Đọc câu truyện: "Bức tranh của em gái tôi" - tác giả Tạ Duy Anh, nhân vật người anh đã để lại trong lòng người đọc những suy nghĩ sâu xắc. Bằng cách tập trung miêu tả diễn biến tâm lý, nhà văn đã tái hiện lại chân thực những trạng thái, cảm xúc của cậu bé từ đó để người đọc tự nhận ra những bài học ý nghỉa. Đọc truyện chúng ta thấy trước trước ddaay người anh khá là vui vẻ với em mình,đặt biệt danh cho em, coi em như một đứa trẻ và mình thì ra dáng một người anh. Cho đến khi tài năng của em gái được mọi người phát hiện và ngợi khen thì cậu lại bắt đầu cảm thấy buồn, mặc cảm vì nghĩ mình "bất tài, bị bỏ quên" thậm chí "chỉ muốn gục xuống khóc". Đắng chê trách hơn vì lòng ghen tị cậu đã trở nên ích kỉ, xa cách và gắt gỏng với em. Nhưng rồi người đọc cũng bất ngờ trước tình huống bức tranh " Anh trai tôi" của cô em gái Kiều Phương đã đạt giải nhất trong một cuộc thi hội họa. Lúc này chúng ta lại chứng kiến người anh trai thoạt tiên và ngỡ ngàng rồ đến hãnh diện sau đó là xấu hổ. Thì ra trước tấm lòng của cô em gái gửi gắm qua bức tranh, cậu đã nhận ra sự ích kỉ đáng xấu hổ của mình. Từ nhân cật nguồi anh, mỗi bạn đọc chúng ta nhận ra rằng lòng đố kị, sự ích kỉ có thể chia rẽ tình cảm con người. Vậy nên chúng ta hãy từ bỏ tính xấu ấy, chân thành chia sẻ niềm vui và chúc mừng sự thành côn của người khác. Đây là những bài học rất đáng quý trong cuộc sống.
( nhìn dài thế thôi nhưng chỉ có 11 câu thôi)