LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn nêu nhận xét của em về cách ăn mặc của ông Giuôc - Đanh

​1) VIẾT ĐOẠN VĂN:
EM CO NHAN XET GI VE CACH AN MAC CUA ONG GIUOC - DANH TRONG DOAN TRICH PHAN DOC-HIEU.TU DO EM CO SUY NGHI VE CACH AN MAC CUA GIOI TRE HIEN NAY.HAY VIET DOAN VAN NGAN(KHOANG 200 CHU).TRINH BAY SUY NGHI DO CUA EM
*GOI Y:
-CACH AN MAC CUA 1 SO BAN CO NHIEU THAY DOI,KHONG CON GIAN DI,KHONG CON PHU HOP
-LIEN HE CACH AN MAC CUA ONG GIOC DANH
-VIEC CHAY THEO MOT AN MAC NHU THE LAM MAT THOI GIAN CUA CAC BAN VA ANH HUONG XAU DEN KET QUA HOC TAP DONG THOI GAY TON KEM VE TIEN BAC
-VIEC AN MAC CAN PHU HOP VOI THOI DAI NHUNG CUNG PHAI PHU HOP VOI TRUYEN THONG CUA VAN HOA CUA DAN TOC,VOI LUA TUOI,VOI HOAN CANH SONG VA NOI LEN BAN CHAT TOT DEP VOI CON NGUOI

2) VIET DOAN VAN:
TU DOAN VAN O PHAN DOC-HIEU,NEU SUY NGHI CUA EM VE TINH THAN YEU NUOC,CHONG GIAC CUA NHAN DAN TA
*GOI Y:
-NHAN DAN TA LUON CO TINH THAN YEU NUOC
-TINH THAN YEU NUOC DUOC PHAT HUY MANH ME TRONG KHANG CHIEN
-CHUNG TA TU HAO VE CHA ANH
-NGUYEN PHAN DAU HOC TOT DE GIU GIN VA PHAT HUY LONG YEU NUOC,HOC TOT​

3) VIET DOAN VAN:
HAY VIET MOT DOAN VAN(KHOANG 200 CHU)TRINH BAY NHUNG NHAN XET,DANH GIA CUA EM VE TAM TRANG CUA TAC GIA DA BOC LO TRONG BAI THO
*GOI Y:
-THUC HIEN CUOC SONG O PAC BO
-VE DEP TAM HON CUA BAC:TINH THAN LAC QUAN,UNG DUNG TU TAI KHI DUOC SONG CH​AN HOA VOI THIEN NHIEN
7 trả lời
Hỏi chi tiết
2.211
0
1
Thanh Ender
28/04/2018 09:47:12
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục là một lớp kịch trọn vẹn (lớp 5, hồi II) trích từ hài kịch nổi tiếng "Trường giả học làm sang" của Mô-li-ê, nhà hài kịch lớn và là người sáng lập ra hài kịch cổđiển ở Pháp. Lớp kịch có hai cảnh rõ rệt: cảnh một gồm những lời thoại giữaông Giuốc-đanh và bác phó may, cảnh hai gồm những lời thoại của ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ. Thông qua cử chỉ, hành động vànhất là lời thoại của các nhân vật, tất cả đều mang yếu tố hài, kết hợp với cách bốtrí cảnh và không khí sân khấu đã đem lại cho khán giả những trận cười nổ ra tưởng như vô hạn.
Sau lớp 4 của hồi II (ông Giuốc-đanh muốn trở thành bậc học) nó nội dung: muốn trở thành nhà quý tộc thì phải giỏi, phải hiểu biết về triết, về ngôn ngữ học, phải biết viết thư tình... vẫn chưa đủ. Còn phải sang trọng, phải có lễphục, vì thế ông Giuốc-đanh đã ném vàng bạc ra mua loại vải hoa cực tốt, thúc thợ may may bộ lễ phục: đẹp nhất triều đình, phải sắm đủ tất, giày hảo hạng!.
Mời khán giả hãy đến sân khấu hài kịch nước Pháp để thưởng thức cảnh thứ nhất của lớp kịch: ông Giuốc-đanh với bác phó may.
