Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn ngắn về tính tự lập. Viết bài văn nghị luận xã hội về giá trị của sách

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
242
1
0
Death Angel
21/04/2019 17:57:57
Xung quanh chúng ta có rất nhiều những con người tài giỏi, thành công. Không phải tự nhiên họ có được những kết quả tốt đẹp. Đó là cả một quá trình dài. Trên hành trình đó không thể thiếu tính tự lập, một đức tính quan trọng của cuộc sống.
Tự lập chính là một cách sống tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đường trong tương lai để đi. Tự lập là hành động mà không dựa dẫm vào người khác, mọi hành động đều phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người. Hiểu đơn giản tự lập là những hành động hết sức quen thuộc. Tự làm bài về nhà mà bố mẹ không phải nhắc nhở, tự dọn dẹp nhà cửa mà không cần cha mẹ nhờ, bài kiểm tra hoàn thành mà không phải đi chép bài, hay dám đứng dậy trả lời, giơ tay phát biểu, đưa ra ý kiến, quan điểm của mình về những vấn đề được nêu ra…
Có rất nhiều hành động chứng tỏ tính tự lập là vô cùng cần thiết. Edison, một nhà bác học nổi tiếng với nhân loại với những phát minh vĩ đại, đã tự mình tìm tòi, sáng chế ra những thí nghiệm quan trọng mà không phải dựa dẫm vào người khác. Hay gần gữi, những em bé vùng cao, bố mẹ đi làm từ sớm, phải ở nhà chăm em, dọn dẹp nhà cửa, náu cơm,… Chúng tự ý thức được những việc chúng phải làm và tự lập ngay từ khi còn rất nhỏ.
Ngay từ khi chúng ta còn nhỏ, ông bà cha mẹ đã dạy cho chúng ta biết tự lập là một đức tính quan trọng. Thiếu nó, con người không thể hoàn thiện. Tự lập giúp con người suy nghĩ nhiều hơn, tự đánh thức tài năng ẩn dấu trong bản thân và từ đó khơi lên trí sáng tạo. Khi có tính tự lập, con người có ý thức hơn về mọi hành động của mình. Vì hành động nếu chính mình làm ra, ta sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động đó. Nếu đó là hành động xấu, chưa đúng, ta sẽ phải trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả. Điều này dãn đến việc con người sẽ ý thức hơn trong từng hành động mình làm ra để tránh gây ra hậu quả xấu. Để có được tính tự lập, con người phải chăm chỉ, cần cù, chịu khó rèn luyện. Tính tự lập giúp con người nhìn toàn diện hơn về đời sống, có cái nhìn bao quát về mọi mặt. Hơn thế, tính tự lập giúp con người khẳng định được giá trị bản thân trong mắt mọi người. Xã hội luôn cần những con người có tính tự lập góp phần hoàn thiện thay đổi đất nước ngày phát triển. Bởi thế những con người có tính tự lập, không để ai nhắc nhở là những người hoàn hảo, được mọi người yêu quý, kính trọng.
Tuy nhiên, về thực tế xã hội ngày nay, hiện trạng mọi người về ý thức tự lập đang là vấn đề cần quan tâm. Học sinh ỷ lại vào các thiết bị điện tử, ỷ lại vào học thêm mà không có ý thức tự học, ỷ lại vào các sách tham khảo…. Tính tự lập gần như đang là số 0 với học sinh. Việc học tủ trước khi đi thi, diễn ra thường xuyên dẫn đến điểm kém, và không có kiến thức ở nhiều học sinh. Nhiều đứa trẻ thành phố, quen thói được nuông chiều, ở nhà có giúp việc dọn dẹp mà không biết làm việc nhà. Hay chúng quen được bố mẹ nấu sẵn và không hề biết nấu bất kì món ăn nào. Thực trạng này diễn ra rất nhiều, phổ biến. Nhưng vẫn còn rất nhiều người và nhiều học sinh biết rèn cho mình tính tự lập để tìm được con đường đến thành công dễ dàng.
Muốn có được tính tự lập, mỗi người chúng ta luôn phải tự trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân. Hơn thế phải biết cùng mọi người cố gắng rèn luyện đức tính tự lập đáng quý. Tuy vậy, tự lập phải đi cùng sự tỉnh táo và biết tiếp thu ý kiến của mọi người xung quanh.
Thành công sẽ không đến với những ai không có tính tự lập. Bởi tự lập là một trong những điều cốt lõi nhất của con người trên con đường hoàn thiện bản thân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Death Angel
21/04/2019 17:59:55
Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này.
Từ một cậu bé mồ côi, thất học, Alexei Peshkow đã vươn lên trở thành M.Goocki - nhà văn nổi tiếng thế giới, nhà văn bậc thầy của giai cấp vô sản, con người được nhân dân thế giới kính trọng vì một vốn hiểu biết văn hóa vừa rộng lớn vừa sâu sắc. Nhờ đâu? Nhờ một nghị lực sống phi thường đã tìm gặp được một thứ tài sản phi thường: sách. Nói đến M.Goocki, không thể không nói đến tự học, do đó không thể không nói đến sách. Chính ông đã nói đến tác động to lớn của sách đối với mình trong một lời phát biểu giản dị: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Câu nói ấy hàm chứa một ý nghĩa phong phú và một chân lí, một lời khuyên. Từ lâu con người đã biết đến sự kì diệu của sách. Sách, đó là cái thần kì trong những cái thần kì mà nhân loại đã sáng tạo nên. Thật không thể hình dung một nền văn minh mà không có sách. Từ hàng nghìn năm trước, khi chưa có chữ in, chưa có máy in, chưa có cả giấy bút nữa, thì nhân loại đã nghĩ đến sách rồi, đã có những hình thức đầu tiên của sách rồi. Sách là cái cần có để con người lưu giữ và truyền lại cho người khác, cho thế hệ khác, những hiểu biết của mình về thế giới xung quanh, những khám phá về vũ trụ và con người, cả những ý nghĩ, những quan niệm, những mong muốn về cuộc sống cần gửi đến cho mọi người và trao gửi đến đời sau.
Sách, đó là kho tàng chứa đựng những hiểu biết của con người đã được khám phá, chọn lọc, thử thách, tổng hợp. Sách là nơi kết tinh những tư tưởng tiên tiến nhất của các thời đại, những hoài bão mạnh mẽ nhất, những tình cảm tha thiết nhất của con người. Chỉ có những gì mà con người cảm thấy bức xúc cần nói lên, cần truyền lại, mới đi vào sách.
Tác động của sách không hề bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Con người ngày nay vẫn không hề giảm sút những thú tìm lại những trang sách đã có hàng mấy nghìn năm nay, từ những hình vẽ bí hiểm trên những miếng đất sét, những chữ cái từ lâu đã trở nên lạ lùng trên các tấm da cừu, những con chữ tượng hình trên các thẻ tre... cho đến hôm nay, những cuốn sách được in hàng loạt bằng những máy in điện tử hiện đại. Một người sống ở một làng hẻo lánh châu Á cũng có thể đọc được cuốn sách của một người viết từ một đất nước xa xôi từ châu Mỹ. Thật có thể nói không ngoa rằng: có sách, các thế kỉ và dân tộc xích lại gần nhau.
Sách là thế, sách có sức mạnh như thế, cho nên M.Goocki đã rất có lí khi nói: "Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới".
Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những qui luật của nó, hiểu được quả đất tròn mang trên mình nó hao nhiêu đất nước khác nhau với những hoàn cảnh thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội học lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách về văn chương, giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong của con người, qua các thời kì khác nhau, ở các dân tộc khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ.
Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của mỗi người và phải làm gì để sống cho đúng và để đi tới một cuộc đời thật sự. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng.
Đã có những cuốn sách không chỉ "mở rộng những chân trời mới" cho một người, trăm người, triệu người, mà cho cả nhân loại. Những trang sách của Brunô, Galilê về quả đất và thái dương hệ đã mở ra cho loài người một thời kì mới trên con đường chinh phục tự nhiên. Những cuốn sách của Dacuyn về các giống loài không chỉ giúp người hiểu rõ về các giống loài sinh vật mà còn hiểu rõ hơn về chính con người. Sách của Sếcpia, của Điđơrô, Môngtexkiư rồi Mac, Enghen...thật sự đã giúp con người làm những cuộc cách mạng. Đọc Bandắc ta hiểu về thế giới tư bản với sức mạnh lạnh lùng của đồng tiền. Đọc thơ Tago, thơ Lí Bạch, Đỗ Phủ, ta hiểu đời sống và tâm hồn của các dân tộc. Đọc Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát... ta hiểu xưa kia cha ông ta từng mong mỏi và mơ ước những gì... Thật không sao kể hết “những chân trời" mà các tran g sách đã mở rộng ra trước mắt ta. Có thể nói một cách tóm tắt rằng: lợi ích của sách là vô tận. Ta đồng ý với lời nhận xét của G.Moocki cũng là tiếp nhận lời khuyên bảo tốt đẹp trong câu nói ấy: Hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt.
Tuy nhiên, chẳng lẽ đó là một lời khuyên vô điều kiện? Ngẫm cho kĩ, ta vẫn thấy có một khoảng trống cần cân nhắc trong lời khuyên ấy. Vì sao? Vì không phải mọi quyển sách đều "mở rộng chân trời mới”.
Từ khi xuất hiện chủ nghĩa tư bản, mọi vật dụng của con người, trong đó có sách, đều trở thành hàng hóa. Sách không chỉ là cái do con người viết ra cho người đọc, mà còn là một món hàng cho những ông chủ nhà sách kiếm lời. Mục đích của những ông chủ ấy, nói chung, không phải là phục vụ nhân loại mà là để kiếm lợi nhuận, lợi nhuận tối đa. Vì thế, trên thị trường sách, không phải bao giờ cũng chỉ có những cuốn sách tốt, thực sự phục vụ mục đích cao cả của con người, mà còn rất nhiều những cuốn sách vì mục đích kiếm lời, đã gây tác hại không nhỏ cho con người (dẫn chứng hiện tượng xuất bản xô bồ).
Thế nào là sách tốt? Đó là những cuốn sách phản ứng chính xác qui luật của tự nhiên và đời sống của xã hội. Chúng giúp con người hiểu rõ về số phận của mình để có ý thức đúng về nghĩa vụ của mình trong đời sống. Một cuốn sách tốt phải giúp cho các dân tộc hiểu biết nhau hơn để gần gũi nhau hơn. Nó phải ca ngợi sự công bằng và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Nó phải khiến cho con người thêm tự hào về mình, thêm vững tin ở cuộc sống để chiến đấu cho cuộc sống mỗi ngày một hợp lí và hạnh phúc hơn. Nó phải khiến cho tâm hồn con người trở nên phong phú hơn, trong sáng hơn (dẫn chứng vài tác phẩm).
Đọc những cuốn sách như thế, đúng là chân trời mở rộng không chỉ trước mắt ta mà còn cả trong tâm hồn ta. Ta không chỉ tăng thêm hiểu biết mà còn tăng thêm giá trị sức mạnh. Còn thế nào là sách xấu? Đó là những cuốn sách xuyên tạc đời sống, đưa đến cho người đọc những kiến thức dối trá về thế giới xung quanh. Chúng đề cao dân tộc này mà bôi nhọ dân tộc kia, chúng gây thù hằn và ngờ vực giữa các dân tộc, đề cao bạo lực và chiến tranh, kích động những thị hiếu bản năng thấp hèn của con người (dẫn chứng vài tác phẩm).
Đọc những cuốn sách như thế, người đọc không những tăng thêm hiểu biết mà còn trở nên dốt nát, mê muội hơn. Đọc những cuốn sách như thế, tâm hồn người đọc không những không hề mở rộng chân trời mà còn thêm khô cằn vì những ước muốn tầm thường ích kỉ những linh cảm bạc nhược đê hèn.
Sách có thể là một thứ thuốc bồi dưỡng cực kì công hiệu, cũng có thể là một thứ ma túy, một thứ thuốc độc cực kì tai hại.
Bởi vậy, từ câu nói của nhà văn vô sản Nga, ta có thể tự xác định cho mình một thái độ đối với sách. Trước hết, phải biết quý trọng sách và coi việc đọc sách là một công việc rất cần thiết, vừa rất thú vị vừa rất bổ ích. Sống mà không đọc sách, không ham mê sách là một điều không thể chấp nhận. Nhưng phải biết chọn sách để đọc. Không bị mê hoặc bởi sự hấp dẫn của hình thức, không thể bị lôi cuốn bởi những thị hiếu tầm thường, phải tìm đến những cuốn sách thực sự tốt, có ích. Mặt khác, đọc sách không chỉ là sự hưởng thụ, mà còn là một cách hành động ở đời. Cho nên, đọc sách là để rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống tốt hơn, hành động có hiệu quả hơn. Đọc sách mà không tiêu hóa được, không vận dụng được vào hành động, thì dẫu đọc hàng nghìn cuốn sách cũng không hơn gì cái tủ mọt đựng sách.
Hàng ngàn năm qua, con người đã sáng tạo ra sách và ham mê đọc sách. Nhưng nếu xưa kia niềm vui ấy chỉ là đặc quyền của một số người rất nhỏ thì ngày nay là niềm vui, là quyền lợi của cả con người bé nhỏ, bình thường. Sách vẫn tiếp tục phát huy tác dụng kì diệu của nó. Ta không thể hình dung một thế giới không có sách. Không có sách, nền văn minh nhân loại sẽ không còn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×