Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong những chức năng cùa văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Nghĩa là văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc cho ta. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, một câu chuyện cổ tích đến từ nước Nga rất xa xôi và tất nhiên có khá nhiều tình tiết xa lạ đối với chúng ta về văn hóa và phong tục. Thế nhưng chúng ta vẫn xúc động trước lối sống đầy ân nghĩa của chú cá vàng và vẫn căm ghét trước sự tham lam của mụ vợ. Chúng ta thường nghe nói: lòng tham của con người là vô đáy. Nhưng có lẽ đối với nhiều người, phải đọc đến tác phẩm này, chúng ta mới lần lượt hình dung về sự vô đáy của lòng tham.
Chúng ta lại nhớ đến "Bài học đường đời đầu tiên" nhớ đến chú Dế Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng và hống hách. Trò nghịch ngợm tinh quái của Mèn đã khiến chị Chốc trút cờn giận tày đình lên người Dế Choắt. Nỗi đau và sự ân hận của Dế Mèn vì thế mà cũng là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Nó răn dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy trận trọng trong mỗi lời ăn tiếng nói và trong mỗi hành động của mình.
Những bài học, những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra, có thể với một số người, nó bắt đầu từ cuộc sống thế nhưng với rất nhiều người nó được "truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu sách là người bạn lớn. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lý ở đời.
Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.
Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.Trong những chức năng cùa văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Nghĩa là văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc cho ta. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, một câu chuyện cổ tích đến từ nước Nga rất xa xôi và tất nhiên có khá nhiều tình tiết xa lạ đối với chúng ta về văn hóa và phong tục. Thế nhưng chúng ta vẫn xúc động trước lối sống đầy ân nghĩa của chú cá vàng và vẫn căm ghét trước sự tham lam của mụ vợ. Chúng ta thường nghe nói: lòng tham của con người là vô đáy. Nhưng có lẽ đối với nhiều người, phải đọc đến tác phẩm này, chúng ta mới lần lượt hình dung về sự vô đáy của lòng tham.
Chúng ta lại nhớ đến "Bài học đường đời đầu tiên" nhớ đến chú Dế Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng và hống hách. Trò nghịch ngợm tinh quái của Mèn đã khiến chị Chốc trút cờn giận tày đình lên người Dế Choắt. Nỗi đau và sự ân hận của Dế Mèn vì thế mà cũng là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Nó răn dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy trận trọng trong mỗi lời ăn tiếng nói và trong mỗi hành động của mình.
Những bài học, những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra, có thể với một số người, nó bắt đầu từ cuộc sống thế nhưng với rất nhiều người nó được "truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu sách là người bạn lớn. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lý ở đời.
Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.
Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.Đã bao lần tôi băn khoăn tự hỏi: điều gì khiến mỗi tác phẩm văn học mang hình hài một chiếc lá thả mình vào dòng chảy miên viễn của thời gian? Một cốt truyện li kỳ, hấp dẫn? Một vần thơ sâu chảy tự tâm hồn? Để rồi ngày kia khi tìm đến câu nói " Tác phẩm văn học giúp cho tâm hồn con người trở nên phong phú hơn,tình tế và sâu sắc hơn" tôi chợt hiểu rằng dáng lá chao mình ấy chính là giá trị mà đằng sau mỗi tác phẩm mang đến cho người đọc.
Văn học là một loại hình nghệ thuật có từ rất sớm, gắn bó thân thiết với đời sống tinh thần của con người. Tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật của ngôn từ, là kết quả của tiến trình lao động bằng trí óc của người nghệ sĩ mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà còn có tính thẩm mỹ. Nhận định đã đề cập đến chức năng, giá trị của một tác phẩm nghệ thuật, đó chính là " giúp cho tâm hồn con người trở nên phong phú hơn,tinh tế và sâu sắc hơn". M.L.Kalinine đã từng phát biểu "Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn".Văn học là tấm gương phản ánh chân thực và cảm động hiện thực đời sống. Dù văn học viết về vấn đề gì của đời sống, một vấn đề lớn lao, bão táp của cách mạng hay chỉ diễn tả một tiếng chuông chùa thì cũng đều mang nặng tâm tư, tình cảm của người cầm bút. Văn học là cuốn bách khao toàn thư về cuộc sống, vì vậy có thể giúp tâm hồn của con người trở nên phong phú hơn và sâu sắc hơn. Lê Ngọc Trà từng khẳng định " Văn học là tiếng nói của tình cảm, là sự giải lòng và gắn bó tâm tư". Văn học khơi dậy trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người những cung bậc tình cảm đa dạng ' gây cho ta những tình cảm ta chưa có, rèn cho ta những tình cảm ta sẵn có"
Ý kiến đã bàn về chức năng của văn học đối với cuộc sống con người. Trong đó nổi bật là 3 chức năng chính: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ. Chức năng nhận thức thể hiện ở vai trò phản ánh hiện thực của văn học. Nó có thể đem đến cho người đọc một thế giới tri thức mênh mông về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân loại từ xưa đến nay; về vẻ đẹp thiên nhiên ở nước mình và trên khắp thế giới.Ở nước ta, văn học dân gian và các tác phẩm của những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Tố Hữu… đều cho thấy cái gì là đáng yêu, đáng ghét trong xã hội, giúp chúng ta có khả năng phân tích, đánh giá để nhận ra chân giá trị của mỗi con người. Ngoài chức năng nhận thức, văn học còn có chức năng nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, tình cảm, đạo đức cho con người. Văn học luyện cho người đọc thói quen cảm thụ tinh tế, mài sắc khả năng nhận ra cái thật, cái giả, cái thiện, cái ác trong cuộc sống. Đại thi hào người Nga M.Gorki đã từng nhận định: "Văn học là nhân học" trước hết nhấn mạnh đến mục đích của văn học là giúp con người hiểu được chính mình, nâng cao niềm tin vào bản thân và làm nảy sinh trong con người một khát vọng hướng tới chân lí, biết đấu tranh với cái xấu, biết tìm tòi và hướng tới cái đẹp của con người và cuộc sống.Chức năng thẩm mĩ của văn học làm cho tầm vóc con người lớn hơn, đời sống tinh thần trong sáng, phong phú hơn.Văn học mang lại sự hưởng thụ lành mạnh, bổ ích cho tâm hồn. Đặc điểm của hưởng thụ thẩm mĩ là nâng cao con người lên trên những dục vọng và lợi ích vật chất tầm thường. Đi vào thế giới của văn học, người đọc chia sẻ buồn vui, sướng khổ với nhân vật.Thật vậy, ":Tác phẩm văn học giúp cho tâm hồn con người trở nên phong phú hơn,tình tế và sâu sắc hơn"
Đồng thời ý kiến cũng đặt ra những yêu cầu, đem đến những bài học cho người cầm bút. Ngườinghệ sĩ trước hết phải có cả cái tâm và cái tài để có thể sáng tạo và gử gắm những tâm tư, thông điệp đúng đắn, góp phần bồi đắp thêm tâm hồn mỗi người. Họ vừa là nhà thám hiểm, vừa là nhà khoa học, dám can đảm vùi mình vào cơn sóng của hiện thực để tìm ra những viên ngọc lấp lánh của tình cảm, của giá trị con người. Đồng thời người sáng tao cũng phải mở rộng tâm hồn mình để đón lấy những vang vọng của đời cùng với viẹc tìm cho mình một phong cách sáng tạo độc đáo để khai thác đầy đủ các khía cạnh của cuộc sống.
Nhận định mang giá trị và ý nghĩa vô cùng lớn lao sẽ là kim chỉ nam cho mỗi sáng tác của người nghệ sĩ muốn tác phẩm của mình còn mãi với thời gian.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |
Thưởng th.11.2024 |
Bảng xếp hạng |