Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn ngắn theo kết cấu tự chọn nói về nét đẹp trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.567
4
1
Nguyễn Thị Thu Trang
05/11/2017 21:36:36
Qua bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. " Trắng " của làn da, " tròn " là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ " tấm lòng son " , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi " được tác giả biến đổi thảnh " Bảy nổi ba chìm " , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Trà Đặng
05/11/2017 21:38:18
Cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của Mỹ học. Biểu thị cho cái đẹp của nhân loại là hình ảnh người phụ nữ. Vẻ đẹp thẩm mỹ của người phụ nữ chịu sự chi phối bởi quan điểm thời đại - xã hội. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ Việt Nam được đánh giá là người phụ nữ đẹp phải hội đủ “tam tòng, tứ đức”. Đối với thời đại mới, thời đại trí thức khoa học kỹ thuật, đất nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, vẻ đẹp của người phụ nữ còn phải gắn với văn hoá - trí thức. Tuy nhiên, vẻ đẹp của người phụ nữ trong thời kỳ đổi mới chính là sự kế thừa vẻ đẹp của người phụ nữ xưa. Theo quan niệm cũ “tứ đức, tam tòng” là thước đo phẩm giá, giá trị của người phụ nữ. Tứ đức bao gồm công - dung - ngôn - hạnh . *Công: Là chăm lo việc nhà, thêu thùa, may vá, nấu ăn trong bếp, sắp đặt nhà cửa, nuôi dạy con cái. *Cung: Là chăm sóc dung nhan cho tươi tắn dễ thương . *Ngôn: tức lời nói phải thành thật, dịu dàng, tránh lời thị phi. *Hạnh: tính nết hoà nhã, khiêm cung, ngay thật. Bên cạnh tứ đức, người phụ nữ phải đảm bảo tam tòng mới được đánh giá là chính chuyên, đức hạnh. Tam tòng tức “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Nghĩa là, “ở nhà phải theo cha mẹ, lấy chồng theo chồng, chống chết phải theo con”. Như vậy trong xã hội phong kiến vẻ đẹp của người phụ nữ thể hiện ở đức hy sinh, phục tùng, sống phụ thuộc vào gia đình. Điều đó cho thấy vẻ đẹp của họ không chỉ giữ trong đường môi cắn chỉ quết trầu, trong mớ ba mớ bẩy, váy sồi yếm thắm. Vẻ đẹp của người phụ nữ xưa bộc lộ trong tính chịu đựng, tần tảo, chịu thương chịu khó phục vụ gia đình chồngcon. Ngày nay, một nửa thế giới không còn khép mình trong “ánh nâu màu sồi” xưa cũ nữa. Phụ nữ ngày nay năng động trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Nền kinh tế trí thức ra đời, người phụ nữ tìm được vị trí của mình trong xã hội. Cái đẹp của người phụ nữ trong thời kỳ hiện đại vẫn có sự kế tiếp vẻ đẹp tinh thần của người phụ nữ xưa. Giờ đây, tam tòng tứ đức được nhìn nhận trên những khía cạnh khác cởi mở hơn. Tam tòng thể hiện sự gắn bó chung thuỷ của người phụ nữ với gia đình vốn là đức tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam hiện nay đức tính ấy vẫn là vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn họ.
3
1
Hà Thanh
05/11/2017 21:40:02

Việt Nam- mảnh đất hiền hòa cong cong hình chữ S đã và đang nuôi dưỡng biết bao tâm hồn của bao thế hệ nam thanh nữ tú, đã làm nên vẻ đẹp giữa đất nước và con người, giữa nền văn hóa và bản sắc dân tộc. Hình ảnh người phụ nữ đã xuất hiện ngay từ buổi sơ khai trong vị thế của một người mẹ đẻ ra trăm trứng, nở ra trăm người con. Ở đời nào cũng vậy, vẻ đẹp của người phụ nữ trong đời thường luôn là hằng số bất biến ngàn đời. Đó là sự nhẫn nại, chịu thương, chịu khó , sự cam chịu và lòng thủy chung son sắt. Họ biết nội trợ, điều phối cuộc sống gia đình, chăm lo cuộc sống cho chồng con, chăm lo săn sóc cha mẹ già, cho người ốm…Dù cho trãi qua khó khăn gian khổ, nhưng vẫn không thể nào vùi lấp được những vẻ đẹp tuyệt vời đó. Xã hội phong kiến phụ quyền tồn tại hàng ngàn năm với những quan niệm bất công, khắt khe đã dành mọi ưu tiên cho người đàn ông và đẩy người phụ nữ xuống hàng thấp kém trong gia đình và xã hội. Trong xã hội ấy, họ bị tước đi những quyền lợi cơ bản của con người. Họ bị biến thành nô lệ cho những luật lệ, những ràng buộc nghiêm khắc của lễ giáo phong kiến và những quan niệm cổ hủ lạc hậu. Trải qua bao đêm trường thế kỉ của chiến tranh, chống chế độ phong kiến bất công, hình ảnh người mẹ, người chị Việt Nam càng trở nên sáng ngời rạng rỡ. Họ càng chứng minh được phẩm chất của mình là những đóa sen trong bùn, đẹp dịu dàng, thanh khiết.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×