Điều đầu tiên khi giới thiệu khu di tích lịch sử đền Hùng là về vị trí của đền. Giới thiệu di tích lịch sử Đền Hùng được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, nằm trên địa phận đất Phong Châu, kinh đô của quốc gia Văn Lang xưa. Ngày nay thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Quần thể di tích nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh, cao 175 mét.
Giới thiệu đền Hùng Phú Thọ: Ngày 6 tháng 12 năm 2012, UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Với những yếu tố thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay, trở thành nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng. Tính độc đáo của tín ngưỡng này thể hiện ở việc thờ Quốc tổ.
Tìm hiểu về lễ hội đền Hùng
“Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng ba”.
Giới thiệu khu di tích lịch sử đền Hùng gắn với ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Lễ hội đền Hùng được Nhà nước nâng lên thành giỗ quốc Tổ, tổ chức lớn vào những năm chẵn. Ngày giỗ gồm phần lễ và phần hội.
Giới thiệu lễ hội đền Hùng về phần lễ: Có lễ rước kiệu vua, xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Lễ dâng hương, mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ, để nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên.
Giới thiệu về lễ hội Đền Hùng phần hội: Có nhiều trò chơi dân gian như cuộc thi hát xoan, cuộc thi vật, thi kéo co, thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc. Du khách khi đến đây có thể tham gia vào các hoạt động này. Vào khoảng thời gian lễ hội, lượng người đi đền Hùng rất đông, bạn cần sắp xếp thời gian sao cho hợp lý.
Các di tích chính tại đền Hùng.
Giới thiệu về di tích lịch sử đền Hùng gồm có đền Hạ và chùa, đền Giếng, đền Trung, đền Thượng, lăng vua Hùng. Mỗi nơi lại có một đặc điểm kiến trúc và thờ các vị khác nhau.
Tương truyền, đền Hạ là nơi Âu Cơ sinh hạ trăm trứng, trăm con
Đền Hạ: Ðền được xây vào thế kỷ 15. Trước cửa đền Hạ có cây thiên tuế, nơi đây chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường về tiếp quản thủ đô có nói chuyện với chiến sĩ của đại đoàn quân tiên phong.
Đền Giếng: Giới thiệu về đền Hùng Phú Thọ, từ lăng đi xuống, đền Giếng ở chân núi phía Ðông Nam. Trong đền có giếng Ngọc, bốn mùa đầy nước. Ðền thờ Ngọc Hoa và Tiên Dung – 2 cô con gái yêu của vua Hùng thứ 18.
Đền Trung: Tương truyền, nơi đây các vua Hùng lập quán xá để nghỉ ngơi và bàn việc với các lạc hầu. Và cũng là chỗ hoàng tử Lang Liêu đã dâng bánh chưng, bánh giầy lên cho vua cha nhân dịp tết.
Đền Thượng: Giới thiệu về khu di tích lịch sử đền Hùng có đền Thượng, nơi các vua Hùng làm lễ tế Trời Đất, Thần Núi và Thần Lúa. Thục Phán sau khi được vua Hùng thứ 18 truyền ngôi, đã dựng cột đá thề sẽ trông nom ngôi đền và giữ gìn cơ nghiệp nhà Hùng ở đây.