Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn về văn hóa ứng xử của giới trẻ ngày nay khi tham gia lễ hội

Giúp em câu 5 phần 1 với ạ
Cảm ơn mọi người nhìu
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
8.631
12
7
Phạm Thu Thuỷ
31/12/2018 11:02:37
Con người sống giữa cộng đồng, không ai có thể một mình mà làn nên cả thế giới. Bởi thế, giao tiếp nơi công cộng là một phần tất yếu trong đời sống của con người. Ở bất kì địa điểm công cộng nào cũng có nguyên tắc ứng xử phù hợp để đảm bảo sự an toàn cho mọi người, sự tiện nghi và vẻ đẹp của nó. Tôn trọng nguyên ứng xử tốt đẹp nơi công cộng là trách nhiệm của mỗi con người. Tuy nhiên, văn hóa ứng xử nơi cộng cộng của giới trẻ hiện nay là một vấn đề đáng báo động, gây nên nhiều bức xúc trong xã hội.
Văn hóa ứng xử nơi công cộng là hệ thống nguyên tắc bao gồm hành vi, thái độ, lời nói chuẩn mựcóngo đức của mỗi cá nhân khi giao tiếp chốn đông người như: biết cảm ơn khi nhận được một điều tốt đẹp từ người khác, biết xin lỗi khi gây ra sự phiền phức hay lỗi lầm, biết giữ gìn trật tự, vệ sinh chung, có thái độ hòa nhã, tôn trọng, lịch sự, cung kính những người xung quanh, khiêm nhường trước người khác, ….
Hiện trạng văn hóa ứng xử nơi công cộng của giới trẻ hiện nay: Từ xưa, phong cách thanh lịch, nhã nhặn, điềm đạm và biết tôn trọng nguyên tắc chung khi xuất hiện trước đám đông vốn đã được con người đề cao và không ngừng nhắc nhỏ về điều đó. Nới về vẻ đẹp văn hóa ấy, người Hà Nội có câu:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Không thanh lịch cùng là người Tràng An.”
Tại nước Nhật, con người được giáo dục chu đáo về phép lịch sự và thái độ tôn trọng công đồng. Họ không bao giờ xả rác trên đường, trong không gian hẹp họ biết giữ trật tự và thường ăn nói nhỏ nhẹ hoặc im lặng. Họ luôn tuân thủ việc xếp hàng và ít khi ăn cắp,…
Văn hóa nước ta cũng đề cao những đức tính tốt ấy. Nhưng gần đây, hình ảnh người Việt Nam trở nên xấu đi trong mắt người nước ngoài với hàng loạt hành động phản cảm của các bạn trẻ. Nhìn vào đời sống, không thiếu những hành động mất lịch sự, thiếu tôn trọng, vô văn hóa của một đám đông hay một nhóm người tại một nơi nào đó. Nó không những là một hiện tượng lẻ tẻ mà đã trở thành hiện tượng trong xã hội, gây nên nhiều hậu quả tai hại.
Trong bài báo Cổng trời thất thủ của tác giả Khải Đơn đã ghi nhận chân thực hình ảnh các bạn trẻ xâm phạm sự tôn nghiêm của ngôi chùa cổ kính khi có hành vi vứt rác bừa bãi, nghêu ngao ca hát, hỗn độn gào thét, nói lời tục tĩu, đeo khẩu trang khi vào chùa. Thậm chí còn dẫn cả thú cưng vào nơi chánh điện tôn nghiêm, khả kính…
Trong chốn linh thiêng đã như thế, trên đường phố, các bạn trẻ còn trở nên mất lịch sự hơn nhiều lần. Không hiếm những hình ảnh khạc nhổ trên đường, ăn mặc phản cảm, hành vi côn đồ thách thức, đua xe đánh võng hết sức nguy hiểm, xem thường luật pháp và tính mạng người đi đường.
Đối với người nước ngoài, một vài bạn trẻ còn trêu chọc, nhại tiếng, chửi tục, lăng mạ họ khiến người nước ngoài khi đến Việt Nam vô cùng bức xúc. Gần đây nhất, trên các trang mạng có đưa tin, đạo diễn phim Kong, ngài Skull Itsland bị một nhóm hành hung khi đến Việt Nam chỉ vì lòng đố kị.
Các bạn trẻ ngày nay ngày càng trở nên khiếm nhã, lối sống thực dụng, tinh thần vô cảm, thờ ơ trước cuộc sống. Họ thiếu kĩ năng sống, thiếu tôn trọng thế giới xung quanh, bảo thủ với lối sống thực dụng, đua đòi vật chất. Sự chia sẻ, cảm thông, đồng cảm bị xem thường. Họ thiếu hẳn sự rung động trước cái đẹp, cái cao cả; không muốn thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với xã hội.
Trước hết là do ảnh hưởng của nền văn hóa mạng khi xu thế giao thoa các nền văn hóa thế giới đang diễn ra mạnh mẽ. Một dòng văn hóa có tính bạo lực, suy đồi, nổi loạn cũng có dịp tràn ngập vào Việt Nam khiến cho các bạn trẻ có ý thức kém khi ứng xử trước cộng đồng. Các bạn trẻ thích đề cao cái tôi cá nhân một cách khập khiễng, chỉ quan tâm đến sở thích của mình và thể hiện nó một cách lệch lạc.
Mặt khác, trước xu thế phát triển như vũ bão của thời đại, nền giáo dục nước ta lại chậm biến đổi, chậm ứng biến, không theo kịp xu thế phát triển của thế giới. Nhà trường xem trọng việc giáo dục tri thức, đào tạo kĩ năng nghề nghiệp, xem nhẹ việc giáo dục và bồi dường nhân cách, đạo đức chuẩn mực cho học sinh trong nhiều năm qua khiến cho nhiều học sinh mất định hướng tốt đẹp, buông lỏng kỉ luật, trở nên hư hỏng.
Gia đình thiếu nghiêm khắc, người lớn không gương mẫu hoặc nêu gương xấu khiến cho giới trẻ ngộ nhận giữa sự nổi bậc chuẩn mực và sự nổi bậc lệch lạc trước đám đông. Xã hội không quan tâm nhiều đến những hành động của giới trẻ. Nhiều người thấy phiền phức nhưng thường không can thiệp, bỏ mặc. Không ai nhắc nhở khiến cho các bạn trẻ ấy càng trở nên ngạo mạn hơn. Các cơ quan chức năng thiếu sự sâu sát thực tế, thiếu lực lượng giám sát và xử lí vi phạm; mức xử phạt còn nhẹ khiến cho người vi phạm không chịu tuân thủ nguyên tắc.
Những hành động ngang ngược, thiếu lễ độ của các bạn trẻ không những gây nhiều phiền phức, nguy hiểm cho xã hội mà còn làm xấu đi hình ảnh của mình trong cộng đồng. Bằng những hành động lệch chuẩn, họ đã tự hạ thấp giá trị bản thân, nhận lấy sự khinh ghét của mọi người.
Những hành động quá khích ấy thường là nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Hàng loạt các vụ xung đột, bạo lực dẫn đến thương tích, thậm chí là án mạng được báo chí đưa tin cũng chỉ vì nhiều người có hành vi “trái tai gai mắt” mà thôi.
Lối ứng xử thiếu lễ độ của một bộ phận giới trẻ làm cho hình ảnh Việt Nam trở nên xấu đi, thậm chí là tồi tệ trong nhìn nhận của các du khách nước ngoài. Nhiều năm qua, số du khách đến nước ngoài đến Việt Nam một lần và không quay trở lại phản ánh sâu sắc thực trạng ấy.
Nhu cầu thể hiện bản thân là quyền của mỗi người nhưng thể hiện lệch lạc, quá đáng sẽ lầm mất đi sự tôn trọng của xã hội, làm tổn hại đến xã hôi, đất nước. Những người như thế thật đáng chê trách.
Văn hóa ứng xử nơi cộng đồng là hành vi tế nhị, bởi thế, để khắc phục hiện tượng lệch lạc cũng cần hét sức cẩn trọng. Trước hết, mỗi bạn trẻ nên nâng cao nhận thức, biết tôn trọng lẽ phải, tôn trọng cộng đồng là giải pháp đầu tiên khi các bạn bước ra xã hội.
Tại những địa điểm công cộng, trên đường phố tăng cường đặt những bảng hiệu nhắc nhỏ hành vi sai trái của con người nhằm tạo ra một lối sống văn minh, một xã hội thân thiện và an toàn.
Nhà trường, gia đình và xã hội cần tăng cường hơn nữa việc giáo dục và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho các em học sinh. Lấy giá trị truyền thống để uốn nắn con người. Người lớn gương mẫu trẻ em noi theo là giải pháp hiệu quả nhất từ xưa đến nay.
“Học ăn, học nói, học gói, học mở” nghĩa là phải biết sống khéo léo trong mọi hành động, trong mọi hoàn cảnh. Đó là cách người xưa răn dạy con người. Ngày nay, trong thời đại mới, việc ứng xử nơi công cộng càng trở nên cần thiết hơn. Bởi vậy, rèn luyện cho mình cung cách tốt đẹp mỗi khi bước ra đường là trách nhiệm của mỗi con người ngày nay.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
11
5
Quỳnh Anh Đỗ
31/12/2018 11:09:30
Trong khi có nhiều thanh niên tình nguyện tham gia vào các hoạt động mang ý nghĩa xã hội, giúp đỡ cộng đồng: vá xe lưu động miễn phí; bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tuyên truyền giữ gìn vệ sinh môi trường..., góp phần giữ gìn và làm đẹp hơn những giá trị thiêng liêng vốn có của lễ hội; thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ những người trẻ đã tự làm xấu hình ảnh của mình khi có những hành vi phản cảm, thái quá. Việc thực hành tín ngưỡng ở các lễ hội, dù chỉ là tái hiện, mang tính trình diễn cũng không nên để dẫn đến ẩu đả hoặc gây mất mỹ quan lễ hội. Những ứng xử kém văn minh này đã góp phần làm méo mó những giá trị vốn có của lễ hội. Lâu nay, lễ hội dù được tổ chức ở bất cứ đâu với quy mô to hay nhỏ cũng vẫn là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, là sợi dây gắn kết cộng đồng, là nơi để công chúng trở về với cội nguồn dân tộc, nguyện cầu những tốt lành. Ðối với thanh niên nói riêng, lễ hội còn là nơi để tìm hiểu lịch sử dân tộc, tưởng nhớ công ơn tiên tổ và rộng hơn là mở ra không gian để giao lưu bạn bè, tham dự vào những trò chơi dân gian mang đậm yếu tố văn hóa truyền thống. Song có một thực tế là dường như, không ít người trẻ đang đến với lễ hội bằng tâm thế của những kẻ "đi cho biết", nói như các cụ là "vui đâu chầu đấy" chứ không phải để thực hành tín ngưỡng hay giải tỏa tinh thần... Họ đổ xô đi lễ hội nhưng không phải ai cũng hiểu được thần tích, không gian văn hóa, đối tượng hành lễ hay giá trị riêng của lễ hội họ tham gia, thế nên dẫn tới những thái độ ứng xử lệch chuẩn, những hành vi kém văn minh làm suy giảm vẻ đẹp và giá trị của lễ hội. Nếu hiểu cướp hoa đăng hay cướp phết... chỉ là hoạt động hoạt náo, vui vẻ trong lễ hội, chứ đánh nhau để giành lộc, lộc cũng chẳng bao giờ đến tay thì chắc chắn đã không xảy ra những cảnh tượng náo loạn. Tương tự, nếu ai cũng hiểu, đi lễ chỉ để cầu bình an chứ không phải để mua chuộc thần linh, cầu danh, cầu lợi thì sẽ không diễn ra tình trạng rải tiền lẻ vô tội vạ, mê tín dị đoan giúp những kẻ chuyên trục lợi từ lễ hội có cơ kiếm chác. Hay nếu ai cũng hiểu đến với lễ hội là đến với không gian văn hóa linh thiêng, thì sẽ không có chuyện uốn éo đủ tư thế ở mọi lúc, mọi nơi để chụp ảnh "tự sướng", cũng không có chuyện nhiều người phải "nóng mắt" với cách ăn mặc hở hang, cũn cỡn của nhiều bạn trẻ...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×