A! Bác đã tới đấy à? Tôi sắp phát khùng lên vì bác đây. Đó là lời reo lên vừa vui mừng, vừa trách móc của ông Giuốc-đanh khi bác phó may xuất hiện. Vì sao ông Giuốc-đanh lại có thái độ như vậy? Vì háo hức mong đợi muốn được mặc lễ phục, vốn là kẻ lắm tiền, thích học đòi làm sang, nhưng ngờ nghệch nên ông Giuốc-đanh đã lần lượt bị gã phó may mơn trớn, lừa bịp. Mọi thứ mà trưởng giả gửi mua đều là hàng rởm. Bít tất lụa quá chật, mới xỏ chân vào đã đứt mất hai mắt rồi! Đôi giày không đúng số, đúng cỡ làm đau chân ghê gớm. Khán giả bật cười khi phó may “lấp liếm" bít tất rồi nó giãn ra thì ông Giuốc-đanh ngớ ngẫn phụ hoạ: Phải, nếu tôi cứ làm đứt mãi các mắt thì sẽ rộng thật. Càng buồn cười hơn khi nghe bác phó may giải thích: đôi giày không làm ngài đau đâu mà chỉ vì ngài cứ tưởng tượng ra thế thì vị trưởng giả vừa phân bua vừa hể hả tôi tường tượng ra thế vì tôi thấy thế. Bác này lí luận hay nhỉ. Chân to mà giày nhỏ thì đi vào sẽ đau chân; đau chân là cảm giác. Không phân biệt được cảm giác với tưởng tượng là vì ngờ nghệch, nói “thô" hơn có nghĩa là ngu dốt. Nói tưởng tượng chỉlà sự nguỵ biện, lừa bịp mà thôi! Thế mà một con người vừa học triết để làm nhà bác học nghe vẫn thấy xuôi tai!.
Lại còn bộ lễ phục nữa chứ! Đẹp nhất triều đình may bằng thứ vải hoa cực tốt. Oái oăm thay, bộ lễ phục lại may hoa ngược mất rồi! Nực cười thay! Nghe gã phó may bảo là Những người quý phái đều mặc như thế này cả thì ông Giuốc-đanh rối rít hỏi lại hồn nhiên đến khờ dại: Những người quý phái mặc áo hoa ngược ư? ồ! Thế thì bộ áo này may được đấy.
Rồi ông Giuốc-đanh hỏi phó may về chiếc áo có vừa vặn không, bộ tóc giả và lông đính mũ có được chững chạc không? Câu trả lời hoa mĩ của gã phó may Còn phải nói! Tôi đố hoạ sĩ nào lấy bút mà vẽ hầu ngài bộ áo vừa khít hơn được... rồi lại tiếp chững chạc tuốt đã làm cho sự đắc ý của ông Giuốc-đanh đã lên đến tột độ khi có bộ lễ phục đúng mốt quý tộc, mà lúc đó lễ phục quý tộc, đúng mốt thời thượng Pháp (thế kỉ XVI - XVII), phải may bằng vải đen, dạ, màu đẹn và may hoa xuôi. Khi phát hiện ra gã phó may đã cắt xén vải may lễ phục đểmay áo, ông Giuốc-đanh đã cất lời trách móc nhưng đã bị gã phó may đánh trống lảng bằng cách mời ông ta mặc thử bộ lễ phục. Sự gợi ý này đã đánh trúng tâm lí nhanh chóng trở thành người quý phái của Giuốc-đanh và thế là bác phó may đang từ thế bị động đã chuyển sang thế chủ động trước ông Giuốc-đanh.
Lão trưởng giả không chỉ dốt nát, ngờ nghệch bị gã phó may lừa bịp mà còn lộ chân tướng một kẻ lố bịch như một con rối, một thẳng hề không hơn, không kém. Phó may đã đem theo bốn thợ phụ để hầu ông Giuốc-đanh mặc lễ phục đúng thểthức, mặc... theo nhịp điệu, theo cách thức mặc cho các nhà quý phái. Cái quần cộc đã được hai chú thự “cời tuột" ra! Hai thự phụ khác đã lột áo ngắn rồi mặc lễphục mới cho ông. Buồn cười nhất là cử chỉ, hành động của ông Giuốc-đanh: phô áo mới, đi đi lại lại giữa đám thợ. Càng hợm hĩnh bao nhiêu càng buồn cười bấy nhiêu: cởi áo, mặc áo, chân bước, miệng nói, tất cả đều theo nhịp điệu của dàn nhạc. Phải chăng sự háo danh muốn trở thành quý
tộc đã biến Giuốc-đanh thành con người ngu dốt, ngờ nghệch và lố bịch, đúng hơn là một con rối.
Cảnh thứ hai diễn ra cuộc đối thoại giữa ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ (có tốp thợ phụ hỗ trợ giúp ông Giuốc-đanh mặc lễ phục). Người xem chắc chắn không thể không bật cười vì cảnh ông Giuốc-đanh xúng xính khoác áo trong âm thanh tiếng nhạc và tiếng cười ấy cứ thế kéo dài suốt cảnh kịch khi nghe những lời đối thoại giữa Giuốc-đanh và bọn thợ phụ. vốn biết tâm lí của ông Giuốc-đanh, chúng xúm vào tâng bốc lão trưởng giả lên tận mây xanh để moi tiền! Chỉ ba tiếng Bẩm ông lớn đã làm cho Giuốc-đanh vô cùng hả dạ: ông lớn ư? Ấy đấy, ăn mặc theo lối quý phái thì phải thế đấy!... Bọn thợ phụ lại tung hô: Bẩm cụ lớn, anh em chúng tôi đội ơn cụ lớn lắm lắm. Quá cảm động, quá sung sướng, hay nhờ thầy triết dạy ngôn ngữ, dạy phát âm, dạy viết thư tình mà ông Giuốc-đanh nói rất hiển hách: Cụ lớn, ồ ồ cụ lớn!... Cái tiếng cụ lớn đáng thưởng lắm. Cụ lớn không phải là một tiếng tầm thường đâu nhé... Bọn thợ phụ đã được cụ lớn thường! Bọn thợ phụ lại tôn Giuốc-đanh thành Đức ông. Hả hê lắm, khoái chí lắm, kẻ háo danh đắc trí nói cười: lại Đức ông nữa! Hà hà! Thật buồn cười khi lão Giuốc-đanh vừa móc tiền thưởng cho bọn thự phụ, vừa nói riêng với mình như vừa mê, vừa tỉnh, vừa khoái chí vì được tâng bốc là đức ông, nhưng cũng vừa tự biết: của đáng tội, nếu nó tôn ta lên bậc tướng công, thì nó sẽ được cả túi tiền mất. Cảnh bọn thợ phụ tôn vinh lão trưởng giả từ ông lớn lên cụ lớn rồi trở thành đức ông, Mô-li-ê đã nâng cao dần kịch tính làm nổ tung ra những trận cười châm biếm thói hợm hĩnh, háo danh, ưa phỉnh nịnh, thích được tâng bốc của bọn quý tộc phong kiến lỗi thời, bọn tư sản đang lên nhưng chứa đầy ung nhọt!.
Cảnh ông Giuốc-đanh mặc lễ phục đã diễn ra tại tư dinh của ông ta, bên cạnh lão trường giả còn có lão phó may, một kẻ ranh mãnh và bịp bợm; bọn thợ phụ giỏi hót, khéo moitiền. Qua những nhân vật này, Mô-li-ê đã châm biếm, giễu cợt và đả kích sự ngu dốt, ngờ nghệch, thói háo danh và vô cùng lố bịch của Giuốc-đanh, điển hình là bọn trưởng giả học làm sang. Tiếng cười trong hài kịch của Mô-li-ê là tiếng cười có giá trị phê phán sâu sắc, mang ý nghĩa xã hội tiến bộ. Hai cánh màn của sân khấu đã khép lại, kết thúc lớp 5, hồi II của vở kịch Trưởng giả học làm sang nhưng không khép được những trận cười thú vị hướng về đức ông xúng xính trong bộ lễ phục may hoa ngược, đi đi lại lại giữa đám thợ phụ theo nhịp của dàn nhạc! Chân tướng của một trường giả học làm sang vừa ngu dốt, vừa háo danh, một gã phó may láu cá, bịp bợm, một bọn thợ phụ ma ranh. Thật là một cuộc hội ngộ hiếm có. Tất cả được thể hiện bằng nghệ thuật châm biếm bậc thầy của Mô-li-ê, tạo nên tiếng cười thoải mái cho khán giả, sau những trận cười là những suy ngẫm về những trò lố bịch và được trình diễn trên sân khấu! Đây đúng sân khấu đồng thời cũng là cuộc đời!.
Đã nhiều thế kỉ trôi qua mà sức phê phán hiện thực của vở hài kịch Trưởng giả học làm sang của nhà văn Pháp Mô-li-ê vẫn còn dư sức hấp dẫn đối với mọi người và sống mãi với thời gian.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Quỳnh Anh Đỗ
28/04/2018 12:02:50
C1:
Nói đến việc ăn mặc của teen ngày nay, có khá nhiều chuyện dở khóc dở cười. Cách ăn mặc, trang điểm theo những phong cách kỳ quái, ấn tượng của nhiều teen khiến người ta phát choáng. Tuổi mới lớn là lứa tuổi thích nổi loạn. Từ lối cư xử đến cách ăn mặc đều mang một phong cách khác người. Ngày nay, không hiếm gặp hình ảnh những nữ sinh cấp 2, cấp 3 ra đường với bộ mặt cộm phấn son, tô trát mắt xanh, môi đỏ, lông mi giả cong vút... Ngay cả những khi mặc đồng phục nhiều teen cũng trang điểm một cách phản cảm như vậy. Nhiều teen lại thích hóa trang trông như một em búp bê Nhật với mái tóc luôn được đánh “xù” công phu, khuôn mặt thì đánh phấn trắng bệch, đôi môi đỏ chúm chím. Trang phục của teen cũng vô cùng phong phú, đa dạng. Mỗi người có một cách ăn mặc khác nhau. Tuy nhiên, đa phần các teen thích tự tạo "xì-tai” riêng cho mình mà không qua bất kì trường lớp hay sự hướng dẫn nào của người lớn. Vì thế mà dẫn đến nhiều cách ăn mặc rất lố bịch. Nhiều cô nàng béo ú nhưng cứ thích mặc áo bó sát, nhiều anh chàng gầy nhom lại luôn thích mặc quần tà lỏn ra đường... phơi xương. Nhiều teen lại có cách ăn mặc không đúng với lứa tuổi. Có cô nàng đã học năm nhất đại học mà vẫn thích cái kiểu ăn mặc lòe loẹt, quần áo đủ màu sắc rực rỡ. Sự lố bịch trong trang phục của teen còn thể hiện ở chỗ không hợp với hoàn cảnh. Ở những nơi trang trọng thì nhiều teen lại mặc rất xuề xòa, cẩu thả. Nhưng khi đến những nơi cần đơn giản nhiều teen vẫn cứ cầu kỳ hoa lá. Ở những nơi trang nghiêm như chùa chiền, miếu mạo thì nhiều teen vẫn ăn mặc quần áo cũn cỡn, chẳng biết giữ phép lịch sự. Các teen cũng rất nhanh nhạy trong việc bắt kịp với bất cứ một trào lưu, phong cách ăn mặc mới nào. Xu hướng thời trang của teen cũng thay đổi luôn xoành xoạch. Vài năm trước đây, mặc quần jean với cạp thật trễ (trễ đến mức hở cả underwear) mới là mốt thì bây giờ, quần jean đã trở thành thứ gì đó hơi lạc hậu. Mốt bây giờ là phải quần legging hay tregging, da bó cạp cao, đủ kiểu có gân, không gân ôm khít vào bụng và chân. Nhiều teen ngày nay cũng thích bắt chước theo phong cách của sao. Cái “xì-tai” áo dài quần ngắn của các sao gần đây được các teen ưa chuộng. Nhưng nhiều teen muốn tạo phong cách riêng nên bỏ hẳn cái quần ngắn, chỉ mặc mỗi chiếc áo dài phong phanh nên rất dễ "lộ hàng". Không chỉ teengirl, nhiều teenboy cũng có cách ăn mặc rất kệch cỡm. Nhiều anh chàng thích mặc quần áo lòe loẹt hoặc tua rua; đầu tóc xanh đỏ, có khi dựng ngược, có khi để chỏm... trông rất kỳ quái. Nhiều teenboy lại cứ thích mặc kiểu trang phục như con gái. Nhiều teen đầu tư rất tiền vào việc trang điểm, quần áo, giày dép... Nhưng tốn tiền nhiều chưa chắc đã đẹp hơn. Mặc đẹp là phải biết ăn mặc phù hợp với vóc dáng của cơ thể, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng gặp gỡ. Nhiều teen không biết điều này nên ăn mặc rất lố lăng, phản cảm.
3
0
Quỳnh Anh Đỗ
28/04/2018 12:13:16
C2:
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.
3
0
Quỳnh Anh Đỗ
28/04/2018 12:30:23
C3:
Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến người lãnh đạo thiên tài của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhắc đến Bác, còn là nhắc đến một lối sống thanh bạch, khiêm nhường, suốt đời chỉ chăm lo đến sự nghiệp cách mạng của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”
Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!
Nơi thâm sơn cùng cốc ấy, Người ở - ăn - làm việc như thế nào?
“Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” - “tối”, “suối” - "hang”, “ra” - “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng nhừng vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân. Và điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh" vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một "bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:
“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”
“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pắc Bó”. “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
2
0
NoName.447333
09/04/2019 22:42:45
nho
0
0
Nguyễn Bích
13/04/2019 20:36:00
Tinh chất hóa học của muối ?
0
0
đào hương
22/10 20:49:32
mà biết được 30 dòng sản phẩm của các bạn cùng phòng tắm

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư