Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm xúc về người nông dân - những người trực tiếp làm ra hạt gạo. Viết một đoạn văn ngắn trình bày quan niệm về hạnh phúc

1. Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm xúc về người nông dân - những người trực tiếp làm ra hạt gạo.
2. Viết một đoạn văn ngắn trình bày quan niệm vè hạnh phúc.
3. Dựa vào Bài Ông Đồ- Vũ Đình Liên) trình bày suy nghĩ của bản thân về nét đẹp văn hóa của dân tộc qua hình ảnh ông đồ vào dịp tết.
4. Viết một đoạn văn ngắn nói về thân phận của người nông dân trong xã hội xưa
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.550
3
2
Nguyễn Thị Nhung
21/02/2019 10:35:07
2.
Hạnh phúc là gì? Khó có thể diễn tả bằng lời cho rõ nghĩa khái niệm này. Bởi lẽ, hạnh phúc là cảm giác, cảm xúc của con người. Mà đã là cảm giác thì làm sao có thể diễn đạt được. Hơn nữa, cảm giác của mỗi người là không giống nhau, cho nên ta không bao giờ có thể giải thích một cách rõ ràng khái niệm này. Nhưng đơn giản, ta có thể định nghĩa, hạnh phúc là trạng thái tâm lí vui vẻ, thanh thản khi ta đạt được hoặc thỏa mãn điều mà ta mong muốn. Hạnh phúc có thể là đơn giản nhưng cũng có thể là lớn lao. Điều mà ta mong muốn có thể chỉ nhỏ nhặt thôi nhưng cũng có khi nó là cả ước mơ và hoài bão của bản thân mình. Chính vì cảm xúc của mỗi người là không giống nhau, những điều mà họ mong muốn cũng không giống nhau nên hạnh phúc của mỗi người là khác nhau. Một người thì có rất nhiều mong muốn trong đời nên niềm hạnh phú dường như có thể đến bất cứ lúc nào có thể. Chỉ cần đạt được mong muốn ta đều có thể hạnh phúc. Với tôi hạnh phúc có thể đến từ nhiều phía. Nếu ba mẹ tôi khỏe mạnh tôi cũng có được hạnh phúc. Hoặc đôi khi chỉ là nấu một món ăn mà cả gia đình tôi đều khen ngon tôi cũng sẽ hạnh phúc. Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản là nụ cười của mẹ, là sự hài lòng của ba đối với tôi. Tôi rất tham vọng. Đương nhiên ai cũng tham vọng. Đối với mọi thứ tôi đều muốn nó thật hoàn hảo. Tất nhiên là hoàn hảo trong phạm vi của tôi. Mỗi người lại có một cách nhận định riêng về mọi thứ. Niềm hạnh phúc của tôi sẽ xuất hiện khi tôi đạt được những mục tiêu của bản than mình dù ở bất kỳ lĩnh vực nào. Bởi vậy mà hạnh phúc có thể đến bất cứ lúc nào. Đôi khi chỉ là được nói chuyện với người mình thích, hay đọc một cuốn sách hay hoặc ăn một món mà tôi yêu, tôi cũng hạnh phúc. Lớn hơn, trong công việc tôi được thuận lợi, tôi cũng hạnh phúc. Hạnh phúc là điều mà ai cũng mong muốn. Bạn chính là người sẽ tạo cơ hội để bản thân mình hạnh phúc. Đừng ngồi yên và trông chờ ai đó sẽ đem hạnh phúc đến cho bạn. Cuộc đời không giống như câu chuyện cổ tích lúc nào cũng có một cái kết có hậu. Nếu bạn không làm gì cả mà sống bông thả vô tâm, tương lai bạn sẽ chẳng được hạnh phúc đâu. Cuộc đời luôn chứa đựng những ước mơ, hãy hành động để đạt được những ước mơ đó. Đừng chỉ sống theo kiểu cho qua ngày, hãy sống cho một tương lai tốt đẹp hơn. Ngày hôm nay có thể bạn thất bại, nhưng đừng để ngày mai và những ngày sắp tới cũng như vậy. Ngày hôm nay bạn đau khổ, thì hãy làm gì đó để ngày mai được hạnh phúc. Bởi hạnh phúc không phải là cái gì đó xa xôi, không phải là thứ ta không thể có được mà là do ta có muốn đạt được nó hay không.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Thị Nhung
21/02/2019 10:37:33
3.
Ngày Tết, trong mỗi gia đình Việt Nam thường không thể thiếu những món ăn vật chất lẫn tinh thần đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc như:
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh
Đặc biệt là câu đối đỏ, ngày Tết dù có bận đến trăm công nghìn việc, ai cũng tự tặng cho mình một câu đối, để cầu tài, cầu lộc, an khang thịnh vượng suốt một năm trời.Người Việt xưa thường có thú chơi tao nhã là thói quen xin chữ để gửi gắm những mong ước, khát vọng an lành. Đó là chữ nho, thứ chữ tượng hình giàu ý nghĩa. Học, hiểu được chữ nho đã khó, viết được cho thật đẹp lại càng khó hơn. Ngày nay,do sự bận rộn của cuộc sống,thú vui tao nhã ấy ngày càng bị mai một đi. Tuy nhiên, giữa cuộc sống xô bồ, nhộn nhịp, nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc vẫn còn tiềm ẩn và luôn được nâng niu, giữ gìn. Những năm gần đây, cứ mỗi độ Tết đến xuân về, nhiều gia đình đã chú ý chọn mua những câu đối đỏ, những bức thư pháp treo trong nhà để cầu an, cầu lộc. Thỉnh thoảng, bên hè phố chúng ta vẫn gặp những thanh niên trong trang phục áo the, khăn đóng hay những ông đồ nho thảo những nét bút “Phượng múa rồng bay” trên giấy điều đỏ thắm. Đấy quả là tín hiệu đáng mừng để tìm về một giá trị văn hóa cổ truyền đã bị lãng quên. Hy vọng rằng những câu đối đỏ, những bức thư pháp, những con chữ ấy sẽ hồi sinh và bay lên trong niềm hân hoan của mọi nhà.
2
1
Nguyễn Thị Nhung
21/02/2019 10:39:36
4.
Trong thời kỳ phong kiến đề tài người nông dân luôn là những đề tài nổi bật mà hầu hết các nhà thơ, nhà văn của nhân dân ta đều nói đến. Cuộc sống bần hàn, cùng ách thống trị tàn ác của các quan lại đối với nông dân. Tầng lớp nông dân là tầng lớp chiếm số đông lúc bấy giờ, thể hiện rõ nét những chính sách cai trị của chế độ phong kiến.Đất nước ta là một nước nông nghiệp, với nghề trồng lúa. Ông bà, bố mẹ chúng ta được sinh ra và lớn lên trong cuộc sống nông thôn, nên một phần nào đó chúng ta hiểu được những vất vả, gian nan, nghèo đói mà khi được các ông bà, cha mẹ kể lại. Vậy mà trong thời kỳ phong kiến với nhiều áp bức bóc lột người nông dân đã phải chịu rất nhiều khổ cực, các cụ thường có câu “cắm mặt cho đất bán lưng cho trời”, để thể hiện những nỗi vất vả, nhọc nhằn mà người nông dân phải chịu đựng, họ phải “cắm mặt” “bán lưng” cho thấy họ bán đi, cắm đi để sau này họ mới lấy lại được , nỗi vất vả đó lấy lại thành quả lao động nhưng lại bị cướp đi mất, sống trong nợ nần. Trong những câu hò vè, câu tục ngữ đều xuất phát từ cuộc sống hàng ngày mà nhân dân ta qua quá trình lao động, rút kinh nghiệm truyền tai nhau trong dân gian. Qua những câu tục ngữ đó phần nào chúng ta hiểu được những khổ cực người nông dân phải chịu.
Người nông dân là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội, họ sống trong cảnh lam lũ, đi làm từ sáng sớm đến tối mịt nhưng ngược lại sự vất vả đó họ lại không được sống trong nhung lụa, họ bị trấn áp bị mất đất làm ruộng, phải chịu nhiều thứ thuế vô lý của bọn phong kiến, nhiều gia đình phải đi làm không công cho bọn quan lại.Thân phận của người nông dân là thận phận của trăm ngàn người cùng cảnh ngộ, cùng vất vả như nhau, cùng phải sống một cuộc sống tăm tối. Có câu thơ như sau:
"Thương thay thân phận con tằm cả
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ"
Cụm từ “thương thay” muốn nói lên sự thương xót, đau lòng cho thân phận “con tằm” một con vật nhỏ bé , chỉ biết ăn lá rất chậm và phải gặm nhấm từng tí giống như người nông dân có một thân phận nhỏ bé trong xã hội, phải kiếm ăn từng ngày, lo cái ăn cái mặc, thế vậy mà “kiếm ăn được mấy” kiếm được rất ít mà đã phải “nhả tơ” cống nạp cho bọn quan lại, bọn quý tộc.Họ phải sống trong một xã hội bất công, một xã hội đen tối, không cho họ đường sống, suốt ngày chỉ xoay quanh vòng những lo toan, vất vả.Họ bị vùi dập dưới bàn tay của xã hội phong kiến. Khiến cho ta cảm thấy chua xót, đồng cảnh ngộ với số phận người nông dân trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, một xã hội bất công.Trong lòng họ luôn có sự căm phẫn, muốn đứng lên chống lại những kẻ chèn ép họ, họ chỉ cần một cuộc sống yên bình, êm ả, vậy mà xã hội đó không cho họ đường sống chỉ biết trấn lột, áp bức đẩy họ vào những chỗ tối tăm. Mặc dù như vậy, những người nông dân họ vẫn sống rất trong sạch, họ giữ được những phẩm chất đáng có và không đánh mất đi chính mình.
Bây giờ khi cuộc sống đã hòa bình, đất nước ta không còn chế độ phong kiến, đọc lại những câu ca dao đó chúng ta thấy được những nỗi khổ cực mà ông cha ta đã phải chịu thì càng cảm thấy những gì đang có ở hiện tại thật quý giá, mỗi người cảm thấy trân trọng những gì mình đang sống trong cuộc sống hòa bình.
Cứ mỗi khi nhắc đến người nông dân, ta đã thấy được những vất vả sẵn, thống khổ mà họ đã chịu. Đã thế còn cộng thêm những tàn độc của thực dân phong kiến, đọc lên những tác phẩm viết về người nông dân ta cảm thấy muốn có những gì tốt đẹp nhất dành cho họ, cho họ có một cuộc sống tốt đẹp, một đất nước hòa bình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×