Hành trình làm người là cả một chặng đường gian khổ để hoàn thiện nhân cách, phẩm chất, hướng đến phụng sự quốc gia và xa hơn nữa là nhân loại. Mỗi quốc gia có phong tục, tập quán riêng nhưng chung quy vẫn cùng mục đích giáo dục công dân mình đến bờ hướng thượng. Sách Quan Tử của Trung Hoa có một quan điểm khá mẫu mực như là điều kiện mang tính quyết định về sự đắc dụng của mỗi cố nhân đồi với quốc gia: lễ, nghĩa, liêm, sỉ là bốn cái rường đề giữ vững quốc gia. Bốn cái rường vó ấy nếu không được căng lên, nghĩa là người trong nước mà vô lễ, vô nghĩa, vô liêm sỉ thì quốc gia phải sụp đổ và diệt vong mất.
Không chỉ dân tộc Trung Hoa phải rèn luyện như thế mà làm người cần phải có những đức tính lễ, nghĩa, liêm, sỉ được xem là nền tảng không thể thiếu. Vậy bốn đức tính ấy có vai trò quan trọnh như thế nào mà thiếu nó, quốc gia sẽ diệt vong? Nếu lễ là phép tắc trong phép cư xử phải kính trọng với người xung quanh để giữ hoà khí, thì nghĩa là phải đi làm theo điều phải, tránh cái xấu xa, phát huy lòng hào hiệp, nghĩa khí. Sống trong sạch, ngay thẳng, không tham của người để giữ đức liêm và biết xấu hổ, biết giữ phẩm giá cho bản thân và quốc gia chính là sỉ. Chúng ta có thể hiểu rằng câu nói trên cần phải liên tưởng đến tấm lưới cá sẽ chẳng mang lại hiệu quả gì nếu không cố những khung cây làm rường, làm cái giềng bao quanh nó. Bốn đức tính lễ, nghĩa, liêm, sỉ của con người được ví như bốn cái giềng, cái rường bao quanh tấm lưới cá vậy.