Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 8
07/05/2019 08:14:05

Viết dàn ý Quê hương, Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Khi con tu hú, Hịch tướng sĩ

5 trả lời
Hỏi chi tiết
637
2
0
Trần Thị Huyền Trang
07/05/2019 08:25:56
Dàn ý Quê hương
A. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả , tác phẩm :Quê hương là bài tiếng nổi tiếng của nhà thơ Tế Hanh
- Khái quát nội dung tác phẩm: bài thơ thể hiện tình quê hương sâu đậm của tác giả - một người con xa quê.
B. Thân bài:
Luận điểm 1: Bức tranh làng quê miền biển và cảnh lao động của người dân chài
* Bức tranh làng quê miền biển:
+ Lời giới thiệu: “vốn làm nghề chài lưới” ⇒ làng nghề đánh cá truyền thống
+ Vị trí: sát ngay bờ biển, “nước bao vây”
⇒ Lời giới thiệu giản dị, mộc mạc, không rườm rà, hoa mỹ.
* Cảnh lao động của người dân làng chài:
- Cảnh đánh bắt cá trên biển:
+ Không gian, thời gian: 1 buổi sớm trời trong, gió nhẹ ⇒ điều kiện thuận lợi để ra khơi.
+ Hình ảnh chiếc thuyền đánh cá: dũng mãnh vượt biển, thể hiện qua các động từ mạnh “hăng”, “phăng”, “mạnh mẽ vượt” và phép so sánh “như con tuấn mã”
+ Hình ảnh cánh buồm giữa biển khơi: con thuyền như linh hồn của người dân làng chài, nổi bật trên nền trời bao la rộng lớn ngoài biển khơi.
⇒ Khung cảnh tuyệt đẹp, trần đầy sức sống, sự tươi mới, hứa hẹn một ngày ra khơi thắng lợi.
- Cảnh con thuyền trở về sau 1 ngày lênh đênh trên biển
+ Người dân: tấp nập, hớn hở với thành quả của 1 ngày đánh bắt
+ Hình ảnh người dân chài: làn da “ngăm rám nắng” , thân hình “nồng thở vị xa xăm” ⇒ khỏe mạnh, đậm chất miền biển, đầy lãng mạn với “vị xa xăm” – vị của biển khơi, của muối, của gió biển – đặc trưng cho người dân chài.
+ Hình ảnh con thuyền: động từ nhân hóa “mỏi”, “nằm”, “nghe”,… con thuyền như một con người lao động, biết tự cảm nhận thân thể của mình sau một ngày lao động mệt mỏi.
⇒ Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển và hình ảnh khỏe khoắn, tràn đầy sức sống, tinh thần lao động của người dân làng chài.
Luận điểm 2: Nỗi nhớ da diết, tình cảm thắm thiết của tác giả với quê hương của mình
- Liệt kê một loạt các hình ảnh của làng quê: “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồn vôi”, “con thuyền rẽ song”,… thể hiện nỗi nhớ quê hương chân thành, da diết của tác giả.
- Câu thơ cuối: “mùi nồng mặn” – mùi của biển khơi, cá tôm, mùi của con người ⇒ hương vị đặc trưng của quê hương miền biển. Câu cảm thán như một lời nói thốt ra từ chính trái tim của người con xa quê với một tình yêu thủy chung, gắn bó với nơi đã bao bọc mình.
Luận điểm 3: Nghệ thuật
- Thể thơ tám chữ phóng khoáng, phù hợp với việc bộc lộ cảm xúc giản dị, tự nhiên.
- Các hình ảnh liên tưởng, so sánh, nhân hóa vô cùng độc đáo.
- Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giọng điệu nhẹ nhàng, da diết.
C. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị : Với những đặc sắc nghệ thuật bài thơ “Quê hương” không chỉ là thành công lớn trong sự nghiệp thơ Tế Hanh mà còn thể hiện tình cảm yêu thương, nỗi lòng sâu sắc, cảm động của tác giả đối với quê hương của mình.
- Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Đây là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ dạt dào tình cảm của Tế Hanh và cũng là một trong những bài thơ hay nhất viết về tình cảm quê hương.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Trần Thị Huyền Trang
07/05/2019 08:26:43
Dàn ý Tức cảnh Pác Bó
A. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Tức cảnh Pác Pó” là bài thơ nổi tiếng trong thời gian hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh
- Khái quát nội dung tác phẩm: Bài thơ khắc họa lại cuộc sống sinh hoạt của Bác ở núi rừng Pác Pó và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại của người chiến sĩ cách mạng.
B. Thân bài
Luận điểm 1: Cuộc sống sinh hoạt và làm việc của Bác ở núi rừng Pác Pó
- Phép đối chỉnh: sáng >< tối, ra >< vào thể hiện cuộc sống đều đặn, nhịp nhàng, ngày nào cũng như ngày nào của Bác khi ở Pác Pó. “Suối” và “hang” là 2 địa điểm làm việc, sinh hoạt chính của Bác, đây đều là những nơi hoang dã ẩn chứa nhiều nguy hiểm, khó khăn.
- Thức ăn của Bác thì đơn sơ, giản dị: cháo ngô với rau măng. Đây đều là những thức ăn trong rừng, luôn có sẵn. Cụm từ “vẫn sẵn sàng” không chỉ muốn nói về sự sẵn có, tự nhiên của thức ăn, mà đó dường như còn là tâm thế luôn sẵn sàng đương đầu với thử thách, khó khăn của người chiến sĩ cách mạng.
- Điều kiện làm việc thiếu thốn: bàn làm việc của Bác là những tảng đá chông chênh. Trên chiếc bàn ấy, Bác đang làm những công việc vô cùng quan trọng, liên quan đến vận mệnh của cách mạng Việt Nam.
⇒ Cuộc sống sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn, rình rập hiểm nguy nơi núi rừng hoang dã.
Luận điểm 2: Phong thái ung dung, tinh thần lạc quan, sống hào hợp với thiên nhiên của Bác
- Dù cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn về mọi thứ nhưng Bác vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan, giọng điệu hóm hỉnh, vui đùa khi kể về cuộc sống của mình, bởi đối với Bác, một cuộc sống giữa chốn thiên nhiên hoang dã là điều mà Bác luôn mong ước. Điều đó xuất phát từ tình yêu thiên nhiên đất nước, khao khát muốn sống hòa mình với thiên nhiên để cảm nhận những gì tinh túy nhất của đất trời.
- Câu thơ cuối cùng như một lời thốt ra từ chính trái tim của Bác: “Cuộc đời acsch mạng thật là sang”. Cái sang của Bác không phải là sang trọng về vật chất, mà cái sang ấy là cái sang khi được sống giữa thiên nhiên, dưới bầu trời tổ quốc để cống hiến sức mình cho độc lập dân tộc. Đó là cái sang cảu người làm cách mạng.
Luận điểm 3: Nghệ thuật
- Thể thơ tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc
- Ngôn ngữ giản dị, chân thật, mộc mạc cùng giọng điệu vui đùa, hóm hỉnh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác
- Phép đối chỉnh mang lại hiệu quả nghệ thuật cao.
C. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị tác phẩm: Bài thơ “Tức cảnh Pác Pó” là một bài thơ giản dị, mộc mạc, thể hiện lối sống cao đẹp, phẩm chất cách mạng sáng ngời trong con người Bác.
- Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Hồ Chí Minh không chỉ là vĩ lãnh tục vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là một nghệ sĩ tài năng, hội tụ được tinh hoa dân tộc, khí thế thời đại.
1
0
Trần Thị Huyền Trang
07/05/2019 08:27:29
Dàn ý Ngắm Trăng
A. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả tác phẩm: “Ngắm trăng” là bài thơ nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh, được viết khi Người đang bị giam giữ ở nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc.
- Khái quát nội dung tác phẩm: Bài thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của Bác trong cảnh ngục tù tối tăm.
B. Thân bài:
Luận điểm 1: Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác
- Xưa nay, thi nhân khi gặp cảnh trăng đẹp sẽ mang rượu ra, ngồi dưới ánh trăng thư thái uống rượu, thưởng hoa, ngắm trăng, làm thơ. Đây được coi là thú vui tao nhã, đầy lãng mạn và thi vị.
- Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác:
+ Thời gian: nửa đêm
+ Không gian: trong tù, nơi chỉ có 4 bức tường tối tăm và xiềng xich.
+ Điều kiện: “vô tửu diệc vô hoa” (không rượu cũng không hoa)
⇒ Hoàn cảnh đặc biệt thiếu thốn, gian khổ, ở cái nơi mà người ta chỉ có thể nghĩ đến cái chết, sự tra tấn, đau khổ nhưng dường như Bác đã quên đi hoàn cảnh và thân phận tù nhân của mình mà thoải mái đứng ngắm trăng, làm thơ.
- Tâm trạng của Bác trước cảnh trăng “khó hững hờ”:
+ Câu thơ thứ 2 là một câu hỏi tu từ, thể hiện tâm trạng bối rối, xao xuyến trước cảnh đẹp ngoài song sắt.
+ Trước cảnh trăng đẹp như vậy nhưng Bác lại không có rượu để đáp lại tình tứ của ánh trăng, điều này lại càng làm thi nhân bối rối hơn.
Luận điểm 2: Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác
- Tình yêu thiên nhiên đến say mê của Bác:
+ Qua song sắt nhà tù, Bác vẫn cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, của ánh trăng. Xiềng xích nhà tù chỉ có thể trói được thân thể Bác chứ không thể ngăn được tâm hồn thi nhân bay đến với thiên nhiên rộng lớn.
