Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em vê lời dạy của Bác: Tri thức là vốn quý của đất nước, các cháu phải cố gắng học tập, việc học giống như cái thang không có nấc cuối

2 trả lời
Hỏi chi tiết
2.365
1
1
~Akane~
16/04/2017 14:19:52
Trước 1945, trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, trí thức Việt Nam đã đi tiên phong tham gia cách mạng, là lực lượng đi đầu trong việc tiếp thu tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tích cực truyền bá trong quần chúng nhân dân và hăng hái tham gia vào các tổ chức cách mạng – tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nói về lực lượng này, Hồ Chí Minh cho rằng: Trí thức Việt Nam là lực lượng rất nhạy bén với cái mới, với những tư tưởng tiến bộ, “có đầu óc dân tộc và đầu óc cách mạng” (4), “có học thức, dễ có cảm giác chính trị,… dễ tiếp thụ sự giáo dục cách mạng và cùng đi với công nông”(5).

Trí thức Việt Nam có vị trí, vai trò quan trọng trong cách mạng, nên khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, trước yêu cầu phải có một đường lối chính trị rõ ràng, phải phân định rõ chiến tuyến giữa cách mạng và phản cách mạng, Hồ Chí Minh đã xếp trí thức vào hàng ngũ lực lượng cách mạng của dân tộc, là một trong những đồng minh gần gũi của giai cấp công nhân và nông dân. Người chỉ rõ: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, thanh niên, Tân Việt,… để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp”(6). Việc xác định từ sớm vai trò, vị trí của trí thức trong cách mạng của Hồ Chí Minh đã lôi cuốn tầng lớp trí thức về phía cách mạng từ những ngày đầu tiên, đã tăng cường sức mạnh cho cuộc cách mạng. Đây là vấn đề mang tính chất chiến lược  trong cách mạng.

Cuộc cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta tiến hành là một cuộc cách mạng vô cùng khó khăn, gian khổ với những nhiệm vụ rất lớn lao. Đó là đánh đuổi đế quốc thực dân, phong kiến, đòi lại tự do, độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày… Hồ Chí Minh xác định: “Lao động trí óc có nhiệm vụ rất quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, trong công cuộc hoàn thành dân chủ mới để tiến lên chủ nghĩa xã hội”(7). Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trí thức phải tuyên truyền, giáo dục quần chúng những tư tưởng cách mạng, là ngòi nổ cho các phong trào cách mạng, đấu tranh chống lại những luận điệu phản động, mị dân của kẻ thù.

Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, trí thức phải đi đầu trong việc nâng cao dân trí, xây dựng và kiến thiết nước nhà. Người khẳng định: “Trí thức phục vụ nhân dân bây giờ cũng cần, kháng chiến kiến quốc cũng cần, tiến lên xã hội chủ nghĩa càng cần, tiến lên cộng sản chủ nghĩa lại càng cần”(8). Theo Người: “muốn phát triển văn hoá thì phải cần thầy giáo, muốn phát triển sức khoẻ của nhân dân thì phải cần thầy thuốc, muốn phát triển kỹ nghệ thì phải cần các kỹ sư”(9). Thực tiễn đã chứng minh, trong mọi lĩnh vực, mọi thời kỳ cách mạng đều rất cần đến học vấn, tài năng và tâm huyết, sức lực của giới trí thức; đội ngũ trí thức đồng hành cùng dân tộc tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa; và trong suốt quá trình cách mạng “Trí thức không có bao giờ thừa, chỉ có thiếu trí thức thôi”(10).

Nhận thức được vị trí, vai trò quan trọng của trí thức trong sự phát triển của xã hội, hiểu rõ sức mạnh vô tận của trí tuệ con người và sức mạnh lớn lao của một dân tộc giàu tri thức, Hồ Chí Minh khẳng định: trí thức là lực lượng luôn đi đầu, là ngòi nổ trong phong trào đấu tranh đòi độc lập, đòi quyền dân tộc, dân chủ; là lớp “tiên tri, tiên giác”(11) (hiểu biết trước, giác ngộ trước); là “Một phần tương lai của dân tộc”(12). Chính vì vậy, năm 1946, khi trả lời câu hỏi của một nhà báo nước ngoài về vấn đề trí thức, Người nhấn mạnh: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế”(13). Trên thực tế, trong suốt mấy chục năm trên cương vị Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã có thái độ, cách cư xử, chính sách hết sức trân trọng và đề cao trí thức. Câu trả lời trên chính là sự phản ánh cô đọng suy nghĩ của Người, thể hiện sự trân trọng của Người đối với đội ngũ trí thức của dân tộc.

Với những quan điểm đúng đắn của Hồ Chí Minh và những chính sách sát thực của Đảng đối với trí thức mà trong các giai đoạn lịch sử, chúng ta đã đoàn kết được trí thức và xây dựng được đội ngũ trí thức mới xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, làm sao để phát huy và sử dụng vốn liếng quý báu này của đất nước có hiệu quả vẫn đang là vấn đề lớn đặt ra. Đảng và Nhà nước phải có sự phối hợp chặt chẽ trong việc giải quyết vấn đề trí thức. Những quan điểm chủ trương của Đảng phải được Nhà nước thể chế hóa kịp thời. Việc quy hoạch, đào tạo đội ngũ trí thức phải gắn liền với nhu cầu thực tiễn, trên cơ sở đó bố trí đúng người, đúng việc để phát huy tốt năng lực của lực lượng này. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng phải gắn liền với việc đổi mới quản lý của Nhà nước đối với công tác trí thức, phát huy dân chủ, lắng nghe ý kiến của tầng lớp trí thức, tin dùng họ trong công việc, tạo các điều kiện để họ tham gia hoạt động sáng tạo, đóng góp thật nhiều cho đất nước.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức vào việc xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, giỏi về chuyên môn, giàu về năng lực, hiểu biết sâu sắc trên từng lĩnh vực, có bản lĩnh và sẵn sàng thích ứng với mọi biến động trong nước và thế giới, nối tiếp truyền thống hào hùng của trí thức Việt Nam, đóng góp tài năng và sức lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới đất nước, xây dựng xã hội: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
2
Ho Thi Thuy
16/04/2017 17:14:16
Năm mươi năm có lẻ đã qua đi nhưng những lời Bác dạy mộc mạc ấy đã làm kim chỉ nam dẫn đường cho chúng tôi đi trong suốt cuộc đời. Làm theo lời Bác từ lúc còn trai trẻ, đến nay đã thuộc lớp người xưa nay hiếm. Chúng tôi tự hào là đã cả cuộc đời học hành. Học ở nhân dân để rồi phục vụ nhân dân. Trong số chúng tôi có người đã trở thành Giáo sư, là chuyên gia đầu ngành như Đặng Anh Đào, Nguyễn Đình Chú, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thái Hoà…

Vào một buổi sáng chủ nhật tháng 4 năm 1956 trời mưa. Mưa mỗi lúc một thêm nặng hạt. Đường đi lối lại trong Việt Nam học xá (xưa là Đông Dương học xá – bây giờ là trường Đại học Bách Khoa – phường Bách Khoa – Hà Nội) lầy lội. Sinh viên chúng tôi sau khi tập thể dục lại leo lên giường “tụng niệm”…

Không khí trong các phòng im ắng. Bỗng tiếng loa vang vọng với một tin ngắn gọn: “Tất cả sinh viên tập trung tại tiền sảnh nhà A1 để đón khách Trung ương” (Cả khu Việt Nam học xá lúc ấy có hai nhà cao tầng là nơi ở của sinh viên Việt Nam và hai nhà hai tầng nhỏ là nơi ở của sinh viên Lào – Campuchia thời Pháp thuộc).

– Khách ở Trung ương là ai? Trời lại mưa? Lại vào ngày chủ nhật?

Bọn sinh viên chúng tôi đoán già đoán non. Người thì bảo: Bộ trưởng Bộ đại học Hồ Đắc Di, người thì bảo: Giáo sư – Hiệu trưởng Phạm Huy Thông v v… Cũng có người bảo: Biết đâu khách Trung ương lại là Bác Hồ… Nửa tin nửa ngờ: Cũng có thể… Bọn mình mong gặp Bác nhưng Bác bận trăm ngàn công việc và trong chốc lát chúng tôi đã xếp hàng trước tiền sảnh nhà A1.

Cùng lúc ấy hai ba chiếc xe con màu sơn đã nhạt nhoà từ từ tiến vào Việt Nam học xá rồi dừng lại. Từ xe thứ nhất bước ra là Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên, Giám đốc VNHX Hoàng Vi Nam, từ xe thứ hai một cụ già mảnh khảnh bước ra với mái tóc trắng đầy sương tuyết… Người đó là Bác Hồ.

Chúng tôi, chẳng ai bảo ai, tất cả reo to: Bác Hồ! Hồ Chí Minh muôn năm! Miệng hô và chân chạy thật nhanh, tất cả ùa ra đón Bác. Mấy đồng chí cảnh vệ đi theo Bác chẳng làm thế nào ngăn được. Bác đi rất nhanh, giơ tay vẫy chào rồi thoắt một cái Bác đã rẽ ra lối sau của ngôi nhà A1 và bước nhanh lên cầu thang. Bác cùng hai Bộ trưởng thăm hỏi nơi ở của chúng tôi.

Sau ít phút chờ đón Bác ở tiền sảnh, bỗng lại có tiếng reo to: Bác Hồ! Bác Hồ! Theo hướng tay chỉ, chúng tôi quay lại phía cầu thang sau nhà A1, Bác Hồ bước ra tươi cười vẫy chào chúng tôi. Như có một lực hút, tất cả chúng tôi ùa lại vây quanh Bác, ai cũng muốn được gần Bác nhất. Bác dừng lại ngay bên bậc thềm có hệ thống vòi nước dành cho sinh viên tắm giặt. Câu đầu tiên Bác bảo:

– Tri thức là vốn quý của đất nước. Các cháu phải cố gắng học tập. Việc học giống như cái thang không có nấc cuối cùng.

Bác dừng lại hỏi:

– Học có khó lắm không?

Chúng tôi đồng thanh:

– Thưa Bác khó ạ!

Với thái độ ân cần, Bác nhắc tới câu ngạn ngữ Trung Quốc: “Học như bơi thuyền ngược nước, không tiến sẽ phải lùi”. Nói đến đây Bác dừng lại trong giây lát và hỏi tiếp:

– Các cháu học ở đâu?

Chúng tôi mỗi người trả lời một cách, một ý. Tỏ ý hài lòng Bác nhắc:

– Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân. Không học ở nhân dân là một thiếu sót lớn, nhưng học phải có phương pháp. Về cách học phải lấy tự học làm cốt, học để hành, hành để học.

Xoay quanh việc học, Bác nhấn mạnh tới việc tự học, bởi theo Bác tự học là con đường để đi tới thành công.

Nhưng điều Bác quan tâm hơn có lẽ là mục đích của sự học. Bác nêu vấn đề:

– Học để làm gì?

Chúng tôi đồng thanh thưa:

– Học để phục vụ nhân dân.

Với đôi mắt sáng, trìu mến Bác nhấn mạnh:

– Học không phải để làm quan. Không có quan cách mạng. Học không phải để làm ông này bà nọ, để một người làm quan cả họ được nhờ, để móc túi dân. Các cháu học để làm thầy, để dạy người nên càng phải trau dồi quan điểm vì dân. Ví như dân thiếu nước thì phải làm gì?

Chúng tôi đồng thanh trả lời: Thưa Bác, phải đào giếng ạ! Tưởng mọi việc đã xong. Nhưng câu trả lời đúng mà chưa đủ nên Bác gặng hỏi:

– Còn phải làm gì nữa?

Bọn chúng ngơ ngác ai nấy nhìn nhau. Trong lúc tất cả còn đang lúng túng thì có tiếng trả lời:

– Thưa Bác phải lọc nước ạ!

Bác lại một lần nữa đưa mắt nhìn khắp lượt chúng tôi rồi nhỏ nhẹ chỉ bảo:

– Có nước sạch rồi phải đưa nước tới tay nhân dân. Nhân dân ta còn nghèo. Nghèo đi với hèn. Nghèo đã khổ, nhưng khổ hơn là bị áp bức. Miền Bắc hạnh phúc hơn là được tự do, độc lập, còn đồng bào Miền Nam…

Nói đến Miền Nam giọng Bác trầm hẳn xuống, Bác nghẹn ngào:

– Miền Bắc phải chuẩn bị cho miền Nam. Các cháu miền Nam tập kết ra Bắc may mắn được học tập dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, đó là một vinh dự. Vinh dự lớn và trách nhiệm thật nặng nề, các cháu có nhiệm vụ tiếp nhận có chọn lọc vốn văn hoá đa chiều trong vùng địch kiểm soát để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam mang bản sắc dân tộc.

Một câu trả lời hoà trộn giọng Bắc và giọng Nam lại đồng thanh:

– Dạ! Vâng!

Đôi mắt Bác cười, Bác hỏi:

– Các cháu có hỏi thêm gì không?

Tất cả lại đồng thanh:

– Thưa Bác không ạ!

Câu trả lời của chúng tôi vừa dứt thì Bác giơ tay vẫy và chân đi thoăn thoắt về phía xe ôtô. Chúng tôi chạy theo tiễn Bác đồng thanh hô to:

– Hồ Chí Minh muôn năm! Bác Hồ muôn năm!

Năm mươi năm có lẻ đã qua đi nhưng những lời Bác dạy mộc mạc ấy đã làm kim chỉ nam dẫn đường cho chúng tôi đi trong suốt cuộc đời.

Làm theo lời Bác từ lúc còn trai trẻ, đến nay đã thuộc lớp người xưa nay hiếm. Chúng tôi tự hào là đã cả cuộc đời học hành. Học ở nhân dân để rồi phục vụ nhân dân. Trong số chúng tôi có người đã trở thành Giáo sư, là chuyên gia đầu ngành như Đặng Anh Đào, Nguyễn Đình Chú, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thái Hoà…

Họ đã đóng góp đáng kể cho nền văn học Việt Nam và sự nghiệp giáo dục của đất nước. Hơn 100 sinh viên khoa Văn chúng tôi ngày ấy đều đã làm thầy, đã tạo nên biết bao nhân tài cho đất nước… Cũng có nhiều học sinh trưởng thành trên con đường chính trị, họ là các Thứ trưởng, Bộ trưởng, nhiều người đã thành nhà giáo ưu tú và nhiều người đã ngã xuống nơi chiến trường để Bắc Nam xum họp một nhà.

Hạnh phúc của những người làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là học để phục vụ nhân dân một cách tự nguyện, tự giác. Thế hệ chúng tôi đã nói là làm, là có trách nhiệm nên được dân tin dân mến. Đó chẳng phải là hạnh phúc lớn nhất của một con người, một đời người đó chăng?

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư