Giữa vũ trụ bao la, nhà thơ chỉ ước muốn làm những sinh vật bé nhỏ, con chim nhỏ, cành hoa xinh và nốt nhạc trầm để góp mặt với đời. Điều ước ấy thật khiêm tôn. Tác giả không ao ước làm cái gì lơn lao, vĩ đại mà chỉ xin góp phần nhỏ vào sự nghiệp chung của đất nước. Thanh Hài xem sự cống hiến của mình là một mùa xuân nho nhỏ, ông đã lặng lẽ dâng cho đời Một sự cống hiên âm thầm nhưng không ngừng nghỉ:
Một mua xuân nho nho
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù Ta tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Điệp ngữ "dù là" trong hai câu cuối của khổ thơ đã nhân mạnh điều đó.
Qua những lời thơ thâm trầm ấy, Thanh Hải muốn thế hiện rõ quan niệm của mình. Đừng nghĩ minh quá lớn lao, cho ta là tất cả mà tự cao tự đại. Nhưng cũng đừng nghĩ là mình quá bé nhỏ rồi không cần phải cống hiến. Mà hãy hiểu rằng mỗi người là một mùa xuân nho nhỏ, nhiều mùa xuân nhỏ góp lại sẽ tạo được mùa xuân lớn cho dân tộc.
Mỗi người cống hiến sức xuân của mình cho đất nước tuy nó nhỏ, không ồn ào, không vang xa, nó lặng lẽ âm thầm nhưng lại là cống hiến suốt đời không ngừng nghỉ.
Thanh Hải đã mở ra trước mắt chúng ta một hướng đi tốt đẹp. Hướng đi của tuổi trẻ hôm nay là sống phải biết cống hiến. Đó là trách nhiệm là bổn phận của mỗi con người trong xã hội từ một sinh vật bé nhỏ nhất đến con người thông minh như chúng ta đâu phải có bổn phận với đời.
"Nếu là con chim chiếc lả thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh".
Nhiệm vụ của "chim" là phải cất cao tiếng hát cho đời. coi chiếc "lá" là phải xanh mãi để làm đẹp, để cho bóng mát. Là những sinh vật bé nhỏ mà nó còn biết bổn phận với đời huống chi ta là con người đã "vay" quá nhiều thi phải "trả". Bởi lẽ "sống là cho đâu chi nhận riêng mình". Cho nên ta phải biết cống hiến với niềm hăng say, tự nguyện, âm thầm không cấn ai biết. Nhưng sự cống hiến ấy lại không ngừng nghỉ, công hiến suốt cả cuộc đời. Thanh Hải đã giúp ta nhận thức rõ điều ấy. Đây là cái nhìn rất mới, thể hiện cách sống mới có ý nghĩa tốt đẹp. Thật khác hẳn với quan niệm của người xưa làm việc gì cũng phải phô trương, phải làm chuyện "xẻ núi lấp sông", phải được nổi tiếng đé sử sách ghi tâm. Quan niệm phấn đấu theo chủ nghĩa anh hùng cá nhân ấy đã không còn nữa, mà ta cần phấn đâu để thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Đây đúng là mục đích phấn đấu của chúng ta ngày nay.
Do vậy, nếu ai trong lúc này lại còn muốn phô trương, muốn phát huy chủ nghĩa anh hùng cá nhân thi thật là lạc hậu, thật đáng chê trách. Càng đáng trách hơn là những kẻ chỉ biết hưởng thụ mà không biết cống hiến. Đây là những con người quen sống trong nhung lụa, luôn được sự chở che, chưa bao giờ biết tự đi bằng đôi chân của chính mình. Những kẻ ấy thật là vô dụng, đáng phê phán. Càng nghĩ ta càng thấm thìa lời thơ của Thanh Hải. Khâm phục tấm guơng cống hiến quên mình của tác giả, chúng ta lại càng muốn phấn đấu nhiều hơn để thực hiện tốt lời trăng trối cùa nhà thơ. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không hưởng thụ, quên hẳn quyền lợi cá nhân. Mà là ta phái biết kết hợp giữa quyền lợi cá nhân và trách nhiệm đối với tập thể một cách thật hài hòa. Với quan niệm mới mỗi chúng ta sẽ tạo cho minh một cuộc sống đàng hoàng hơn, tốt đẹp hơn. Rổi đây mỗi người có một mùa xuân nho nhỏ để dâng cho đời.
Tóm lại, Thanh Hải đã cho chúng ta một nhận thức mới trong cuộc sống. Đây là nhân sinh quan của người cách mạng đáng quý, đáng trân trọng, mà nhà thơ Thanh Hải chính là tấm gương thể hiện nhân sinh quan đó để mọi người soi rọi và phấn đấu noi theo. Chúng ta nguyện cũng sẽ cố gắng hết sức mình để sống tốt hơn, đẹp hơn xứng đáng với những người đi trước.