LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu trình bày những biến chuyển tinh tế của thiên nhiên lúc sang thu trong khổ thơ thứ hai bài Sang Thu

2 trả lời
Hỏi chi tiết
8.706
7
10
Nguyễn Mai
01/04/2018 12:43:34

Sự biến đổi của đất trời sang thu được cảm nhận qua những hình ảnh hiện tượng thật quen thuộc, giản dị. Những cảm nhận tinh tế về thiên nhiên đã thể hiện rất rõ tâm trạng của nhà thơ. Những cảm nhận đó bắt đầu từ “hương ổi” nồng nàn quyến rũ:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se”.

Câu thơ được đảo trật tự từ “bỗng” được đưa lên đầu nhất. Vì sự ngạc nhiên, bất ngờ đầy thú vị của tác giả khi ông nhận ra hương ổi. Hương thơm ấy rất đậm, rất nồng nàn có vậy mới tạo ra sức lan toả mạnh mẽ đến mức có thể “phả” vào không gian. Làn hương ấy ào vào làn gió se buổi sớm. Đây là loại gió đặc trưng của mùa thu: gió heo may se se lành lạnh. Cái “se” của gió càng làm nổi bật mùi hương nồng nàn ấm áp của ổi chín. Cùng với “hương ổi”, “gió se” nhà thơ còn khẽ nhận ra bao nhiêu là thay đổi quanh mình:

“Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”.

Sương cũng là một hiện tượng quen thuộc mỗi khi thu về. Sương “chùng chình” qua ngõ như muốn cố ý chầm chậm lưu trong ngõ xóm chẳng muốn về trời. Vậy là sao nhỉ! “Hình như thu đã về” rồi thì phải. Từ “hình như” diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng, băn khoăn rất tinh tế của nhà thơ khi “bỗng” nhận ra cái tin lành mà thiên nhiên mang tới: “thu đã về”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
14
7
Quỳnh Anh Đỗ
01/04/2018 19:29:52

Mùa thu mang lại cho nhiều nhà thơ sự rung động, cảm hứng để họ viết nên những áng thơ hay. Thời khắc chuyển mùa được Hữu Thỉnh cảm nhận tinh tế và nhạy cảm qua bài thơ Sang thu, đặc biệt khổ thơ thứ 2 thể hiện rõ nét thời khắc chuyển mùa từ hạ sang thu.

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”

Sự cảm nhận của tác giả đã trở nên mở rộng hơn, còn sông không còn dữ dội mạnh mẽ như mùa hè mà đã trở nên dềnh dàng, con sông như trầm lặng, nhẹ nhàng hơn trôi. Trên bầu trời cao những đàn chim vội vã bay về hướng Nam, từ “bắt đầu” ám chỉ thời điểm mới sang thu nên đàn chim cũng không quá vội vàng di chuyển tránh rét. Vẫn là không gian trên không đó là những đám mây mùa thu nhẹ nhàng trôi lững lờ, mềm mại và “vắt nửa mình sang thu”, hình ảnh đầy sự sáng tạo và độc đáo trước đây chưa từng có. “Vắt nửa mình sang thu” hình ảnh tinh tế có được nhờ sự cảm nhận riêng đầy tinh tế. nhạy cảm của tác giả. Cảnh vật lúc này chỉ là chớm thu khi mùa hạ còn chưa hết, mùa thu đang sang, thiên nhiên có sự nhẹ nhàng, tĩnh lặng và êm đềm như chính bản chất của mùa thu. Nếu như khổ đầu tiên sự cảm nhận về sắc thu vẫn còn mơ hồ thì trong khổ 2 người đọc nhận thấy mùa thu đang trở về một cách đầy đủ và mới mẻ hơn. Khổ thơ thứ 2 được cảm nhận với sự tinh tế và mới lạ từ chính Hữu Thỉnh. Cảnh vật sang thu được tác giả cảm nhận với những nét mới lạ, độc đáo từ chính Hữu Thỉnh, cảnh vật vừa gần gũi, quen thuộc của miền quê vừa có những nét rất riêng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư