Ăng-ghen nói: “hành trang quan trong nhất của con người là khiêm tốn và giản dị". Câu nói rất đúng trong xã hội hiện nay. Nếu lòng chân thành giúp ta có một thế đứng vững chắc trong quan hệ giao tiếp thì tính giản dị giúp con người tránh xa những thất bại tầm thường, tính khiêm tốn cho ta những thành công trong cuộc sống. vậy bây giờ ta đặt câu hỏi:
Khiêm tốn là gì?
Lòng khiêm tốn cho những con người đứng đắn, biết nhìn xa. Người khiêm tốn là người nhã nhặn, không tính tự cao tự đại, hướng thiện, nêu cao óc học hỏi, không đề cao cá nhân với người khác....người khiêm tốn luôn cho mình là kém cõi cần phải học hỏi thêm.
Tại sao phải khiêm tốn?
Cuộc sống là một cuộc chiến, nếu chúng ta dừng lại với thành công của mình ở hiện tại tức là đã chấp nhận thất bại ở tương lai, ở lại quá khứ làm kẻ thua cuộc. con người có tài cán bao nhiêu đi chăng nữa thì cái khôn ngoan hiện hữu ấy cũng không thể được quả quyết là không ai hơn được. đương nhiên ta nhìn xuống thì có nhiều người kém cõi ta, nhưng nếu ta đem so sánh như vậy thì là điều vô lí vô cùng. Hãy nhìn lên phía trên kia kìa! Bạn là người tài giỏi ư? Tôi tin ngoài xã hội còn hàng vạn người hơn bạn. bạn là một doanh nhân thành đạt ư? Ngoài đời còn hành tá tỉ phú mà bạn không thể dếm nổi số thứ tự của mình đâu. Nếu trong lòng bạn muốn nuôi dưỡng một tư tưởng tuyệt đối hơn người thì không có lợi ích nào cho bạn ngoài cái “hạnh phúc” vô lí!
Trong khiêm tốn người ta tự cho mình là kém và cân học nữa, họ coi thành công như sự an ủi. các nhà bác học càng lớn càng thấy mình cần phải khiêm tốn là lẽ đương nhiên. Nhà vật lí học Niuton đã so sánh mình như một đứa trẻ dạo chơi trên bài biển may mắn nhặt được hòn sỏi đẹp và trước mắt là bể chân lí bao la. Ông còn nói: sở dĩ tôi nhìn xa là vì tôi ngồi trên vai người khổng lồ. Lê-nin có lời khuyên với thanh niên về cách nghĩ và hành động khiêm tốn: nếu tôi biết tôi biết ít tôi sẽ tìm cách để hiểu biết hơn, nhưng nếu anh tuyên bố là người cộng sản không cần biết điều cơ bản thì ở anh không có chút gì công sạn hết.Điều ta nên nhớ là Le-nin có tói 9000 sách của 15 thứ tiếng và 9 ngoại ngữ Anh,Pháp, Đức,...tính khiêm tốn không cho phép mình nghĩ ngơi trên những thành công đã đạt được và còn nhiều minh chứng cho tính chất đó ví dụ như ở Anhxtanh, Sodrat, Alecxander,..
Ở một khía cạnh nào đó, khiêm tốn phải đi đôi với gỉan dị. vậy giản dị là dị? Giản dị là cách sống hòa nhập, tự nhiên hóa cuộc sống, sống phù hợp với hoàn cảnh, không cầu kì xa hoa. Giản dị thể hiện ở nhiều khía cạnh: cách ăn nói cẩn thận, không khoa trương, lời nói đơn giản, ngắn gọn dễ hiểu, không quan trọng hóa vấn đề, xem xét vấn đề dưới cái nhìn khoa học...Tại sao phải giản dị? tại vì đó cách sống khoa học. Thử hỏi cái đích của cuộc sống có phải là chân thiện mĩ? Con người vứt bỏ phiền toái ở xã hội và từ trong tâm trí họ sống hòa nhập với thiên nhiên, thân thiện với mọi người. tính giản dị rất cần trong cuộc sống, nó giúp ta tiết kiệm thời gian, khiến mọi người xung quanh tôn trọng ta, ta trở thành người biết cách ứng xử, gấn gũi chan hòa với mọi người.
Bác Hồ cảu chúng ta là một mẫu mực về tính giản dị và cả khiêm tốn được cả thế giới công nhận. Bác là chủ tịch nước nhưng lại ở nhà sàn, trồng rau, đi dép cao su,.. trong chiến dịch việt-bắc Bác ở hang Pác Pó, dùng đá làm bàn, ăn chao bẹ rau măng, uống nước sông suối,..Bác nói chuyện thân mật cởi mở như gia đình. Gs.Ngô Bảo Châu người vừa nhận giải Field toán học ăn mặc cũng bình thường, nhà khá nhưng đi học bằng dép cao su. Ông ăn nói giản dị khi khao bạn bè thì nói : “chẳng mấy khi tao giàu hơn *********”.Noí đến giản dị phải kể đến người Nhật, họ giàu có nhưng ra đường thì cho dù là quan chức hay học sinh, là doanh nhân hay trí thức cũng trang phục bình dị như nhau, căn nhà họ sống không trang trí bằng những món đồ công nghệ đắt giá, mà trái lại là những thứ mang dậm tính bản sắc dân tộc.
Vậy là ta đã định nghĩa được khiêm tốn và giản dị trong câu nói của Ăng-ghen. Hai đức tính này nếu dược phát huy tốt sẽ tạo nên những hiệu ứng dặc biệt. Nhưng thật buồn vì những giá trị này không được chú ý. Có người tự mãn với số vốn kiến thức sẵn có, có người học đến một học vị nào đó rồi cho là “công thành danh toại” không cần nghiên cứu nữa. có người giàu có và tự cho là đủ nên chỉ lo ăn chơi tiêu xài, không lo phát triển, đến khi trắng tay rồi mới hối hận. có hiện tượng tương tự là thói khiêm tốn giả tạo-là thói khiêm tốn quá mức hóa ra là thói tự cao tự đại, nấp dưới bóng dáng của khiêm tốn thật sự. những hiện tượng trên mau chóng xóa bỏ sự tồn tại của đức tính khiêm tốn. bên cạnh đó thói đua đòi xa xỉ, chi xài của cải thời gian vào việc vô bổ cũng thật sai lầm. ăn mặc lòe loẹt chi vậy? nó không tạo cho ta cái đẹp thâm chí làm trò “lố bịch” cho thiên hạ. “Mốt thời trang đã khiến ta mất dần cái tính giản dị, do đó phải ăn mặc cho phù hợp với hoàn cảnh.
Khiêm tốn giản dị chúng ta phải làm gì? Chúng ta phải biết đánh giá không thiên vị thực tài, không được coi thường thế hệ nhỏ tuổi, nêu cao ý thức học tập, phát triển không ngừng tư duy sáng tạo; sống cho phù hợp với hoàn cành và các giá trị chân-thiện-mĩ.
Nói tóm lại, chỉ có khiêm tốn chúng ta mới có thể tiến bộ, chỉ có giản dị chúng ta mới có thể hòa nhập tự nhiên. Ăng- ghen đã nói đúng. Khiêm tốn và giản dị là công cụ đắt lực phục vụ ta trên đường đời. Có khiêm tốn và giản dị cùng với lòng chân thành thành công tự nhiên sẽ đến với bạn.