LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn nghị luận có yếu tố miêu tả và tự sự

4 trả lời
Hỏi chi tiết
15.623
21
9
Cô Pé Thiên Yết
28/03/2018 12:01:48
Sống, sống có ích và sống đẹp
Đến với núi cao, sông dài, biển rộng là để biết cái hùng vĩ của vũ trụ vô cùng. Đến với cỏ nội hoa ngàn, trăng thanh gió mát, là muốn cảm được cái kì diệu của hóa công, đo được cái trong của hồn mình, bày tỏ được cái chí của đời mình. Khắc đá đề thơ vào vách động, lưu bút đến ngàn năm sau, phải là bậc danh sĩ cao khiết ở đời. Tựa như trăng sao vằng vặc vậy. Còn như đúc chuông, tạc tượng, xây chùa dựng am, trồng tháp là sự bày tỏ cái lòng thành của bậc chân nhân, vĩ nhân. Lo cho dân cày thêm ruộng cấy trâu cày, kẻ bần hàn có cơm no áo ấm, được sống yên bình giữa bốn cõi, là cái tài, cái tâm của bậc đống lương, kinh bang tế thế xưa nay.
Lòng vui khi nghe suối reo chim hót. Rơi lệ trước nỗi đau của kẻ nghèo hèn, thao thức vì tiếng khóc của cô nhi quả phụ, hân hoan khi nghe trẻ thơ ca hát vui cười. Đau cái đau của người, vui cái vui của thiên hạ. Ăn một miếng ngon, mặc cái áo đẹp, nơi ở là lâu đài, du ngoạn có xe tứ mã, thế là sang. Nếu thiếu đi một tâm hồn trong sáng, một đời sống tinh thần phong phú, thì chưa hẳn đã hạnh phúc?
Đến với một chân trời xa lạ, một ngọn núi dòng sông, một đảo xa biển biếc,... là được sống thêm một phần cuộc đời tốt đẹp. Gặp gỡ thêm một người bạn hiền tựa như sông suối thêm nguồn, như đứng trên núi cao ngắm trăng, không chỉ cảm được “thanh phong minh nguyệt” mà còn thấy được cái sáng của lòng mình, cái trong của hồn mình, cái thành thực của tình bằng hữu. Tinh bốn phương cao nhã là vậy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
25
10
Cô Pé Thiên Yết
28/03/2018 12:02:04
Tình cảm và tư tưởng yêu nước Việt Nam
Yêu nước là một tình cảm và tư tưỡng phố biến, dân tộc nào cũng có, riêng gì dân tộc Việt Nam...
Quả thực yêu nước là tình cảm và tư tưởng tự nhiên phổ biến. Chim luyến tổ, cá quen đồng, người sao không yêu quê hương? Quê hương nhỏ là bản làng, ở đó có cha mẹ, anh chị em, có mồ mả ông bà, có bờ ao, bến đò quen thuộc. Quê hương lớn là nước nhà, ở đó có tất cả đồng bào cùng tiếng nói, phong tục, có toàn bộ lịch sử dân tộc gồm những lúc vinh, lúc nhục, lúc vui, lúc buồn đều có nhau; có vầng sao những anh hùng liệt sĩ với những chiến công hiển hách, đạo đức sáng ngời, lòng hi sinh vô hạn; có đền đài, miếu mạo, có núi cao, đồng rộng, sông dài, đủ làm nơi sinh tụ cho giống nòi ta. Quê hương lớn cũng gọi là Tổ Quốc. Người Việt Nam yêu nước Việt Nam.
(...) Tình cảm và tư tưởng yêu nước đều tồn tại ở tất cả các dân tộc trên đời, nhưng tùy nước, tư tưởng ấy sớm hay muộn, đậm hay nhạt khác nhau. Và, xưa nay cuộc đời dâu bể, có dân không còn nước để mà yêu, có nước mãi đến hiện đại mới hình thành. Nội dung lịch sử mỗi nước không nơi nào giống nơi nào. Tình cảm và tư tưởng yêu nước Việt Nam sinh nở và phát triển trong những điều kiện cụ thể riêng của mình, mang đường nét, thực chất và tác dụng đặc sắc mà người Việt Nam cần tìm hiểu thấu đáo để biết được chính mình.
18
16
Quỳnh Anh Đỗ
28/03/2018 12:26:44
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc. Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông, đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, khin bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lí tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong “Từ ấy” chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:
“Từ ấy trong tôi bừng nằng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”
Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tam cội nguồn, đạo lí truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tinh cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lí truyền thống ngàn đời của dân tộc.
94
19
Nguyễn Thành Trương
28/03/2018 18:10:10
Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.
-5 sao bạn nhé!-

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư