Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn tả lại quang cảnh dòng sông Hương

9 trả lời
Hỏi chi tiết
9.924
34
18
....^_^....
13/01/2018 19:11:47
Sông Hương như một dải lụa hiền hòa miên man chảy rồi như một người dẫn đường xuôi dòng nước đưa chúng ta đến miệt vườn Vỹ Dạ với vườn hoa thảm cỏ xanh mướt, ngược lên Thiên Mụ để thả mình theo tiếng chuông chùa văng vẳng, rồi đột ngột rẽ vào sông Bạch Yến tới bến Huyền Không để phiêu diêu cùng với gió mây, với thế giới của hoa thơm trái ngọt và thiền giữa một không gian cổ kính. Đã biết bao lần đến Huế, lúc vội vã, lúc thong dong, nhẩn nha nhưng Huế đã để lại trong mỗi chúng ta một tình cảm hết sức đặc biệt tựa như là một cố nhân vậy. Không sao quên được bởi Huế dịu dàng quá, thậm chí đến cái nắng cũng dè dặt sợ làm người khác khó chịu, nhưng cũng rất đỗi ngây thơ tinh nghịch xiên qua vành nón Huế (nay đã là thương hiệu) trêu chọc những cô nữ sinh trường Quốc Học, Hai Bà Trưng đang tha thướt trong tà áo dài. Còn những ngày mưa Huế lại khoác trên mình tấm áo choàng cổ kính, đượm buồn dễ gợi cho khách cái cảm giác nhớ mong... Không những cảnh đẹp, người hay mà còn nghe nói Huế xưa có nhiều trò chơi lãng mạn và lịch lãm, rồi có cả những thú vui trần tục như: Thả thuyền, chơi trăng, ca Huế, ngủ đò, thả thơ. Tinh hoa của những trò chơi ấy nay vẫn còn và còn được nâng lên tầm cao mới trở thành văn hóa du lịch mà chỉ có ở Huế. Gọi là ngủ đò nhưng có ai xuống đò để ngủ bao giờ. Thoạt đầu người ta xuống đò để nghe ca Huế để thỏa mãn cái thú tiêu dao trên sông nước cùng với gió trăng và nghe chuyện nhân tình thế thái qua mỗi làn điệu ca Huế. Về sau này cũng có giai đoạn thái quá, ngủ đò có lúc dường như trở thành mua hoa bán nguyệt nhưng đó là chuyện của ngày xưa bây giờ chỉ là những câu chuyện kể lại mà thôi. Thả thơ là canh bạc văn chương vừa có tính sát phạt vừa đậm chất trí tuệ, tài năng, mưu lược nên được không ít văn nhân sĩ tử đam mê và muốn thi thố. Để có một cuộc thả thơ người ta phải kết những con đò lại với nhau thành những chiếc bằng để tổ chức thả thơ. Nhà cái sẽ trải một cái chiếu giữa thuyền cùng dăm ba ngọn đèn dầu phụng rọi vào và cuộc thả thơ bắt đầu. Cái thú tham gia của kẻ sĩ là vừa được vận dụng hết những kiến thức thánh hiền đã được học vừa được chơi vơi bồng bềnh trên sông nước lại được nghe ca Huế réo rắt, du dương bên tai, hoặc nỉ non cùng với nhã nhạc... Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian với ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi có thần thái của ca nhạc thính phòng. Ca Huế thể theo hai dòng lớn là điệu Bắc và điệu Nam với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc. Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. Đến đây du khách sẽ được ngồi trên những con thuyền rồng mà các vua chúa xưa hay ngự, trong khoang thuyền dàn nhạc rất đa dạng gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tỳ bà, nhị, đàn tam, xênh... Các nhạc công, ca công còn rất trẻ, nam mặc áo the, quần thụng đầu đội khăn xếp, nữ vận những chiếc áo dài cổ từ thời võ vương Nguyễn Phúc Khoát giữa thế kỷ 18, trước mũi thuyền là khoảng không gian rộng để hóng mát, ngắm trăng. Huế về đêm, sông Hương trở nên huyền hoặc hơn, ánh đèn điện hắt xuống dòng sông như tráng một lớp ánh bạc, gió mơn man, dìu dịu như xoa nhẹ lòng du khách, thuyền bồng bềnh trôi giữa dòng chở đầy khách và nhạc công. Các nhạc công dụng các ngón đàn khá chau chuốt như ngón nhấn, ngón mổ, day, búng, ngón phi, ngón rãi những khúc ca tiếng nhạc lúc khoan, lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn lữ khách. Âm Bắc có âm sắc tươi vui, trang trọng như: phú lục, cổ bản, lưu thủy, khúc lộng gồm phẩm tiết, nguyên tiêu, liên hoàn, hồ quảng, tây mai, tẩu mã, kim tiền, xuân phong, long hổ, bình bản. Điệu Nam thì réo rắt, du dương như: Nam ai, Nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Điệu Nam là sự sáng tạo tuyệt vời có biệt tài khơi gợi nội tâm, âm hưởng của giai điệu đem lại cho người nghe cái cảm giác bâng khuâng tiếc thương, buồn cảm, nó như sợi tơ mong manh chạm vào tận đáy lòng du khách, gợi lên nhiều nỗi tương tư... Trời đã khuya lắm rồi, văng vẳng phía xa tiếng gà gáy sáng cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ điểm năm canh. Trong khoang thuyền nhạc vẫn réo rắt, lời ca vẫn nồng nàn, cái giọng Huế ngọt ngào và dễ thương quá, du khách vừa lâng lâng cùng cung nhã nhạc vùa say đắm trong cái ánh mắt của ca công e lệ kín đáo nhưng cũng vô cùng nồng ấm thiết tha... khúc tương tư theo yêu cầu của du khách qua giọng hát của cô gợi buồn da diết, bài quả phụ ảo não sầu thương. Sau tuần rượu chúc mừng lại có người đề nghị được nghe cô hát khúc lưu thủy. Và bằng một giọng ca thật đắm đuối pha lẫn chút giận hờn trách móc, lời ca lại cất lên giữa sông Hương trong cảnh đêm tàn. Không gian như lắng đọng, thời gian như ngừng tụ chỉ có lòng du khách đang thả hồn cùng tiếng hát mê ly... và chợt nhận ra rằng đằng sau cái giọng ca ngọt ngào ấy là nội tâm phong phú của người con gái Huế, âm thầm kín đáo và cũng rất đỗi tinh tế. Xa xa bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng, sóng vỗ in mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng tiếng đàn réo rắt, du dương.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
27
16
Nấm lùn
13/01/2018 19:14:24

Chiều về là lúc bến sông quê tôi tấp nập nhất.

Đoàn thuyền chở các bà, các chị từ chợ huyện, chợ tỉnh về cập bến. Các bà các chị được đàn con ùa ra đón. Con lớn đỡ cho mẹ gánh hàng. Con nhỏ vòi mẹ chia quà. Tiếng cười nói rộn ràng cả một khúc sông. Rồi ai về nhà nây. Con thuyền neo vào bến đỗ. Đây cũng là lúc bọn trẻ chăn trâu lùa trâu xuống tắm. Bọn trẻ tắm cho trâu, rồi bọn trẻ giỡn nước. Chúng té nước cho nhau. Chúng chơi trò đánh trận. Một đứa kiếm đâu được trái bóng tròn. Thế là chúng ném bóng cho nhauẩ Một ý kiến được cả bọn chấp nhận: chơi bóng nước. Chúng chia làm hai phe, chuyền bóng cho nhau. Phe nào chuyền được 6 chuyền là thắng. Phe thua phải cõng phe thắng chạy dọc con sông suốt từ bến tắm đến tận gốc đa.

Bến sông quê tôi cứ rộn ràng như vậy cho đến lúc mặt trời lặn phía chân ười mới có chút bình lặng.

23
12
Bạch Ca
13/01/2018 20:20:53
Sông Hương là con sông lớn chảy qua giữa lòng Thành phố Huế, nổi tiếng có vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình. Sông có nhiều tên gọi: Lô Dung, Linh, Dinh, Kim Trà, Hương. Có truyền thuyết nói rằng, sở dĩ đó gọi là sông Hương bởi tại đầu nguồn sông có nhiều giống cỏ Thạch Xương Bồ đưa mùi hương vào dòng nước. Bởi thế sông Hương không chỉ đẹp mà nước sông còn thơm nữa.
Người nước ngoài khi dịch tên con sông này sang tiếng Pháp, tiếng Anh cũng dùng chữ rivière des Parfums hoặc Perfume of River. Nhưng cũng có người cho rằng tên Hương của sông là gọi theo địa danh - sông chảy qua huyện Hương Trà (trước là Kim trà) nên mới mang tên này.
Sông Hương có hai nhánh lớn, đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn. Nhánh Tả Trạch xuất phát từ Động Dài, chảy qua 55 ngọn thác lớn nhỏ đến ngã ba Bằng Lãng. Nhánh Hữu Trạch bắt đầu từ phía đông núi Chấn Sơn, chảy qua 14 dòng thác rồi đến nhập với dòng Tả Trạch ở ngã ba trên. Kể từ ngã ba Bằng Lãng về đến biển dòng sông trở nên rộng rãi, nước chảy hiền hoà. Quanh năm trừ những ngày lũ lụt nước sông đều xanh biếc.  
  Sông Hương không dài, toàn bộ dòng sông chỉ 100 km. Còn tính riêng đoạn sông chính được gọi là sông Hương chỉ dài khoảng 30 km. Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương nhẹ nhàng, chậm rãi chảy qua các làng mạc trù phú của vùng ngoại vi Huế, đi vào giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các miền quê ở hạ lưu trước khi ra biển.
Sông Hương đẹp từ nguồn, uốn lượn quanh co giữa núi rừng, đồi cây mang theo những mùi vị hương thơm của thảo mộc rừng nhiệt đới. Dòng sông chầm chậm lướt qua các làng mạc xanh tươi, rợp bóng cây của Kim Long, Nguyệt Biều, Vĩ Dạ, Ðông Ba, Gia Hội, Chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh, quyện theo mùi thơm của các loài hoa xứ Huế.
Dòng sông xanh trong vắt lung linh như ngọc bích dưới ánh mặt trời, những con thuyền Huế xuôi ngược, dọc ngang với điệu hò man mác, trầm tư, sâu lắng giữa đêm khuya. Ði chơi bằng thuyền để được ngắm cảnh Hương Giang thơ mộng, nghe những điệu hò, dân ca xứ Huế lúc trời đêm thanh vắng là thú vui muôn thuở của bao lớp du khách...
Quang cảnh đôi bờ sông, nào thành quách, phố xá, vườn cây, chùa tháp... bóng lồng mặt nước phản chiếu lung linh làm cho dòng sông đã yêu kiều càng nên thơ, nên nhạc. Nhiều người nghĩ rằng sở dĩ Huế có được cái êm đềm, dịu dàng, yên tĩnh phần lớn là nhờ sông Hương, dòng sông xanh đã đem lại cho thành phố cái chất thơ trầm lắng, cái trong sáng hài hoà toả ra từ vùng đất có chiều sâu văn hiến.
Sông Hương là con sông gắn bó mật thiết với với đời sống văn hoá của người Huế. Các hình thức sinh hoạt văn hoá truyền thống như nghe ca Huế trên sông, đua thuyền, thả đèn ... đến nay vẫn được bảo lưu khá nguyên vẹn. Sông Hương cũng là dòng sông gắn liền với thi ca, nhạc hoạ. Nhiều bài thơ, nhiều bức tranh, nhiều tranh ảnh, nhiều bài hát nổi tiếng đã lấy dòng sông này làm nguồn cảm hứng sáng tác.
Thời Nguyễn, ông vua thi sĩ Thiệu Trị đã xem Sông Hương là một trong 20 thắng cảnh của đất Thần Kinh và có làm bài thơ “Hương Giang Hiểu Phiếm” đề vịnh. Bài thơ này đã được khắc vào bia đá dựng bên bờ sông Hương, ở vị trí bên cạnh Phu Văn Lâu. Đến nay bia vẫn được bảo quản khá tốt.
Sông Hương có tự bao giờ,và đẹp cũng tự bao giờ? Khi bình minh, mơ màng trong sương khói, đến khi chiều tà, vàng rực ánh hoàng hôn. Sông Hương còn đẹp cả qua những lam lũ kiếm sống của người dân chài lưới... Những chiếc thuyền ngược xuôi kiếm sống mưu sinh, bất chợt cũng làm nên một xứ Huế mơ màng, lãng mạn.Sắc tím trên dòng sông như vô tình làm nên một Huế nên thơ mang lại nét biểu tượng riêng cả về dòng sông lẫn về con người nơi đây, vừa dịu dàng, vừa đằm thắm lại quyến rũ đến mê hồn.

Cùng với núi Ngự Bình, sông Hương đã, đang và sẽ mãi mãi là biểu tượng của Huế. Nhiều người đã cho rằng, sông Hương là một trong những dòng sông đẹp nhất thế giới.
26
14
Bạch Ca
13/01/2018 21:59:09
Xuân đến, nhà nhà đều tất bật với việc mua sắm Tết.Dòng sông Hương thơ mộng của quê hương tôi cũng hòa vào nhịp sống rộn ràng đó.
Một buổi sớm đầu xuân, tiết trời se se lạnh, sông Hương đang còn nằm ngái ngủ giữa phố phường sôi động. Dòng sông bình lặng trôi, làm gương cho những cô mây, chị gió soi mình. Mặt sông khoác một màu áo xanh lam, điểm thêm vài sắc màu sặc sỡ của những bông hoa mới nở. Bên trên dòng sông là bầu trời xanh và cao vút. Bầu trời sáng nay xanh và cao hơn vì được gội rửa bởi cơn mưa bụi tối hôm qua. Sông Hương trầm ngâm nhìn phố xá bằng đôi mắt trong sáng. Mọi ngôi nhà trên phố đều được trang trí bởi một màu đỏ thắm tươi tắn của ngói mới, của những câu đối hay và của màu áo mới của những cậu bé, cô bé tinh nghịch. Mỉm cười, dòng sông sung sướng nhìn cuộc sống thanh bình phía trên. Từng gợn sóng nhỏ trên mặt sông cũng nhảy nhót vui vẻ hẳn lên. Ngay cả những chú cá dưới sông cũng bơi lướt, nhảy múa tưng bừng. Hai bên sông, hàng phượng già đứng nghiêng mình in bóng dưới dòng sông. Từng chiếc lá tươi xanh ve vẩy đùa với gió. Hàng cỏ lim dim ngủ đang khẽ ấp ủ vài hạt sương trong trắng. Những tia nắng nhỏ nhắn chạy nhảy, nô đùa vui vẻ trên mặt sông. Trời trưa dần, sông Hương được sưởi ấm bởi ánh nắng ấm áp của bác mặt trời. Dòng sông thay bộ áo xanh thẫm nổi bật. Phố xá bỗng trở nên yên tĩnh, trầm lặng. Hóa ra mọi người đang nghỉ trưa. Sông Hương cũng khép đôi mắt to tròn ngủ giữa sự bình yên của ban trưa. Chỉ trong chớp mắt, bác mặt trời đã chuyển dần về hướng tây. Hoàng hôn từ từ lướt qua. Và tia nắng vương vấn hôn nhẹ vào đám cỏ non rồi theo nắng chiều tàn dần tan vào không gian vô tận. Dòng sông nhanh khoác lên mình tấm áo cam vàng dịu mắt. Mọi thứ chìm vào một màu tím nhạt đặc trưng của Huế. Đêm xuống, sông Hương trở nên lộng lẫy trong bộ váy dạ hội đen pha thêm ánh đèn đủ màu sắc. Mọi người lại kéo nhau đi dạo phố, tập thể dục và ngắm cảnh. Từng ánh đèn ven bờ sông lần lượt được thắp lên. Sông hương lại nghỉ ngơi sau một ngày vui chơi.
Ôi, dòng sông mới đẹp làm sao! Dù mai này có đi đâu xa tôi sẽ không bao giờ quên sông Hương, dòng sông đã cho tôi nhiều kỉ niệm đáng
15
17
Bạch Ca
13/01/2018 22:08:13
Sông Hương xứ Huế ngàn đời nay vẫn miệt mài chảy xuôi dòng thời gian tạo nên những vẻ đẹp tinh tế và bềnh bồng cho đất Huế mộng mơ. Dòng sông là điểm giao thoa giữa một Huế của văn hóa truyền thống dân gian với một Huế của những tòa nhà cao tầng, hiện đại, xa hoa và tráng lệ. Con người Huế hết thế hệ này tới thế hệ khác vẫn xem sông Hương như một cố nhân, như cái hồn thiêng của quê hương xứ sở. Cùng Hanoi Tourism xuôi dòng chảy sông Hương đến với cố đô Huế và tìm hiểu văn hóa, con người nơi đây.
Có lẽ không cần thiết phải mất thì giờ để nói thêm về vẻ đẹp của dòng sông này. Người ta đã nói khá nhiều, những bậc tài danh, và những người mà bước chân lãng du từng in dấu qua nhiều dòng sông đẹp nổi tiếng thế giới. Không chỉ bằng lời, mà còn bằng văn chương, thi ca, âm nhạc, hội hoa, phim, ảnh v.v…
Nhưng có lẽ, tốt hơn hết là hãy đến tận nơi, đắm mình vào trong nó, hòa vào đời sống chính nó, khám phá, chiêm nghiệm nó, và… tự cảm nhận.
Vẻ đẹp ấy do Trời – Đất sinh ra, như bông lan rừng, như nàng mỹ nữ, như sắc thắm của đóa hoa hồng nở trong sương sớm, khum khum giữ lại trong cánh mỏng của mình những giọt sương nhỏ, long lanh.
Sông Hương – Vẻ đẹp trời sinh
Kể từ khi Nguyễn Hoàng vào Ái Tử trấn nhậm phương Nam cho đến khi các chúa Nguyễn tìm được sông Hương làm “chỗ dừng chân” nơi làng Kim Long, dòng sông ấy đã mất 78 năm chờ đợi (1556 – 1636). Còn chỉ từ Kim Long về tới làng Phú Xuân, cách nhau chừng năm cây số, mất 51 năm (1636 – 1687). Trịnh – Nguyễn phân tranh, đất nước đắm chìm trong triền miên chiến trận. Thêm 118 năm nữa (1687 – 1805) để có được hòa bình, xây dựng kinh đô. Quãng đường Ái Tử – Phú Xuân mất 247 năm. “Đã biết bao nhiêu nước chảy dưới chân cầu?!”.
Kinh đô Phú Xuân bên bờ sông Hương không lớn, mặc dù triều vua Minh Mạng tiếp nối triều vua Gia long là giai đoạn phồn vinh trong toàn bộ quá trình phát triển của đất nước từ Cổ Loa đến Phú Xuân. Lãnh thổ chưa bao giờ rộng lớn hơn, sản vật chưa bao giờ giàu có hơn, dân cư chưa bao giờ đông đúc hơn. Chiều Bắc – Nam, từ ải Bắc đến mũi Cà Mau, ruộng đồng cò bay thẳng cánh. Chiều Tây – Đông, từ lũy Trấn Ninh đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, rừng vàng, biển bạc trong khi số dân chỉ hơn năm triệu người. Vậy mà kinh thành nhỏ bé, khiêm nhường, nép cạnh dòng sông, nhún mình xuống, hòa vào trong, hợp thành một. “…Những dòng kênh như thêu ren, chạm khắc…”. Ứng xử ấy là một ứng xử văn hóa, ứng xử của người quân tử trước tạo vật.
Thiên nhiên khắc nghiệt, đất cát khô cằn, chỉ với sản vật từ chính dòng sông, và những mảnh vườn được dòng sông tưới tắm, bằng trí tuệ và tài khéo, cư dân châu thổ sông Hương đã sáng tạo cho mình, cho cộng đồng, và… cho hậu thế những sáng tạo đặc sắc bằng thành tựu của một nền văn hóa ẩm thực dân dã mà cao sang, hàm chứa một kho tàng tri thức Việt, uyên thâm về tự nhiên và xã hội. Cá bống thệ kho rim, bát canh cá dìa ngon ngọt, tô cơm hến nồng nàn, trái vả xanh kho chung với tôm thịt, thậm chí cát, sạn móc từ đáy sông xây dựng kinh thành… là những gì sông Hương rút ruột dâng đời.
Dòng sông ấy thực sự là chiếc nôi ấm, mềm sản sinh những câu hò, điệu lý vang vọng trong không gian và thời gian, để nuôi dưỡng một tình yêu lịch sử và thiên nhiên sâu thẳm, ru vỗ, an ủi con người.
Tưởng nhớ nàng công chúa nhà Trần đã vì nghĩa lớn dấn thân, câu hò trên dòng sông vút cao, lan xa, truyền đi trên sóng nước: “Nước non ngàn dặm ra đi… Mượn màu son phấn, đền nợ Ô – Ly…”. Ngậm ngùi trước thất bại của vị vua yêu nước và các nghĩa sĩ, giọng mái nhì trên dòng sông ai oán: “Chiều chiều… trước bến Văn Lâu/Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm, ai thương, ai cảm, ai đợi, ai trông, thuyền ai thấp thoáng bên sông…?”. Tất cả, tất cả thường hằng, rì rào như tiếng sóng nhẹ vỗ về bờ cỏ, như tiếng chuông chiều man mác, ngân nga truyền lan trên mặt sông, như tiếng gió reo trong ngàn thông đôi bờ, trải thời gian, đã kết tụ, thăng hoa thành Nhã nhạc cung đình, trở thành giá trị văn hóa phi vật thể, đóng góp vào đời sống nhân loại.
Những làng nghề đẹp như tranh trải dọc hai bờ như chuỗi ngọc long lanh cung ứng cho đất kinh kỳ những sản phẩm của tài hoa.
Hoàng hôn trên sông Hương
Ru em, em “théc” cho muồi
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu
Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh
Chợ Dinh bán áo con trai…
…Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương…
Câu hát ru em cứ thế dài ra như một danh mục phong phú hướng dẫn cư dân tìm đúng địa chỉ cần tìm trong đời sống thường nhật.
Ngoài vẻ đẹp tự nhiên, không son phấn, sông Hương còn đẹp hơn lên nhiều lần trong nhịp sống cần lao. Chính tâm thế văn hóa và giá trị cần lao đầy ý thức đã làm cho sông Hương trở thành một vẻ đẹp tự thân, kín đáo, đằm thắm mà thẳm sâu, không dễ gì nhận biết.
Vẻ đẹp ấy được bắt nguồn từ gốc rễ sâu xa nơi Như Nguyệt hà: “Như hà nghịch Lỗ lai xâm phạm…”, trong tiếng trống trận Vạn Kiếp, Bạch Đằng, mà cũng tiếp nối mạch nguồn “Cư trần – Lạc Đạo” từ ngàn thông trên núi thiêng Yên Tử. Đời sống mà dòng sông ấy kế thừa, kết tinh và phát triển nằm trong quỹ đạo mạch lạc của văn hóa Việt Nam, để thăng hoa thành một sắc thái văn hóa mới, sắc thái Phú Xuân, đóng góp vào văn hóa Việt. Ẩn sâu trong sắc thái ấy, trong con sóng tưởng như hiền hòa của dòng sông ấy, thi hào họ Cao đã nhìn ra ánh kiếm lạnh sắc chĩa thẳng lên trời xanh: “Trường giang như kiếm lập thanh thiên”.
Sông Hương như một kiều nữ, tài sắc vẹn toàn. Nhan sắc là của trời cho, còn tài năng, hay một cách nói khác, gia tài văn hóa là kết quả của cả một quá trình cần lao, nhiều đời tạo dựng.
Sông Hương là một đóa hồng trong thiên nhiên lộng lẫy, tỏa hương quyến rũ. Những giá trị nhân văn, những kiến trúc – đô thị đôi bờ là những giọt sương long lanh. Mà theo lẽ thường, bông hồng càng mong manh càng được bảo vệ bằng những chiếc gai nhọn sắc.
12
14
Quỳnh Anh Đỗ
14/01/2018 12:00:55
​Sông Hương hay Hương Giang là con sông chảy qua thành phố Huế và các huyện, thị xã: Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang đều thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam.
Từ lâu, dòng Hương giang êm đềm đã tạo nên những cảm hứng cho các tác giả, nhất là thi sĩ và nhạc sĩ.
Nhạc sĩ Phạm Duy có những câu hát nổi tiếng về sông Hương:
Tôi yêu những sông trường
Biết ái tình ở dòng sông Hương… (Tình ca, 1953)
hay
Người về chưa ghé sông Hương
Đã nghe tiếng gọi đôi đường đắng cay (Trường ca Con đường Cái quan)
Bên cạnh đó sông Hương cũng là cảm hứng cho Phạm Duy khi viết những ca khúc Hẹn hò, Khối tình Trương Chi.
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương chọn sông Hương để đại diện cho miền trung (ca khúc Tiếng sông Hương) trong trường ca Hội trùng dương rất nổi tiếng của mình.
Sông Hương và núi Ngự Bình được nhắc đến trong lời bài hát Ai ra xứ Huế sáng tác bởi nhạc sĩ Duy Khánh:
Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về là về núi Ngự
Ai về là về sông Hương
Nước sông Hương còn vương chưa cạn
Chim núi Ngự tìm bạn bay về
Người tình quê ơi người tình quê thương nhớ xin trở về
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo thì viết
Sông Hương hóa rượu ta đến uống
Ta tỉnh, đền đài ngả nghiêng say...
"Tiếng hát sông Hương" của Tố Hữu:
Trên dòng Hương Giang
Em buông mái chèo
Trời trong veo
Nước trong veo...
Trăng lên trăng đứng trăng tàn
Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng
Diễm xưa của Trịnh Công Sơn:
Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến Trường Đại học Văn khoa ở Huế.
Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi qua dưới những vòm cây long não. Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua. Những mùa nắng, ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá. Mùa mưa Huế, người con gái ấy đi qua nhạt nhòa trong mưa giữa hai hàng cây long não mờ mịt...
Và Diễm Đi để được những con mắt chung quanh nhìn ngắm nhưng đồng thời cũng tự mình có thì giờ nhìn ngắm trời đất, sông nước và hoa lá thiên nhiên. Long não, bàng, phượng đỏ, muối, mù u và một dòng sông Hương chảy quanh thành phố đã phả vào tâm hồn thời con gái một lớp sương khói lãng mạn thanh khiết. Huế nhờ vậy không bao giờ cạn nguồn thi hứng.
8
13
Huỳnh Hà Nhi
17/01/2018 20:26:22
Cảm ơn các bạn đã giúp mình!
THANKS
2
8
Ghn
03/03/2019 21:23:29
Dong song que em...
15
8
Mầm
13/05/2019 20:42:29
Nhắc đến Huế, có lẽ người ta sẽ nhớ ngay đến một sông Hương dịu dàng, nữ tính mà trầm mặc trong lòng vùng đất cố đô. Em vẫn còn nhớ lần đi tham quan Huế năm ngoái, bản thân được tận mắt ngắm nhìn và cảm nhận dòng sông xứ mộng mơ.
Sông Hương là con sông lớn chảy giữa lòng thành phố Huế, nổi tiếng với vẻ đẹp nên thơ, hữu tình. Sông được hợp thành từ hai con sông Tả Trạch và Hữu Trạch. Nhìn bao quát, sông Hương như một dải lụa mềm mại vắt ngang qua khu vườn Vĩ Dạ với những thảm cỏ xanh tươi, quàng lên ngôi chùa Thiên Mụ cổ kính, ôm lấy sông Bạch Yến để lãng đãng phiêu du cùng gió mây.
Nước sông Hương xanh ngắt một màu ngọc bích. Mặt hồ trong in cảnh mây trời. Những gợn sóng nhỏ lăn tăn cứ lần lượt nối đuôi nhau như chơi trò đuổi bắt, dạt vào bờ rồi lại tiến ra xa. Dọc hai bờ sông là những thành quách rêu phong, những phố xá cổ kính, những vườn cây xanh mướt, những chùa tháp trầm mặc,... bóng lồng bóng in xuống mặt nước phản chiếu lung linh làm cho dòng sông đã yêu kiều càng trở nên hữu tình. Nổi bật trên nền xanh của dòng sông Hương là cây cầu Tràng Tiền duyên dáng cong cong như vành trăng non. Cây cầu đỏ tươi, mềm mại như một sợi chỉ đỏ nối đôi bờ lại gần nhau hơn. Đứng trước dòng sông Hương yên bình, em như nghe thấy mùi vị và hương thơm của muôn vàn cỏ cây hoa lá thảo mộc nhiệt đới, tất cả nên mùi thơm ngát hương đặc trưng cho con sông.
Sông Hương đẹp, ở mỗi thời điểm khác nhau trong ngày, sông lại mang những vẻ đẹp khác. Ban ngày, sông Hương mang vẻ đẹp bình yên, thơ mộng. Dòng sông xanh màu ngọc bích, trong vắt như chiếc gương trong phản chiếu quang cảnh thành phố dưới mặt nước êm ả và lung linh dưới ánh nắng mặt trời lấp lánh. Khi hoàng hôn buông xuống, sông Hương như được thay tấm áo mới, sông khoác lên mình tấm áo màu vàng cam ấm áp ánh hoàng hôn. Không gian như chìm sâu vào yên vắng. Và khi màn đêm buông xuống bao phủ dòng sông, trong đêm tối tĩnh mịch, giọng hò Huế nào lại được vang lên ở mỗi khoang thuyền lững thững trôi. Cầu Tràng Tiền lên đèn, toả ra những ánh đèn lung linh rực rỡ sắc màu, chiếu sáng cả một vùng sông.
Sông Hương đã gắn bó mật thiết với với đời sống văn hoá của người Huế nơi đây. Các hình thức sinh hoạt văn hoá truyền thống như nghe ca Huế trên sông, đua thuyền, thả đèn, cũng chính trên dòng sông này mà được khởi xướng. Em thích những buổi tối yên lành, trăng thanh gió mát, lênh đênh trên con thuyền, nghe những khúc dân ca Huế, nghe những nhã nhạc cung đình Huế, những khúc Nam Ai, Nam Bình da diết như gọi về cả một miền tâm hồn Huế chân tình, thắm thiết, nặng sâu.
Sông Hương trở thành biểu tượng của Huế có lẽ bởi lẽ đó. Sông Hương đẹp trong mắt em, đẹp trong mắt du khách trong và ngoài nước. Và em chợt băn khoăn sông Hương phải chăng chính là điệu tâm hồn xứ Huế, tâm hồn con người Huế rất mực dịu dàng, thiết tha?

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo