Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về đoạn thơ

Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về đoạn thơ:
                    Nếu Tổ quốc nhìn từ biển 
                    Mẹ âu cơ hẳn chẳng yên lòng 
                    Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
                    Trong lòng người có ngọn sóng nào không
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
7.518
9
0
Trịnh Quang Đức
02/02/2018 12:29:42
Gợi ý:
Điệp cấu trúc "nếu tổ quốc nhìn từ...." tạo nên sức ám ảnh nhất định đối với người đọc về điểm nhìn của nhà thơ. Đó là điểm nhìn từ "biển" "quần đảo" thương tích" "hiểm hoạ" "mất mát". Đó là những góc nhìn độc đáo, có bề rộng cả về không gian lẫn thời gian lịch sử. Tác giả gợi nhắc về truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết con Rồng cháu Tiên; nhắc người đọc nhớ và tự hào về mảnh đất thiêng liêng của đất nước - một phần gia tài nghèo khó mà ông cha ta không tiếc máu xương, không tiếc hy sinh, không tiếc công sức giữ gìn để truyền lại cho con cháu; không chỉ là tự hào, mà hơn cả, nhắc nhở chúng ta biết quý trọng và giữ gìn, bảo vệ chủ quyền của đất nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Và những lớp sóng gió, giông bão vẫn chưa dừng lại, chúng ta vẫn phải tiếp tục đấu tranh, tiếp tục nâng niu và gìn giữ. Với mỗi điểm nhìn ấy, nhà thơ như gieo vào lòng người đọc những trăn trở không yên. Chúng ta đang sở hữu một vùng biển rộng lớn với biết bao quần đảo, đảo lớn nhỏ, nhưng biển không hề yên, không hệ lặng, mà ngày đêm neo mình đầu sóng cả, "sóng lớp lớp đè lên thêm lục địa" --> người đọc không khỏi suy tư, day dứt, xót xa trước việc đất nước nhỏ bé từ ngàn xưa đến nay phải chịu nhiều "thương tích", "mất mát"; không lúc nào thôi sóng gió, không lúc nào thôi bão giông...
Tóm lại là những điểm nhìn này giúp tác giả kết nối được không gian rộng lớn, thời gian lịch sử xuyên suốt từ xưa đến nay, tạo một mạch cảm xúc thống nhất, khiến người đọc không khỏi suy tư, trăn trở về việc gìn giữ từng tấc đất tấc biển quê hương...
Cái này có thể so sánh với bài "đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm, vì ông cũng chọn điểm nhìn lịch sử và địa lý khi nói về đất nước, cũng nhắc đến công lao to lớn của ông cha, khẳng định niềm tự hào và tình yêu lớn lao đối với đất nước có lịch sử ngàn năm dựng nước, giữ nước.
2. Ngoài điểm nhìn từ biển, từ đảo, từ mất mát đau thương... có thể có điểm nhìn từ vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước, vẻ đẹp ở rừng núi, sông nước, ở đồng bằng, ở biển; điểm nhìn từ cốt cách, vẻ đẹp phẩm chất của con người việt nam, từ truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh; điểm nhìn từ những nỗ lực xây dựng đất nước của thế hệ trẻ hôm nay - vươn ra biển lớn; thậm chí có những điểm nhìn về sự nguy hại luôn rình rập đất nước; điểm nhìn những hạn chế của con người việt nam.... (cái này rất mở, bạn có thể bổ sung những điểm nhìn của riêng mình)
2 câu thơ cuối sử dụng hình ảnh ẩn dụ "con sóng".
- lớp nghĩa đen: sóng biển :))
- nghĩa ẩn dụ: sóng là sóng gió, "Đầu sóng ngọn gió"; là giông tố, là những hiểm hoạ khôn lường luôn rình rập, đe doạ đất nước bé nhỏ với hơn ba nghìn đảo của chúng ta. "sóng" trong lòng là những sự trăn trở không yên, nỗi lòng đau đáu hướng về biển đảo quê hương của những con người yêu nước, tự hào và luôn khát khao giữ gìn, bảo vệ chủ quyền dân tộc. Câu thơ cuối không chỉ sử dụng biện pháp ẩn dụ mà còn kết hợp với câu hỏi tu từ, như gieo vào lòng người mối trăn trở, hoài nghi, như thôi thúc tình yêu quê hương đất nước sâu thẳm bên trong mỗi con người...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
1
Bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển được nhà thơ, nhà báo Nguyễn Việt Chiến viết trong lần tham dự trại sáng tác do Tạp chí Văn nghệ Quân đội phối hợp với Cục chính trị quân chủng Hải quân tổ chức với đề tài sáng tác về “Biển, đảo và người chiến sĩ hải quân” và được in trong Tạp chí Văn nghệ quân đội số 5-2009.
Trong bài thơ, Nguyễn Việt Chiến đã chọn điểm nhìn “từ biển” để đưa ra những giả định: “Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển”, “ Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển”, “Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo”, “Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích”, “Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa”, “Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả”, “Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát”. Ở mỗi chiều kích khác nhau, anh gợi mở cho người đọc nhiều suy ngẫm về vấn đề chủ quyền của đất nước, về vai trò của quan trọng của biển đảo đối với một quốc gia và trách nhiệm của một người công dân trong việc giữ gìn đất đai Tổ quốc.
Khẳng định chủ quyền của đất nước, anh gợi nhắc về truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con lên rừng, xuống biển mà làm nên hình hài đất nước. Theo anh “Chúng ta là con dân của đất Việt, ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng, đã xuống biển để khai phá, dựng xây non nước này. Và, biển - đảo ấy là một phần gia tài nghèo khó mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc máu xương, công sức để giữ gìn, để truyền đời lại cho cháu con hôm nay.”(*)
Hình tượng hóa Tổ quốc như ngôi nhà có mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long Quân và con dân nước Việt, Nguyễn Việt Chiến đã kết nối thời gian, không gian và các sự kiện thành một thể thống nhất.
Bắt đầu bằng cuộc chia tay có một không hai của ngàn năm trước để thương để nhớ “Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa”, nhà thơ triển khai ý tưởng nghệ thuật thành những khúc đoạn, buộc người đọc phải suy tư, trăn trở. Chúng ta đang sở hữu một vùng biển đảo vô cùng rộng lớn với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ khác nhau. Nhưng “Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả” thì làm sao mẹ Âu Cơ có thể yên lòng và chúng ta – những con dân nước Việt – làm sao khỏi “trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể”. Có lí nào chúng ta không xót đau khi “Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa”, phần máu thịt Hoàng Sa, Trường Sa đang “bão giông”; không thương về “Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù”, “Cồn cỏ gối đầu lên sóng dữ”, “Hòn Mê bão tố phía âm u”…
Nhìn về quá khứ, đất Tổ quốc chẳng khi nào vắng bóng giặc, chẳng khi nào im tiếng gươm, tiếng súng. Liên miên trận mạc. Con dân nước Việt ngàn đời nay vẫn kiên trì chống giặc ngoại xâm dẫu phải hi sinh xương máu. Qua mỗi trận binh đao, Tổ quốc lại thêm nhiều thương tích, nhiều mất mát: “Bao dáng núi còn mang hình góa phụ - Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ đưa nôi”, “Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy – Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân”, “Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời”…
Chúng ta có quyền tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông nhưng không có quyền quên đi trách nhiệm giữ gìn đất đai Tổ quốc. Cha ông chúng ta có kinh nghiệm đánh giặc trên sông nước “Đã mười lần giặc đến tự biển Đông – Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử - Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng” nhưng không vì thế mà chúng ta lơ là, mất cảnh giác. Đất nước đang thái bình nhưng nếu nhìn “từ biển”, “từ bao quần đảo”, “từ bao hiểm họa”, chúng ta sẽ thấy Tổ quốc đang “neo mình đầu sóng cả”, “đang bão giông”. Bằng cách nói hình tượng, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã cho chúng ta thấy những mối hiểm họa khôn lường của “đất nước trên ba ngàn hòn đảo”.
Anh cho rằng: “Đối với những người cầm bút hôm nay, vượt lên trên tất cả các vấn đề thời sự nhạy cảm ấy là tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đó được nuôi dưỡng trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam qua nhiều thăng trầm, và hình như lại đang được khơi dậy trong những tháng năm này”(*). Ý thức rất rõ trách nhiệm của người cầm bút chân chính, anh muốn người đọc – những con dân nước Việt – khắc ghi “Lời cha dặn phải giữ gìn từng thước đất”. Không những thế, trước khi kết thúc bài thơ, anh còn nhắc đến sắc chỉ vừa được người dân huyện đảo Lí Sơn tìm thấy của vua triều Nguyễn năm 1835 - cử dân binh ra canh đảo Hoàng Sa - để cho chúng ta nhận thức được ý nghĩa sống còn của biển đảo đối với đất nước và nhiệm vụ thiêng liêng trong việc bảo vệ vùng lãnh thổ mà cha ông ta để lại.
Viết đến đây tự nhiên tôi nhớ đến những câu thơ trong trường ca Những người đi tới biển của Thanh Thảo:
Tổ quốc kiên trì nhoài ra phía biển
ôm những quần đảo trong vòng tay thương mến
mắt dõi nhìn hút cánh hải âu bay
Không biết đã có sự cộng hưởng tri âm nào mà nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cũng kết thúc bài thơ của mình bằng đôi câu thơ ấn tượng:
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.
Vâng! Đã ngàn năm rồi, “Tổ quốc kiên trì nhoài ra phía biển”, “Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi” – nơi có đất đai và biển trời Tổ quốc. Và để giữ nguyên vẹn hình hài đất nước, hồn dân tộc sẽ không bao giờ chịu khuất.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×