Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng sông nước Cà Mau

câu 5 viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng sông nước cà mau qua văn bản sông nước cà mau của đoàn giỏi.Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một phép so sánh ; một phép nhân hóa chỉ rõ
câu 6 thế nào là nhân hóa .nếu các kiểu nhân hóa và mỗi kiểu cho một ví dụ minh họa
câu 7 hãy viết bài văn miêu tả cơn mưa rào mùa hạ trên quê hương em
7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
10.658
158
43
Nguyễn Thị Thu Trang
11/02/2018 10:51:49
câu 5
Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
35
47
Nguyễn Thị Thu Trang
11/02/2018 10:52:34
câu 6
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, ... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tá con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người, biếu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Ví dụ: Tre xung phong vào xe tăng, dại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu! (Cây tre Việt Nam - Thép Mới) Hình ảnh cây tre trở nên gần gũi, sống động nhờ tác giả đả sử dụng phép nhân hóa. b. Các kiểu nhân hóa Có ba kiểu nhân hóa thường gặp là: - Dùng từ ngữ vón gọi người đế gọi vật. Ví dụ: lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, anh Gọng Vó, chị Cào Cào, ông Cống,... - Dùng những từ ngữ vốn chi hoat dông, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. Ví dụ: Sấm Ghé xuống sân Khanh khách cười Cây dừa Sải tay bơi Ngọn mồng tơi nhảy múa (Mưa - Trần Đăng Khoa) - Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. Ví dụ: Trâu ơi, ta báo trâu này Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta (Ca dao) Đã ngu chưa hả trầu ? Tao hái vài lá nhé Cho bà và cho mẹ Đừng lụi đi trầu ơi !
31
28
Nguyễn Thị Thu Trang
11/02/2018 10:54:23
mk sửa lại câu 6 cho dễ nhìn hơn một chút
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, ... bâng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tá con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người, biếu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người
-. Ví dụ: Tre xung phong vào xe tăng, dại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu! (Cây tre Việt Nam - Thép Mới) Hình ảnh cây tre trở nên gần gũi, sống động nhờ tác giả đả sử dụng phép nhân hóa
. b. Các kiểu nhân hóa
Có ba kiểu nhân hóa thường gặp là:
- Dùng từ ngữ vón gọi người đế gọi vật. Ví dụ: lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, anh Gọng Vó, chị Cào Cào, ông Cống,...
- Dùng những từ ngữ vốn chi hoat dông, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. Ví dụ: Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách cười
Cây dừa
Sải tay bơi
Ngọn mồng tơi
nhảy múa
(Mưa - Trần Đăng Khoa)
- Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. Ví dụ: Trâu ơi, ta báo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta
(Ca dao)
Đã ngu chưa hả trầu ? Tao hái vài lá nhé Cho bà và cho mẹ Đừng lụi đi trầu ơi !
22
29
Nguyễn Thị Thu Trang
11/02/2018 10:54:49
câu 7

Mùa hạ là mùa của ánh nắng vàng nhuộm hết cả những con đường với những cơn gió mát lành, giúp cho cái nắng gắt như được giảm xuống, là mùa của những tiếng ve kêu lẫn trong những cành hoa phượng đỏ rực cả một góc trời. Và hơn hết, em yêu nhất chính là những cơn mưa rào chợt đến chợt đi tưới mát tất cả vạn vật.

Buổi chiều hôm ấy, trời bỗng nhiên oi ả hơn mọi ngày. Ánh nắng như chói chang hơn, cả một vùng không hề có lấy một chút gió nào. Ai ai cũng cảm thấy mệt mỏi, những chiếc quạt máy như không đủ công suất để phục vụ cho tất cả mọi người nữa. chúng chỉ chạy một cách lờ đờ. Ngay cả với những hàng cây cổ thụ và những bãi cỏ dài nay cũng như không còn sức sống nữa. Chúng như héo rũ, không còn được đung đưa theo những cơn gió như thường ngày. Ai cũng mong có một cơn mưa mát lành tới để làm dịu bớt cái oi nóng của những ngày hè. Và rồi, chỉ khoảng nửa tiếng sau đó, trời đất như thay đổi. Những đám mây đen sì từ chân trời bay về.

Trời bỗng nổi lên những trận gió lớn như mang biết bao hơi lạnh từ biển vào trong đất liền. Trẻ con cùng nhau reo vui, chào đón cơn mưa đến với niềm vui hần hoan, hạnh phúc Và rồi “ Ầm!” một tia chớp như xé toạc cả bầu trời cùng với tiếng sầm ì ùng. Ngay lập tức, người lớn vội vàng chạy về nhà đóng cửa, cất đồ phơi ở bên ngoài, còn những lũ trẻ thì cười vui sướng, hẹn cùng nhau đá bóng dưới trời mưa. Hoạt động của con người như nhanh hơn để chạy đua với thời tiết. Những hạt mưa lớn bắt đầu rơi “ lộp bộp” ở trên mái hiên, trên những con đường.

Và nhanh chóng sau đó, cơn mưa lớn bắt đầu rơi như trút, những hạt mưa mát lạnh đậu xuống như xua tan hết tất cả cái oi nóng của mùa hè, làm cho lòng người cũng cảm thấy trong lành vui sướng hơn bao giờ hết. Cơn mưa tưới mát vạn vật, mang đến cho con người và thiên nhiên một sức sống mới hơn bao giờ hết. Cây cối như được gội rửa, tẩy đi hết những bụi bẩn của những ngày qua. Cơn mưa mùa hạ tới nhanh mà đi cũng nhanh. Sau cơn mưa, tất cả mọi thứ như được khoác thêm một lớp áo mới- tươi mát và trong xanh hơn bao giờ hết. Mọi vật cùng vui sướng khi được tắm mát sau rất nhiều ngày oi bức. phía xa xa, trên bầu trời trong xanh sau trận mưa, bồng nhiên xuất hiện những tia sáng lung linh, cong cong vươn lên giữa bầu trời- cầu vồng sau mưa.

Mưa mùa hạ không chỉ tưới mát sức sống cho vạn vật mà còn làm cho con người cảm thấy yêu đời hơn bởi những gì mà nó đem tới. Những cơn mưa chợt tới chợt đi đã trở thành một hình ảnh tượng trưng cho mùa hè và cùng giúp chúng ta được gần nhau hơn, để có những phút giây gần bên nhau, cùng lắng nghe những tiếng mưa rơi bên hiên nhà.

25
23
Quỳnh Anh Đỗ
11/02/2018 11:10:18

Em rất thích xem bộ phim Đất rừng phương Nam chiếu trên màn ảnh nhỏ. Đây là bộ phim được dàn dựng từ tác phẩm nổi tiếng của Đoàn Giỏi – một nhà văn chuyên viết về đề tài thiên nhiên và con người vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ thời kì chống Pháp xâm lược.

Tác phẩm Đất rừng phương Nam được sáng tác vào năm 1957, sau khi nhà văn Đoàn Giỏi tập kết ra Bắc. Tác giả đã đem đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ và phong phú, từ đó thêm yêu mến thiên nhiên và con người ở mảnh đất tận cùng của Tổ quốc. Đoạn văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII của tác phẩm nói trên.

Qua đoạn văn này, em nhận thấy rằng đất mũi Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ và đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc.

Đọc đoạn văn này, em có cảm tưởng như được cùng với chú bé An (nhân vật chính của truyện) ngồi trên con thuyền len lỏi qua các kênh rạch chằng chịt như mạng nhện của rừng u Minh để rồi đổ ra sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Cả một không gian rộng lớn được bao phủ bởi một màu xanh bất tận: trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá.

Âm thanh đặc trưng của xứ sở này là tiếng rì rào bất tận của những khu rừng đước bạt ngàn, cùng tiếng sóng ì ầm từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối…

Tên đất, tên sông ở đây thật mộc mạc, giản dị: gọi là rạch Mái Giầm vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xòa ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ… Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây… Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ “tức khơ mâu” tiếng Miên, nghĩa là “nước đen”

Hình ảnh gây ấn tượng rất mạnh cho em là hình ảnh của dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ… lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.

Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập – nơi tập trung đặc điểm của những chợ nổi họp trên mặt sông của vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng…

Ngoài những thứ đó, chợ Năm Căn còn có một nét rất riêng mà các chợ khác không có được. Đó là cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc.

Chợ Năm Căn phong phú về hàng hóa, về các món ăn chứng tỏ Cà Mau là nơi đất lành chim đậu. Các dân tộc Việt, Hoa, Miên, Chà Châu Giang… chung sống thành một cộng đồng đoàn kết với đủ mọi giọng nói líu lo, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau

Đất mũi Cà Mau đẹp như một bức tranh. Mảnh đất này đã đi vào thơ ca, nhạc họa và nổi tiếng anh dũng kiên cường trong những cuộc kháng chiến chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc. Cảm ơn nhà văn Đoàn Giỏi đã cho em một chuyến du lịch đầy bất ngờ và thú vị qua những trang sách tuyệt vời của ông. Mong rằng có một dịp nào đó, em sẽ được đặt chân đến nơi mà Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi qua những vần thơ:

Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non

Mấy trăm đời lấn luôn ra biển…

Và so sánh:

Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền xé sóng – mũi Cà Mau.

18
27
Quỳnh Anh Đỗ
11/02/2018 11:12:58

Một buổi chiều mùa hè, trời nóng như nung. Ngoài sân, mặt đất bốc hơi lên hầm hập. Bỗng, bầu trời xám xịt lại. Những đám mây đen, nặng trĩu từ đâu ùn ùn kéo đến vây kín cả bầu trời làm cho khoảng không gian này như bị kéo thấp xuống. Gió giật từng hồi, mát lạnh. Bụi tung mù nịt trên đường. Lá cây rụng lả tả, bay xào xạc.

Lộp bộp, lộp bộp, mưa đã bắt đầu rơi, rồi trong chớp nhoáng, mưa đổ ào ào xuống đường. Cây cối nghiêng ngả, cành cây run lẩy bẩy. Sấm chớp đùng đoàng như muốn rạch ngang cả bầu trời khiến cho mấy em bé khóc toáng lên vì sợ hãi, ôm chặt vào lòng mẹ. Con mèo kêu “meo meo”, lông xù lên, trú dưới gầm ghế. Mọi người vội vàng vào bốt điện thoại, mái hiên của khu tập thể, hàng quán... để mặc áo mưa. Có giọt mưa xối thẳng xuống đường lộp bộp, lộp bộp, có giọt rơi trên mái tôn lộp độp, lộp độp, giọt lại vô tình đập vào áo mưa người đi đường lùng bùng, lùng bùng, giọt thì lại bay xiên xẹo rồi trườn vào vỉa hè một cách thật tinh nghịch. Ô tô, xe máy vẫn lao vun vút khiến cho nước mưa bắn tung tóe lên lề đường. Nước mưa chảy thành dòng xuống thân cây nâu sẫm, ướt nhẹp. Nước mưa rơi ngập đường, đỏ ngầu, ồ ồ thi nhau chảy xuống cống. Bầu trời trắng xóa trong biển mờ.

Mưa nhỏ dần, nhỏ dần rồi tạnh hẳn. Bầu trời sáng ra. Ánh nắng mặt trời vàng óng hòa cùng bảy sắc cầu vồng, trông thật lung linh, huyền ảo. Hạt mưa còn đọng lại trên cánh hoa, lá trong veo như hạt ngọc. Cây cối khoác lên mình bộ áo mới màu lá mạ đầy sức sống. Ai đó nói: “Sau cơn mưa trời lại sáng”, quả đúng như vậy. Những mầm cây non như được tiếp sức mạnh đứng hiên ngang, vươn mình trên bầu trời xanh.

17
24
Quỳnh Anh Đỗ
11/02/2018 11:20:31

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật,cây cối,đồ vật,...bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người;làm cho thế giới loài vật,cây cối,đồ vật trở nên gần gũi với con người hơn,biểu thị được những suy nghĩ,tình cảm của con người.

VD: ông trời; chú ong,.....
Các kiểu nhân hoá:


- Dùng từ ngữ vón gọi người đế gọi vật. Ví dụ: lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, anh Gọng Vó, chị Cào Cào, ông Cống,...
- Dùng những từ ngữ vốn chi hoat dông, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. Ví dụ: Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách cười
Cây dừa
Sải tay bơi
Ngọn mồng tơi
nhảy múa
(Mưa - Trần Đăng Khoa)
- Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. Ví dụ: Trâu ơi, ta báo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta
(Ca dao)
Đã ngu chưa hả trầu ? Tao hái vài lá nhé Cho bà và cho mẹ Đừng lụi đi trầu ơi !

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×