+ Hai câu thơ 3, 4 đối nhau: Mỗi câu thơ chia làm 3, 1 bên là “nhân” (chỉ thi nhân), 1 bên là “nguyệt” (trăng), và ở giữa là song sắt nhà tù. Cấu trúc đối này đã vẽ ra hoàn cảnh thực tại (song sắt nhà tù chia rẽ người và trăng), nhưng chính từ đó, người đọc lại thấy nổi bật lên đó là sự giao thoa, sự hòa quyện giữa thi nhân với ánh trăng, với thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh, Qua đó thể hiện tình bạn tri âm tri kỉ đầy xúc động giữa nhà thơ với trăng.
- Phong thái ung dung, ý chí, nghị lực kiên cường của người chiến sĩ cách mạng
+ Trong cảnh ngục tù tối tắm, Bác Hồ vẫn thể hiện được ý chí, nghị lực phi thường. phong thái ung dung, tự tại, không vướng bận vật chất. bác vẫn ngắm trăng, vẫn hòa mình vào thiên nhiên dù tay chân đang bị kìm kẹp bởi xiềng bởi xích
+ Hình ảnh Bác hướng về ánh trăng qua song sắt nhà tù đã cho thấy dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn luôn đau đáu hướng về bầu trời tự do, về tương lai tươi sáng của đất nước. Ánh trăng ấy hay chính là ánh sáng hi vọng mãnh liệt của một người chiến sĩ cách mạng một long muốn giải phóng dân tộc.
Luận điểm 3: Nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị, ngắn gọn mà hàm súc.
- Nghệ thuật đối, nhân hóa trăng như người bạn tri âm tri kỉ
C. Kết bài:
- Khái quát lại giá trị của bài thơ: Bài thơ là sự thành công về cả nỗi dung lẫn nghệ thuật, giúp người đọc hiểu thêm về Bác với những phẩm chất, lối sống cao đẹp.
- Liên hệ, đánh giá: Liên hệ đến các bài thơ “Tức cảnh Pác Pó”, “Đi đường” để thấy được dù trong hoàn cảnh nào, những phẩm chát của Bác vẫn luôn sáng ngời.
1
0
Trần Thị Huyền Trang
07/05/2019 08:28:09
Dàn ý Khi Con Tu Hú
A. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tố Hữu là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta trong giai đoạn 1930 - 1945. Bài thơ “Khi con tu hú” là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Tố Hữu.
- Khái quát nội dung tác phẩm: “Khi con tu hú” thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và khát khao tự do mãnh liệt của người tù cách mạng.
B. Thân bài:
Luận điểm 1: 6 câu thơ đầu là bức tranh mùa hè yên bình, tươi đẹp
- Âm thanh:
+ Tiếng chim tu hú kêu
+ Tiếng ve ngân
+ Tiếng diều sáo vi vu trên trời
⇒ Âm thanh báo hiệu hè sang, như một bản nhạc sôi động đầu mùa.
- Màu sắc:
+ Màu vàng của lúa chin, của bắp ngô
+ Màu vàng hồng của nắng mới
+ Màu xanh thẳm của bầu trời
⇒ Gam màu tươi sáng, màu của sức sống, đó còn là những màu tượng trưng cho sự tự do.
- Hình ảnh: cánh đồng lúa chín, trái cây bắt đầu chín ⇒ báo hiệu mùa hè, bước chuyển mình của thời gian từ xuân qua hạ.
- Đường nét: diều sáo “lộn nhào” giữa nền trời xanh thẳm ⇒ cảnh vật, đường nét có đôi có cặp, thể hiện sức sống.
⇒ Bức tranh mùa hè tươi mới, sinh động, tràn đầy sức sống qua con mắt của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời. Phải vô cùng tinh tế mới có thể cảm nhận được từng bước chuyển của không gian và thời gian như vậy!
Luận điểm 2: 4 câu thơ cuối là tâm trạng, cảm xúc của người tù
- Trước khung cảnh tràn đầy sức sống của mùa hè, tâm trạng người tù cách mạng dường như đang bí bách, ngột ngạt hơn bao giờ hết.
+ Động từ mạnh: “đạp”, “ngột”, “chết uất”
+ Một loạt từ cảm thán: “ôi!”, “làm sao”, “thôi!”
+ Kết thúc bằng một câu cảm thán
+ Nhịp thơ thay đổi: 6/2, 3/3
⇒ Tâm trạng lên đến đỉnh điểm khiến nhà thơ phải liên tục thốt lên
- Tiếng chim tu hú được lặp lại 2 lần ở câu mở đầu và câu kết thúc: kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo ra sự logic. Tiếng chim tu hú hay chính là tiếng gọi của sự tự do, tiếng gọi của cuộc sống đang hối hả, dồn dập, thúc giục niềm khao khát tự do, thoát khỏi chốn ngục tù, và sâu xa hơn là khao khát đất nước được hòa bình đọc lập đang cháy hừng hực trong lòng tác giả.
