LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về câu nói "Học! Học nữa! Học mãi", có sử dụng 1 câu cảm thán, 1 câu cầu khiến

4 trả lời
Hỏi chi tiết
14.352
23
34
....^_^....
30/01/2018 19:41:48
Học hỏi là 1 việc rất quan trọng đối với nhân dân ta, đối với cả nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay. Nó giúp con người mở mang kiến thức.Nó giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này,Lê Nin vẫn thường khuyên cán bộ và tự đặt cho mình nhiệm vụ: “học! học nữa! học mãi!”.
Đi sâu vào vấn đề,chúng ta cần hiểu được khái niệm của việc học?Học (nghĩa đen) là hoạt động thu nhận kiến thức nh ân lo ại dưới sự hứơng dẫn và truyền đạt của giáo viên trong nhà trường.. C òn học (nghĩa bóng) là người múôn theo kịp đà phát triển của xã hội thì phải học tập, học không ngừng nghỉ, học tập súôt đời, không chỉ học trong trường học mà cần học mọi lúc, mọi nơi...Kh ông nh ững th ế ta c òn ph ải hi ểu th êm học nữa l à học thêm, nâng cao, bổ sung thêm vào những điều đã học được v à học mãi là học không ngừng, học súôt đời. Vì vậy, khi học chúng ta phải tìm tòi, suy nghĩ thêm để hiểu rõ và mở rộng các kiến thức đã thu thập được. như thế lời dạy của Lê-nin có ý nghĩa là khuyên chúng ta phải luôn học hỏi không ngừng, học hỏi suốt đời chẳng những trong nhà trường và cả ngoài xã hội…
V ì kiến thức kh ông có giới hạn, chúng ta cần khám phá nó! Khám ph á để chinh phục cái nhìn của mọi ng ư ời về mình! Khám phá để hòa nhập với cuộc sống hiện đại. Đó là một chân lí, một sự thật hiển nhiên,bởi vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi ng ư ời trong chúng ta chỉ như giọt nước. Hơn thế nữa, mỗi một giây phút trôi wa thì hành tinh của chúng ta lại có một phát minh mới ra đời, vì thế kh ông bao gi ờ chúng ta học được hết những kiến thức đó và cũng vì thế mà chúng ta phải luôn luôn học tập ko ngừng.
làm sao chúng ta có thể quên được tấm gương của nhà bác học Lê Quý Đôn của đất nước Vi ệt Nam hay g ần đ ây nh ất l à nh à To án h ọc Ng ô B ào Ch âu đ ã đo ạt gi ải Nobel v à mang vinh d ự v ề cho đ ất n ư ớc ta ho ặc các bác học Newtơn, Ampere… trên thế giới đã suốt đời học hỏi và cống hiến nhiều kiến thức quý báo cho nhân lo ại. Ngoài ra, lời nhận định này cũng đúng vì nó có giá trị về mặt giáo dục con ng ư ời mới, giáo dục lý tưởng sống cao quý. Cho nên chúng ta kh ông lạ gì khi thấy các danh nhân trên thế giới cũng từng có những suy nghĩ tương tự nh ư L ê nin như câu nói nổi tiếng của Darwin:
“Nhà bác học ko có nghĩa là ngừng học”hoặc
“Đường đời là chiếc thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối cùng.” (Kalinin).Và câu nói của bác hồ :
“Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”.
Chính câu nói của các nhà bác học càng làm tăng th êm giá trị chân lí của lời nhận định của lê-nin.
Nhưng thật đáng tiếc là có những người làm ngược lại với lời dạy bảo quý giá này. Thật đáng tiếc là trong nhà trường có những học sinh lười biếng, kh ông cố gắng chăm lo học tập, kiền thức nông cạn, dở dang. Cũng như thế trong xã hội còn có những kẻ tự kiêu, tự mãn khi đã đạt được bằng cấp mà không chịu tiếp tục học hỏi và đương nhiên những kẻ s ẽ kh ông c ó ki ến th ức v à cu ộc đ ời s ẽ kh ông th ể t ốt đ ẹp đư ợc v à h ọ r ất đáng bị chê trách vì đã kh ông nghe theo lời khuyên bảo tốt đẹp này.Ngoài ra c òn c ó 1 s ố ng ư ời ngh ĩ rằng học đủ để có việc làm thôi, không cần học nhiều.Vậy các bạn nghĩ sao về ý kiến này? Thực ra, làm bất cứ việc gì cũng cần có mục đích và việc học cũng vậy nhưng chúng ta cần biết chọn lựa mục đích cho phù hợp có có cái nhìn đúng đắn hơn ví dụ như ở vấn đề trên ta cần phải xác định đúng mục đích của việc học đó là học để mở mang tri thức, học vì tổ quốc, vì nhân dân, học để trở thành người lao động mới có khả năng trình độ để phục vụ đất nước,sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc và giúp cho đất nước phát triển.v.v… chứ không phải chỉ học để có việc làm nuôi sống bản thân là chưa đủ,ta cần phải biết nghĩ cho người khác nữa. Do đó, học hỏi suốt đời là một việc phải làm và cần làm.
Để việc học hỏi đạt kết quả thật tốt, chúng ta phải có tinh thần và thái độ học tập đúng đắn, học đi đôi với hành, học ở nhà trường, học ngoài x ã hội…Là học sinh-những mầm non tương lai của đất nước chúng ta phải luôn chăm chỉ học t ập ‘V ào lớp thuộc bài, ra lớp hiểu bài’.Kh ông những thế ta còn phải biết giúp đ ỡ bạn bè học tập để cùng tiến bộ.
C ó c âu: ‘N ếu đ ẹp bạn hãy đáng với nhan sắc của mình. Nếu xấu bạn hãy làm cho mọi người quên cái xấu của bạn bằng chính tri thức mà bạn có được. Hãy cố gắng học tập để trở thành con ngoan trò giỏi của bố mẹ và thầy cô, các bạn nhé!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
66
13
Trịnh Quang Đức
30/01/2018 19:44:42
Học hỏi là 1 việc rất quan trọng đối với nhân dân ta, đối với cả nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay. Nó giúp con người mở mang kiến thức.Nó giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này,Lê Nin vẫn thường khuyên cán bộ và tự đặt cho mình nhiệm vụ: “học! học nữa! học mãi!”.Đó là một chân lí, một sự thật hiển nhiên, rõ rang từ trước đến nay. Bởi vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi người trong chúng ta chỉ như giọt nước. Hơn thế nữa, mỗi một giây phút trôi qua thì hành tinh của chúng ta lại có một phát minh mới ra đời, vì thế ko bao giờ chúng ta học được hết những kiến thức đó và cũng vì thế mà chúng ta phải luôn luôn học tập không ngừng. Làm sao chúng ta có thể quên được tấm gương của nhà bác học Lê Quý Đôn của đất nước VN hoặc các bác học Newtơn, Ampere… trên thế giới đã suốt đời học hỏi và cống hiến nhiều kiến thức quý báo cho nhân loại. Ngoài ra, lời nhận định này cũng đúng vì nó có giá trị về mặt giáo dục con người mới, giáo dục lý tưởng sống cao quý. Cho nên chúng ta không lạ gì khi thấy các danh nhân trên thế giới cũng từng có những suy nghĩ tương tự như câu nói nổi tiếng của Darwin:“Nhà bác học ko có nghĩa là ngừng học” hay:“Đường đời là chiếc thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối cùng.” (Kalinin) hay câu của Bác Hồ: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Chính câu nói của các nhà bác học càng làm tăng thêm giá trị chân lí của lời nhận định của Lê-nin.
13
20
Hiếu Phan
30/01/2018 20:06:15
Đất nước ngày càng phát triển, chúng ta đang tiến lên theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, cần có những người có đầy đủ kiến thức khoa học kĩ thuật, văn hoá... để tiếp xúc với cái mới. Học sinh chúng ta cũng như tât cả mọi người cần phải không ngừng học tập để có trình độ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Lê-nin đã từng nhắc nhở: Học, học nữa, học mãi!. Câu nói đã trở thành một chân lí cho mọi thời đại, mọi thế hệ con người.
Vậy học là gì? Học là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là cả cuộc đời. Học là một quá trình tìm hiểu, thu nhận, tích luỹ kiến thức của thầy cô giáo, của những người đi trước truyền lại, nhằm tăng thêm hiểu biết về mọi mặt trong xã hội. Học ở đây không chỉ đến trường mới học, mà ngay từ nhỏ, khi ta còn sống trong vòng tay của bố mẹ, bố mẹ đã dạy ta học ăn, học nói, học cách cư xử trong cuộc sống. Đến tuổi đi học, chúng ta được học tập theo chương trình của từng cấp học với sự dạy dỗ tận tình của thầy, cô giáo. Bên cạnh những kiến thức học được ở trường, chúng ta còn học qua bạn bè, qua sách, báo và các phương tiện thông tin đại chúng.
Kiến thức nhân loại vô cùng phong phú, khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển, có nhiều vấn đề nảy sinh trong cuộc sống cần được giải quyết và tiếp thu, nếu ta không học tập thì sẽ bị lạc hậu, hơn nữa yêu cầu xã hội ngày càng cao, là học sinh, sinh viên... lại càng cần phải học một cách toàn diện, đầy đủ, học lí thuyết gắn với thực hành, vận dụng vào đời sống đế nắm chắc bài học hơn.
Tại sao lại còn phải học nữa và học mãi? Bởi điều ta biết chỉ là giọt nước. điều ta chưa biết là biển cả, cho nên, chúng ta không được thoả mãn với bằng cấp mà mình đã có mà cần luôn học tập để nâng cao trình độ. Mỗi lần học tập để nâng cao trình độ, ta sẽ cảm thấy kiến thức của mình thu được quá ít so với biển kiến thức mênh mông của nhân loại, vì thế con người cần tiếp tục học, học không ngừng, học ở mọi lúc mọi nơi, học để hiểu biết hơn, học để nâng cao năng suất lao động.
Vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết là vì bản thân chúng ta. Nếu không học, chúng ta sẽ không có tri thức, thiếu hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống, kết quả công việc sẽ không tốt đẹp như ta mong đợi. Người xưa có câu rằng: Nhân bất học bất tri lí; Ấu bất học lão hàn vi. Bởi vậy, chúng ta cần phải học để có trình độ, có kiến thức để có việc làm tốt nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình và phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xa hơn nữa là bước tới tầm cao nhân loại. Thực hiện lời mong muốn của Bác Hồ: Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu. Nếu chúng ta chăm chỉ học tập, rèn luyện thì đó sẽ là những nhân tố tích cực xây dựng đất nước ta giàu đẹp, văn minh, Tố quốc Việt Nam sẽ sánh vai các cường quốc năm châu. Một đất nước ấm no, hạnh phúc thì mỗi gia đình, bản thân chúng ta sẽ được sống đầy đủ, hạnh phúc hơn. Như vậy, học và chỉ có học nữa, học mãi thì đó sẽ là chìa khóa mở cửa mọi khó báu trên đời.
Tóm lại, tuổi chúng ta còn trẻ, chúng ta cần phải tranh thủ học tập tốt. Đừng bao giờ cho rằng học đã đủ mà hãy nhớ rằng cần học nhiều hơn nữa để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Đừng bao giờ hỏi rằng mình đã được những gì mà hãy tự hỏi rằng mình đã học và đã làm gì cho đất nước và đừng quên lời dạy của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi! Hãy xem lời dạy của Lê-nin là kim chỉ nam cho mục đích, phương hướng học tập của chúng ta.
11
10
thu thu
12/12/2019 14:41:46
Học hỏi là 1 việc rất quan trọng đối với nhân dân ta, đối với cả nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay. Nó giúp con người mở mang kiến thức.Nó giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này,Lê Nin vẫn thường khuyên cán bộ và tự đặt cho mình nhiệm vụ: “học! học nữa! học mãi!”.Đó là một chân lí, một sự thật hiển nhiên, rõ rang từ trước đến nay. Bởi vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi người trong chúng ta chỉ như giọt nước. Hơn thế nữa, mỗi một giây phút trôi qua thì hành tinh của chúng ta lại có một phát minh mới ra đời, vì thế ko bao giờ chúng ta học được hết những kiến thức đó và cũng vì thế mà chúng ta phải luôn luôn học tập không ngừng. Làm sao chúng ta có thể quên được tấm gương của nhà bác học Lê Quý Đôn của đất nước VN hoặc các bác học Newtơn, Ampere… trên thế giới đã suốt đời học hỏi và cống hiến nhiều kiến thức quý báo cho nhân loại Ngoài ra, lời nhận định này cũng đúng vì nó có giá trị về mặt giáo dục con người mới, giáo dục lý tưởng sống cao quý. Cho nên chúng ta không lạ gì khi thấy các danh nhân trên thế giới cũng từng có những suy nghĩ tương tự như câu nói nổi tiếng của Darwin:“Nhà bác học ko có nghĩa là ngừng học” hay:“Đường đời là chiếc thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối cùng.” (Kalinin) hay câu của Bác Hồ: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Chính câu nói của các nhà bác học càng làm tăng thêm giá trị chân lí của lời nhận định của Lê-nin.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư