lên đầu Vũ Nương.
- Nạn nhân của thói xấu xa, ích kỉ, ghen tuông, nhỏ nhen ( xã hôi trọng nam khinh nữ)
+ do cách xa, con ko biết mặt cha ⇒ bi kịch gia đình do ko hiểu biết ⇒ Trương Sinh mới nghi oan cho Vũ Nương
+ hình ảnh cái bóng chỉ có Vụ Nương và bé Đản hiểu, khi Trương Sinh về lại ko hiểu ý nghĩa ý nghĩa của cái bóng nên⇒ "đinh ninh vợ hư"
+ không nghe vợ giải thích, ko nghe hàng xóm bênh vực, khuyên can mà chỉ nghe con nhỏ ( sự ít học, tính đa nghi) ⇒ kết luận vợ ngoại tình.
Tóm lại: Vũ Nương hiện lên là điển hình cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa vs nhiều phẩm chất cao đẹp song lại là điển hình cho số phận đầy bi kịch, thương tâm.