Luận điểm 3: Thành công về nghệ thuật
- Thể thơ lục bát giản dị, mềm mại, uyển chuyển
- Nhịp thơ thay đổi bất ngờ, diễn tả tâm trạng của tác giả
- Cảm xúc logic, giọng điệu thay đổi linh hoạt, khi vui tươi, hóm hỉnh, khi uất ức, dồn nén.
C. Kết bài:
- Khái quát lại giá trị tác phẩm: Bài thơ chính là nỗi lòng sục sôi, khao khát tự do, độc lập của tất cả người dân Việt Nam đang trong hoàn cảnh mất nước
- Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Tố Hữu là một nhà thơ tài năng, tinh tế với một tấm lòng mộc mạc, giản dị, luôn hướng đến cuộc sống của nhân dân và độc lập tự do dân tộc.
1
0
Trần Thị Huyền Trang
07/05/2019 08:29:35
Dàn ý Hịch Tướng Sĩ
I/ Mở bài
- Khái quát về tác giả Trần Quốc Tuấn: một anh hùng vĩ đại trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta
- Hịch tướng sĩ là một tác phẩm biểu hiện chân thành và sâu sắc nhất tấm lòng yêu nước, nỗi lo cho vận mệnh đất nước của tác giả
II/ Thân bài
1. Nêu gương sáng của trung thần nghĩa sĩ trong sử sách
- Các gương trung thần nghĩa sĩ hi sinh vì chủ: Kỉ Tín, Do Vũ, Dự Nhượng, Kính Đức, Mông Kha, Cốt Đãi Ngột Lang...
"Làm nổi bật tinh thần quên mình vì chủ, vì vua, vì nước.
2. Tình hình đất nước hiện tại, nỗi lòng của chủ tướng
a. Tình hình đất nước hiện tại
- Tội ác và sự ngang ngược của giặc: Đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng…
“Bạo ngược, tham lam, vô đạo.”
- Nghệ thuật:
- Ngôn từ gợi hình, gợi cảm: Nghênh ngang, uốn lưỡi
- Hình ảnh ẩn dụ: lưỡi cú diều, thõn dê chó
- Giọng văn mỉa mai, châm biếm
⇒ Khắc hoạ sinh động hình ảnh kẻ thù, gợi cảm xúc căm phẫn cho người đọc, bộc lộ sự căm ghét, khinh bỉ
b. Nỗi lòng chủ tướng
- Được thể hiện rõ nét qua phần điệp với những câu văn biền ngắn gọn đối xứng cân chỉnh: “Ta thường tới bữa quên ăn…ta cũng cam lòng”
- Nghệ thuật:
+ Dựng nhiều dấu phẩy và dấu chấm phẩy
+ Nhiều động từ chỉ trạng và hành động mãnh liệt như:
Quên ăn, vỗ gối, xẻ thịt, lột da, nuốt gan, uống máu…
+ Giọng văn thống thiết, tình cảm
⇒ Tác dụng:
+ Cực tả niềm uất hận dâng lên trong lòng người chủ tướng
+ Khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc, người nghe.
3. Chủ tướng phê phán biểu hiện sai lầm trong hàng ngũ quân sĩ, bộc lộ nỗi lòng mình và kêu gọi tướng sĩ
a. Phê phán sai lầm của tướng sĩ
- Phê phán hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước.
- Ham thú vui tầm thường: chọi gà, cờ bạc, săn bắn, ruợu ngon...
“Thái độ phê phán dứt khoát”
b. Nỗi lòng người chủ tướng
- Khuyên:
+ Biết lo xa
+ Tăng cường võ nghệ
⇒ Chống giặc ngoại xâm.
- Chủ tướng để khích lệ tinh thần trung quân ái quốc
- Cùng cảnh ngộ: khích lệ lòng ơn nghĩa, thuỷ chung của người chung hoàn cảnh.
- Thể hiện thái độ:
+ Khuyên răn, bày tỏ thiệt hơn
+ Nghiêm khắc cảnh báo
+ Mỉa mai, chế giễu
c. Kêu gọi tướng sĩ
- Vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính và tà ⇒ kêu gọi, khích lệ tinh thần tướng sĩ
III/ Kết bài
- Khẳng định thành công về mặt nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Văn bản là biểu hiện sâu sắc nhất tấm lòng yêu nước của một vị chủ tướng có tâm, suốt đời tận tụy vì sự nghiệp giải phóng dân tộc
- Đoạn trích khơi gợi lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm trong mỗi con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo