Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn giới thiệu về hồi 14 của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
9.402
12
22
Huyền Thu
20/07/2017 08:51:35
Trong bản chữ Hán, Hồi thứ 14 Hoàng Lê nhất thống chí có tựa đề: Chiến Ngọc Hồi Thanh sư bại tích - Khí Long Thành Lê đế như yên, có nghĩa là: “Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh thua trận – Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài". Tôn Sĩ Nghị mang đại quân kéo thẳng một mạch đến Thăng Long “không mất một mũi tên, như vào chỗ không người". Y rất “kiêu căng buông tuồng"', quan quân chỉ lo ăn chơi. Hễ ai nhắc đến tình hình giặc giã thì y nói: “Ngày mùng 6 tháng giêng, nhân dịp đầu xuân sẽ xuất quân kéo thẳng đến sào huyệt của quân Tây Sơn. Bọn giặc ấy nhất định sẽ lần lượt bị bắt sống, không một tên nào lọt lưới. Người Nam Hà sẽ đến mà xem!" Bọn tay sai thì “vui mừng" vì được “thấy lại bóng mặt trời” dựa vào Tổng đốc họ Tôn, sống trong tình trạng “võ lắng, văn im, thảy đều bê trễ ” Vừa lúc ấy, có người cung nhân cũ từ phủ Trường Yên tới, nói với Thái hậu về tình hình trong nước, về mối lo tình hình của giặc. “Nguyễn Huệ là tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân... ra Bắc vào Nam ẩn hiện như quỷ thần...". Tổng đốc họ Tôn đem thứ quân “nhớ nhà” mà chống chọi thì "địch sao nổi”.  Lê Chiêu Thống và Lê Quýnh đến gặp Tôn Sĩ Nghị để tâu bày, “tha thiết xin xuất quân” liền bị y quở trách. Phần tiếp theo nói về quân Tây Sơn. Ngô Văn Sở lui binh về án ngữ Tam Điệp, sai Nguyễn Văn Tuyết chạy trạm vào Nam cáo cấp; ra đi từ ngày 20 thì ngày 24 đến Phú Xuân. Nguyễn Huệ họp tướng sĩ, lập đàn ở núi Bân tế trời đất, thần sông thần núi, lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung rồi đốc xuất đại binh ra Bắc. Ngày 29 tháng chạp Mậu Thân (1788) tới Nghệ An, tuyển thêm một vạn tinh binh, gập công sĩ Nguyễn Thiếp, tổ chức duyệt binh, truyền hịch đánh quân Thanh, rồi kéo đại binh ra Tam Điệp hội quân với Ngô Văn Sở. Vua Quang Trung cho quân ăn Tết trước, hẹn với tướng sĩ đến ngày mùng 7 năm Kỉ Dậu (1789) thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Nguyễn Huệ chia quân thành 5 đạo tiến đánh quân Thanh vào tối 30 Tết. Quân Thanh và lũ tay chân bị bắt sống toàn bộ tại sông Gián và sông Thanh Quyết, đêm mùng 2 rạng ngày mùng 3 tiêu diệt đồn Hà Hồi, rồi tiến đánh Ngọc Hồi, giặc Thanh bị thảm bại “thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối", bạt vía kinh hồn vội irốn xuống đầm Mực. làng Quỳnh Đô, bị voi quân ta “ giày đạp, chết đến hàng vạn người". Cùng lúc đó, đô đốc Long tiến đánh đồn Khương Thượng, quân Thanh bị tan vỡ, quân ta tiến vào giải phóng kinh thành. Trưa mùng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung cùng đại quân tiến vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị và quan tướng hốt hoảng tháo chạy, cầu phao bị đứt, hàng vạn giặc rơi xuống sông chết làm tắc nghẽn sông Nhị Hà. Lê Chiêu Thống và bè lũ hoảng sợ chạy đến Nghi Tàm, cướp đò ngang vội chèo sang bờ bắc. Đến biên giới, Lê Chiêu Thống theo kịp Tôn Sĩ Nghị, đứa thì “oán giận chayy nưâc mắt", đứa thì “lấy làm xấu hổ". Tên Việt gian bán nước kính chúc tướng giặc về triều được hai chữ "vạn phúc". Còn Tôn Sĩ Nghị vẫn khoác lác: “Nguyễn Quang Trung chưa diệt, việc này còn chưa xong... không đầy một tháng, đại binh sẽ lại tới...". Vua tôi, lũ bán nước lôi thôi, lếch thếch cùng đưa Thái hậu theo Nghị sang Trung Quốc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
2
Nga
08/04/2021 21:14:04

Hoàng Lê nhất thống chí là văn bản viết về những sự kiện lịch sử, mà nhân vật chính tiêu biểu – anh hùng Quang Trung (Nguyễn Huệ). Ông có một nét đẹp của vị anh hùng dân tộc trong chiến công đại phá quân thanh, với sự dũng mãnh, tài trí, tầm nhìn xa trông rộng thì Quang Trung quả là một hình ảnh đẹp trong lòng dân tộc Việt Nam.

Một con người có hành động mạnh mẽ và quyết đoán: từ đầu đến cuối đoạn trích, Nguyễn Huệ luôn luôn là người hành động một cách xông xáo mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng mà ông không hề nao núng, “ định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: “tế cáo trời đất”, “lên ngôi hoàng đế”, “đốc suất đại binh’’ ra Bắc gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. Hơn thế nữa ông còn có một trí tuệ sáng suốt, nhạy bén:

Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch. Đưa ra lời phủ dụ có thể coi như bài hịch ngắn mà ý tứ thật phong phú, sâu xa, có tác động kích thích lòng người yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc.

Sáng suốt nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người, thể hiện qua cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp, khi Sở và Lân mang gươm trên lưng chịu tội. ông rất hiểu sở trường sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đều đúng người đúng việc.

Cùng với ý trí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng Quang Trung đã làm lên trang lịch sử hào hùng cho dân tộc. chỉ mới khởi binh đánh giặc chưa dành lại được tấc đất nào, vậy mà mà Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột “ phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”, lại còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng nước lớn gấp 10 lần nước mình, để có thể dẹp chuyện binh đao, cho nước nhà yên ổn mà nuôi dưỡng lương thực.

Tài dùng binh như thần: cuộc hành binh thần tốc do vua Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc. ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuất binh ở phú xuân( Huế), một tuần lễ sau đã ra tận Tam Điệp cách Huế 500 km. vậy mà đến đêm 30 tháng chạp hành quân ra Bắc vừa đi vừa đánh giặc vậy mà ông hoạch định là mồng 7 tháng giêng sẽ vào ăn tết ở Thăng Long, trong thực tế đã vượt mức hai ngày. Hành quân xa và đầy gian khổ như vậy nhưng cờ nào đội ấy vẫn chỉnh tề, răm rắp nghe theo chỉ huy.

Hình ảnh Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận: Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân đánh giặc không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông là một tổng chỉ huy chiến dịch thật sự hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh mũi tên tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha trước hòn tên mũi đạn, bày mưu tính kế. Đội quân của vua Quang Trung không phải là đội quân thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tình của vị chỉ huy này đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù (bắt sống hết quân do thám của địch ở phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hạ Hồi…) trận đánh Ngọc Hồi cho ta thấy rõ tài trí về chiến lược phong thái lẫm liệt của vua Quang Trung (khói tỏ mù trời cách gang tấc không thấy gì mà chỉ nổi bật hình ảnh của vua Quang Trung..có sách ghi chép lại áo bào đỏ của ông sạm đen khói súng..)

Từ những đoạn trích trên ta thấy hiện về trong lịch sử một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×