Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một bài văn ngắn về văn hóa dân tộc địa phương huyện Tràng Định (Lạng Sơn)

Gíup em với ạ :
Làm một bài văn ngắn về Văn hóa dân tộc địa phương huyên Tràng Định, sưu tầm..và cảm nhận Văn hóa địa phương mà em đã học.
em cảm ơn trước ạ
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.339
2
1
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
12/05/2017 21:20:15
Thật là tự hào khi tôi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tràng Định nơi có 7 dòng suối hát gặp nhau. Quê hương tôi một huyện vùng cao biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Lạng Sơn cách trung tâm thành phố 67 km theo đường quốc lộ 4A. Mảnh đất Tràng Định từ bao đời nay là nơi quần cư của đồng bào các dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hmông…Tạo thành một bức tranh văn hóa đa màu sắc.

II. Một số nét văn hóa đặc sắc của huyện.

Tràng Định không chỉ được nhiều du khách biết đến với “ gạo trắng nước trong” mà còn được biết đến cùng với những nét sinh hoạt văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc như các lễ hội, phong tục tập quán…Gắn liền với bề dày về truyền thống cách mạng, những trang sử vàng son của một  dân tộc anh hùng.

2. Một số lễ hội dân gian tiêu biểu.

Du khách ghé thăm Tràng Định vào dịp đầu xuân năm mới, khi đất trời giao thoa, thiên nhiên tươi tốt, lòng người hân hoan sẽ được hòa mình vào trong không khí tưng bừng của các lễ  hội nơi đây. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc biệt tổng hợp các mặt của đời sống, phần tinh thần và phần vật chất, văn hóa tâm linh và đời thường…

Lễ hội của Tràng Định cũng như các lễ hội ở các huyện khác trong tỉnh rất phong phú và đa dạng. Nhưng tựu chung lại nó đều thể hiện hai phần: Phần Lễ và phần Hội.

Phần Lễ: Là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh thể hiện những ước mơ chính đáng của con người trong cuộc sống, con người cầu khấn thân linh phù hộ cho họ một năm “ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…’’

Phần Hội: Là những nét sinh hoạt văn hóa, tôn giáo nghệ thuật gắn với các trò chơi: Múa sư tử, ném còn, đẩy gậy, kéo co, nhảy bao bố… Đây được coi là phần hấp dẫn du khách nhất trong các lễ hội. Tràng Định thu hút du khách bởi nhiều Lễ hội hay và đặc sắc như: Hội Thồng Bủng Kham, hội thồng Báo Slao( Hội Tình yêu), hội Nàng Hai, hội Đền Quan Lãnh...Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về hai lễ hội đặc sắc nhất của huyện Tràng Định:

a. Lễ hội Thồng Bủng Kham:

Lễ hội Thồng Bủng Kham diễn ra tại thôn Nà Phái, xã Đại Đồng được tổ chức vào ngày 12 tháng giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội được tổ chức trang trọng với đầy đủ các nghi lễ tín ngưỡng, cầu khấn thần linh phù hộ cho một năm bình an, mưa thuận gió hòa… Hàng năm, 24 thôn trong xã đều chuẩn bị các mâm cỗ với đầy đủ các sản vật của địa phương để tế lễ và thi mâm cỗ  đặc biệt trong lễ hội còn có nghi thức cấy lúa …

Lễ hội là dịp để nhân dân tưởng nhớ đến các vị thần: Nàng Tiên, Thần Nông, Thần Trùng…Đến với hội du khách sẽ được hòa mình vào các trò chơi dân  gian như: múa sư tử, hát dân ca, ném còn, kéo co, chơi cờ ….Những điệu Sli, Lượn mượt mà được cất lên trong lễ hội như những bản tình ca của con người muốn gửi gắm những tình cảm, ước nguyện của mình đối với đất trời và du khách. Với những nét văn hóa đặc sắc như trên năm 2013 Lễ hội Bủng Kham đang được lập hồ sơ để đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Lễ Hội cấp quốc gia.

b. Lễ hội Thồng Báo Slao (Hội Tình yêu):

Đến hẹn lại lên cứ đến ngày 21 tháng giêng hàng năm, nhân dân xã Quốc Khánh và đồng bào các dân tộc nơi đây lại nô nức đi trẩy hội “Báo Slao”. Đây là một lễ hội điển hình của cư dân Tày-Nùng nổi bật với sắc áo chàm truyền thống, váy áo đỏ tươi của các cô gái Dao…

Lễ hội Báo Slao diễn ra là dịp để nam nữ thanh niên hẹn hò, trao đổi tình cảm kết duyên trăm năm, là nơi những người bạn xưa tìm gặp lại bạn tình cũ. Trước đây họ không có duyên kết làm vợ chồng bởi những lễ giáo phong kiến, những tập tục lạc hậu. Giờ đây tuy mỗi người đã có một một mái ấm gia đình riêng, có người đã thành ông thành bà, xa nhau 4 năm, 5 năm thậm chí vài chục năm nhớ nhau. Nhưng cứ đến ngày 21 tháng giêng hàng năm họ lại băng rừng vượt suối đến Hội để gặp nhau tâm sự, kể cho nhau nghe những vui, buồn của cuộc sống. Họ trao nhau những làn điệu dân ca mượt mà gửi gắm tình thương và nỗi nhớ cùng với sự giận hờn vào trong những lời ca tiếng hát. Có thể hai vợ chồng cùng đến Hội, nhưng khi đến Hội chồng đi gặp người yêu cũ, vợ tìm người tình cũ của vợ, giữa họ không có sự ghen tuông lẫn nhau. Hết Hội họ lại trở về với mái ấm của gia đình mình.

Đặc biệt là khi đến Hội Tình Yêu chúng ta dễ bắt gặp cảnh những đàn ông say và trong đám say ấy không thiếu những anh chàng thất tình vì hết lễ hội mà vẫn không tìm cho mình được một mảnh tình vắt vai, ai ra về cũng mang theo tâm trạng “ chết trong lòng một ít”. Hội Tình Yêu bao đời nay vẫn thế-là nơi hò hẹn của tình yêu…  

3. Truyền thống cách mạng.

Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, Tràng Định gắn với những trang sử hào hùng của một dân tộc anh hùng. Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết đến các di tích lịch sử cách mạng, lịch sử văn hóa, lịch sử kháng chiến như: cụm di tích đường số 4, khu lưu niệm Hồ Chí Minh, hang Cốc Mười, Pác Lùng-Ký Làng, Đâư Quạn, đồn Pò Mã, đèo Bông Lau-Lũng Phầy, về thăm căn cứ địa Tri Phương, Quốc Khánh, bia Kéo Lếch…

Các di tích lịch sử cách mạng thể hiện tinh thần đấu tranh của một dân tộc anh hùng kiên cường bất khuất chống giặc xâm lăng, những nhân chứng sống của lịch sử.

4. Danh lam thắng cảnh.

Mảnh đất Tràng Định từ lâu đã được nhiều người biết đến là nơi hội tụ của 3 con sông và 7 con suối đã tạo nên một cánh đồng phì nhiêu thẳng cánh cò bay, phong cảnh núi non hùng vĩ của vùng biên ải. Ngoài ra Tràng Định còn có nhiều đập chứa nước để tưới tiêu khá dày đặc như: Đập khuổi Sao, Đập Kỵ Nà, Đập Kéo Quân, Đập thủy điện xã Kim Đồng…Không những chỉ phục sản xuất mà còn là những điểm du lịch lý thú cho du khách, đến đây chúng ta sẽ được hòa mình vào phong cảnh thiên nhiên hữu tình nơi đây.

Huyện còn gắn liền với cánh đồng thẳng cánh cò bay-cánh đồng Thất Khê vựa lúa lớn nhất của tỉnh Lạng Sơn gắn liền với câu ca dao: “Thất Khê gạo trắng nước trong, ai lên đến đó thì không muốn về”.

5. Văn hóa Ẩm thực.

Đến với Tràng Định ngoài việc mua sắm, tham quan du khách còn được thưởng thức những đặc sản nổi tiếng của nơi đây như: vịt quay, khau nhục, bánh cuốn trứng, pẻng khua, khẩu sli, bánh khảo, quýt Kim Đồng,  mận Thất Khê…

Giữa tiết trời se lạnh như thế này, sẽ thật là tuyệt vời khi chúng ta được thưởng thức hương vị béo ngậy, giòn tan của thịt vịt quay mang hương vị đặc trưng của “ mác Mật”; kết hợp với hương vị cay cay nơi đầu lưỡi của” măng Ớt” hòa trong men rượu nồng nàn. Dường như nó mang theo cả hơi ấm của mùa hè và mùa đông như ngắn lại.

Bên cạnh đó Tràng Định còn còn được biết đến với nhiều loại bánh ngon và nổi tiếng như: “Pẻng Khua, Khẩu Sli, Bánh Khảo…”. Bánh Khảo, Pẻng Khô từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống của đồng bào các dân tộc nơi đây. Dùng để thờ cúng tổ tiên, làm quà và để đãi khách nhân dịp đầu xuân năm mới, ngày lễ tết. Đôi vợ chồng mới cưới ngày đầu về thăm ông bà ngoại, ngoài đồ lễ không thể thiếu bánh Khảo và Pẻng khô. Câu chuyện đầu năm trở nên thân tình, ấm cúng hơn với vị bùi, giòn tan của Bánh khảo và Pẻng Khô.

Sang xuân cả vùng đỏ rực sắc hoa đào, cùng với màu trắng tinh khiết của những vườn hoa mơ, hoa mận, thấp thoáng bóng dáng của những ngôi nhà sàn nép mình bên sườn núi, họa nên một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc của một vùng quê giàu truyền thống cách mạng…

Sau một hành trình dài mệt mỏi du khách có thể vào bản thăm làng, bản của đồng bào dân tộc Tày-Nùng để thưởng thức những quả mận căng tròn, chín mọng, vị ngọt lịm của nhũng quả quýt Kim Đồng…ngon có tiếng.

III. Kết Luận.

Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng thiên nhiên đã ban tặng cho quê hương Tràng Định không chỉ là cái thế trải rộng mênh mông mà còn là sự hội tụ của núi non sông nước. Chia tay với Tràng Định chắc hẳn du khách vẫn cảm thấy luyến tiếc vì chuyến đi ngày hôm nay của chúng ta quá vội vàng vì còn nhiều điểm du lịch lý thú chưa kịp ghé qua để khám phá, nhiều món ăn ngon chưa được thưởng thức. Nào là, di tích đường số 4, khu lưu niệm chủ Tịch Hồ Chí Minh, khu căn cứ địa cách mạng Tri Phương, Quốc Khánh ….khi mà Tràng Định mang trong mình một dòng văn hóa ẩm thực riêng biệt, những món ăn dân dã nhưng mang đậm hương vị của núi rừng nơi đây. Du khách hãy một lần đến với Tràng Định, chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng các bạn!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Huyền Thu
12/05/2017 21:45:59
Tràng Định không chỉ được nhiều du khách biết đến với “ gạo trắng nước trong” mà còn được biết đến cùng với những nét sinh hoạt văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc như các lễ hội, phong tục tập quán…Gắn liền với bề dày về truyền thống cách mạng, những trang sử vàng son của một  dân tộc anh hùng.

2. Một số lễ hội dân gian tiêu biểu.

Du khách ghé thăm Tràng Định vào dịp đầu xuân năm mới, khi đất trời giao thoa, thiên nhiên tươi tốt, lòng người hân hoan sẽ được hòa mình vào trong không khí tưng bừng của các lễ  hội nơi đây. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc biệt tổng hợp các mặt của đời sống, phần tinh thần và phần vật chất, văn hóa tâm linh và đời thường…

Lễ hội của Tràng Định cũng như các lễ hội ở các huyện khác trong tỉnh rất phong phú và đa dạng. Nhưng tựu chung lại nó đều thể hiện hai phần: Phần Lễ và phần Hội.

Phần Lễ: Là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh thể hiện những ước mơ chính đáng của con người trong cuộc sống, con người cầu khấn thân linh phù hộ cho họ một năm “ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…’’

Phần Hội: Là những nét sinh hoạt văn hóa, tôn giáo nghệ thuật gắn với các trò chơi: Múa sư tử, ném còn, đẩy gậy, kéo co, nhảy bao bố… Đây được coi là phần hấp dẫn du khách nhất trong các lễ hội. Tràng Định thu hút du khách bởi nhiều Lễ hội hay và đặc sắc như: Hội Thồng Bủng Kham, hội thồng Báo Slao( Hội Tình yêu), hội Nàng Hai, hội Đền Quan Lãnh...Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về hai lễ hội đặc sắc nhất của huyện Tràng Định:

a. Lễ hội Thồng Bủng Kham:

Lễ hội Thồng Bủng Kham diễn ra tại thôn Nà Phái, xã Đại Đồng được tổ chức vào ngày 12 tháng giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội được tổ chức trang trọng với đầy đủ các nghi lễ tín ngưỡng, cầu khấn thần linh phù hộ cho một năm bình an, mưa thuận gió hòa… Hàng năm, 24 thôn trong xã đều chuẩn bị các mâm cỗ với đầy đủ các sản vật của địa phương để tế lễ và thi mâm cỗ  đặc biệt trong lễ hội còn có nghi thức cấy lúa Nghi thức cấy lúa

Lễ hội là dịp để nhân dân tưởng nhớ đến các vị thần: Nàng Tiên, Thần Nông, Thần Trùng…Đến với hội du khách sẽ được hòa mình vào các trò chơi dân  gian như: múa sư tử, hát dân ca, ném còn, kéo co, chơi cờ ….Những điệu Sli, Lượn mượt mà được cất lên trong lễ hội như những bản tình ca của con người muốn gửi gắm những tình cảm, ước nguyện của mình đối với đất trời và du khách. Với những nét văn hóa đặc sắc như trên năm 2013 Lễ hội Bủng Kham đang được lập hồ sơ để đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Lễ Hội cấp quốc gia.

Đến hẹn lại lên cứ đến ngày 21 tháng giêng hàng năm, nhân dân xã Quốc Khánh và đồng bào các dân tộc nơi đây lại nô nức đi trẩy hội “Báo Slao”. Đây là một lễ hội điển hình của cư dân Tày-Nùng nổi bật với sắc áo chàm truyền thống, váy áo đỏ tươi của các cô gái Dao…

Lễ hội Báo Slao diễn ra là dịp để nam nữ thanh niên hẹn hò, trao đổi tình cảm kết duyên trăm năm, là nơi những người bạn xưa tìm gặp lại bạn tình cũ. Trước đây họ không có duyên kết làm vợ chồng bởi những lễ giáo phong kiến, những tập tục lạc hậu. Giờ đây tuy mỗi người đã có một một mái ấm gia đình riêng, có người đã thành ông thành bà, xa nhau 4 năm, 5 năm thậm chí vài chục năm nhớ nhau. Nhưng cứ đến ngày 21 tháng giêng hàng năm họ lại băng rừng vượt suối đến Hội để gặp nhau tâm sự, kể cho nhau nghe những vui, buồn của cuộc sống. Họ trao nhau những làn điệu dân ca mượt mà gửi gắm tình thương và nỗi nhớ cùng với sự giận hờn vào trong những lời ca tiếng hát. Có thể hai vợ chồng cùng đến Hội, nhưng khi đến Hội chồng đi gặp người yêu cũ, vợ tìm người tình cũ của vợ, giữa họ không có sự ghen tuông lẫn nhau. Hết Hội họ lại trở về với mái ấm của gia đình mình.

Đặc biệt là khi đến Hội Tình Yêu chúng ta dễ bắt gặp cảnh những đàn ông say và trong đám say ấy không thiếu những anh chàng thất tình vì hết lễ hội mà vẫn không tìm cho mình được một mảnh tình vắt vai, ai ra về cũng mang theo tâm trạng “ chết trong lòng một ít”. Hội Tình Yêu bao đời nay vẫn thế-là nơi hò hẹn của tình yêu…
2
0
Dương Nguyệt Cát
12/05/2017 22:31:27
Tràng Định không chỉ được nhiều du khách biết đến với “ gạo trắng nước trong” mà còn được biết đến cùng với những nét sinh hoạt văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc như các lễ hội, phong tục tập quán…Gắn liền với bề dày về truyền thống cách mạng, những trang sử vàng son của một  dân tộc anh hùng

Lễ hội là dịp để nhân dân tưởng nhớ đến các vị thần: Nàng Tiên, Thần Nông, Thần Trùng…Đến với hội du khách sẽ được hòa mình vào các trò chơi dân  gian như: múa sư tử, hát dân ca, ném còn, kéo co, chơi cờ ….Những điệu Sli, Lượn mượt mà được cất lên trong lễ hội như những bản tình ca của con người muốn gửi gắm những tình cảm, ước nguyện của mình đối với đất trời và du khách. Với những nét văn hóa đặc sắc như trên năm 2013 Lễ hội Bủng Kham đang được lập hồ sơ để đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Lễ Hội cấp quốc gia.

​Lễ hội Báo Slao diễn ra là dịp để nam nữ thanh niên hẹn hò, trao đổi tình cảm kết duyên trăm năm, là nơi những người bạn xưa tìm gặp lại bạn tình cũ. Trước đây họ không có duyên kết làm vợ chồng bởi những lễ giáo phong kiến, những tập tục lạc hậu. Giờ đây tuy mỗi người đã có một một mái ấm gia đình riêng, có người đã thành ông thành bà, xa nhau 4 năm, 5 năm thậm chí vài chục năm nhớ nhau. Nhưng cứ đến ngày 21 tháng giêng hàng năm họ lại băng rừng vượt suối đến Hội để gặp nhau tâm sự, kể cho nhau nghe những vui, buồn của cuộc sống. Họ trao nhau những làn điệu dân ca mượt mà gửi gắm tình thương và nỗi nhớ cùng với sự giận hờn vào trong những lời ca tiếng hát. Có thể hai vợ chồng cùng đến Hội, nhưng khi đến Hội chồng đi gặp người yêu cũ, vợ tìm người tình cũ của vợ, giữa họ không có sự ghen tuông lẫn nhau. Hết Hội họ lại trở về với mái ấm của gia đình mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×