Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn nêu lên suy nghĩ của mình về thái độ của bọn thực dân cai trị Pháp

Viết đoạn văn nêu lên suy nghĩ của mình về thái độ của bọn thực dân cai trị pháp đối với người dân thuộc địa trước chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, trong chiến tranh và khi chiến tranh kết thúc
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
330
1
0
Mint
01/04/2019 21:21:46
THAM KHẢO:
Trước chiến tranh, các đấng cai trị xem những người dân thuộc địa là “những tên da đen bẩn thỉu... giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta”. Chúng coi các dân tộc thuộc địa là chưa được "khai hoá văn minh", là "dã man", "mọi rợ",... Nhưng khi chiến tranh bùng nổ, lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc lên, khoác cho những danh hiệu cao quý: những người bạn, những nhà ái quốc,... và rồi đẩy họ đi khắp các chiến trường.
Cách đối xử của bọn thực dân lộ rõ bản chất bỉ ổi và thủ đoạn lừa bịp của chúng. Những người An Nam nói riêng và người dân các nước thuộc địa nói chung, vô hình chung đã trở thành vật hi sinh, trở thành những tấm lá chắn cho Pháp trên khắp các chiến trường.
Và họ phải nhận lấy một số phận bi thảm, trở thành vật tế trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Họ đành chấp nhận đột ngột xa gia đình, quê hương vì những mục đích vô nghĩa, vì những vinh dự hão huyền mà các đấng "khai hoá" khoác lên mình họ. Họ bị biến thành những vật hi sinh cho lợi ích của bọn cầm quyền: phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu, bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng, trở thành mồi cho cá mập, vùi xác dưới những đáy biển lạnh lẻo,.... Những người không trực tiếp ra trận thì cũng bị vắt kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm hoặc bị nhiễm bệnh bởi muôn vàn các chất độc hại khác mà chết. Những thống kê số liệu về sự hi sinh của những người dân đen tội nghiệp ấy càng khắc sâu thêm tình cảnh bi thảm của họ: Tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Thị Nhung
01/04/2019 21:22:05
Trước chiến tranh, các đấng cai trị xem những người dân thuộc địa là “những tên da đen bẩn thỉu... giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta”. Chúng coi các dân tộc thuộc địa là chưa được "khai hoá văn minh", là "dã man", "mọi rợ",... Nhưng khi chiến tranh bùng nổ, lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc lên, khoác cho những danh hiệu cao quý: những người bạn, những nhà ái quốc,... và rồi đẩy họ đi khắp các chiến trường. Cách đối xử của bọn thực dân lộ rõ bản chất bỉ ổi và thủ đoạn lừa bịp của chúng. Những người An Nam nói riêng và người dân các nước thuộc địa nói chung, vô hình chung đã trở thành vật hi sinh, trở thành những tấm lá chắn cho Pháp trên khắp các chiến trường. Và họ phải nhận lấy một số phận bi thảm, trở thành vật tế trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Họ đành chấp nhận đột ngột xa gia đình, quê hương vì những mục đích vô nghĩa, vì những vinh dự hão huyền mà các đấng "khai hoá" khoác lên mình họ. Họ bị biến thành những vật hi sinh cho lợi ích của bọn cầm quyền: phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu, bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng, trở thành mồi cho cá mập, vùi xác dưới những đáy biển lạnh lẻo,.... Những người không trực tiếp ra trận thì cũng bị vắt kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm hoặc bị nhiễm bệnh bởi muôn vàn các chất độc hại khác mà chết. Những thống kê số liệu về sự hi sinh của những người dân đen tội nghiệp ấy càng khắc sâu thêm tình cảnh bi thảm của họ: Tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
02/04/2019 07:33:46
Ở phần này, tác giả nêu bật sự đối lập trong thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước khi xảy ra chiến tranh và khi chiến tranh vừa bùng nổ. Trước chiến tranh, người dân thuộc địa bị bọn thực dân cai trị coi là giống người hạ đẳng, ngang hàng với súc vật: … họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, bọn thực dân cần lính, cần người tham gia chiến tranh thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Chế độ lính tình nguyện. Ở phần này, tác giả vạch trần các mánh khóe và thủ đoạn bắt lính của bọn thực dân. Có thật là người dân thuộc địa tình nguyện hiến dâng xương máu cho “nước mẹ Đại Pháp” như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền hay không? Tác giả kể rằng: Một bạn đồng nghiệp nói với chúng tôi: Dân lao khổ bản xứ ở Đông Dương từ bao đời nay bị bóp nặn bằng đủ mọi thứ thuế khóa, sưu sai, tạp dịch, bằng cưỡng bức phải mua rượu và thuốc phiện theo lệnh quan trên, từ 1915 – 1916 tới nay, lại còn phải chịu thêm cái vạ mộ lính nữa. Ấy thế mà trong một bản bố cáo với những người bị bắt lính, phủ toàn quyền Đông Dương, sau khi hứa hẹn ban phẩm hàm cho những lính sẽ còn sống sót và truy tặng những người sẽ hi sinh “cho tổ quốc”, đã trịnh trọng tuyên bố rằng: “Các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì hiến xương máu của mình như lính khố đỏ, kẻ thì hiến dâng cánh tay lao động của mình như lính thợ”. Thế là những “cựu binh” – đúng hơn là cái xác còn lại – sau khi đã dũng cảm bảo vệ chính nghĩa và công lí nay tay không trở về với chế độ bản xứ của họ, một,chế độ không biết gì đến chính nghĩa và công lí cả. Ba phần của chương Thuế máu được sắp xếp theo trình tự thời gian trước, trong và sau khi xảy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918. Với cách sắp xếp này, bộ mặt giả nhân giả nghĩa và bản chất độc ác của chính quyền thực dân Pháp xung quanh việc bóc lột xương máu được phơi bày toàn diện, triệt để. Mặt khác, thân phận thảm thương của người dân nô lệ các xứ thuộc địa cũng được phản ánh một cách chân thực và sinh động.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×