Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du tác phẩm rất nổi tiếng trong nền văn học nước nhà. Trong Truyện Kiều, đoạn trích Cảnh ngày xuân là phần mở đầu với bối cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều trong khung cảnh thiên nhiên đầy màu sắc và thơ mộng. khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp được thể hiện qua bốn câu thơ:
"ngày xuống con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa."
Bốn câu thơ mở ra một không gian nghệ thuật hữu sắc, hữu hương, hữu tình nên thơ. Giữa bầu trời bao la mênh mông là những cánh én bay qua bay lại như " đưa thoi". Cánh én mùa xuân thân mật biết bao. Hai chữ "đưa thoi" rất gợi hình, gợi cảm. Cánh én như con thoi vút qua, vút lại, chao liệng như thời gian đang trôi nhanh, mùa xuân đang trôi nhanh. Câu thành ngữ tục ngữ " thời gian thấm thoắt thoi đưa, như ngựa chạy như nước qua cầu"
Sau cánh én đưa thòi láng Xuân là thiều Quang của mùa xuân khi " chín chục đã ngoài sáu mươi" . Với Nguyễn Du là mùa xuân đã bước sang tháng 3. Hai chữ "thiều quang" gợi lên cái màu hồng của ánh xuân , cái ấm áp của khí xuân , cái mênh mông bao la của đất trời. Là sắc " trắng" tinh khôi , thanh khiết của hoa lê nở lác đác , chỉ mới hé lộ
" Cỏ non xanh tận chân trời
Càng lê trắng điểm một vài bông hoa"
Vần cổ thi Trung Hoa được Tố Như vận dụng một cách sáng tạo. Hai chữ " trắng điểm" là nhãn tự, cách chấm phá điểm xuyết của thi pháp cổ gợi lên vẻ đẹp Thanh Xuân trinh trắng của thiên nhiên. Giữa diện và điểm, giữa cái nền xanh và sắc trắng của cảnh vật mùa xuân là những cánh én "đưa thoi" là màu hồng của ánh thiều quang
Đã bao mùa xuân trôi đi , đã có bao áng thơ văn về mùa xuân ra đời nhưng bốn câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du thì vẫn trường tồn cùng thời gian, không có gì có thể thay thế, Đó thực sự là một trong những bức hoạ mùa xuân đẹp nhất của thi ca Việt Nam