Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết văn bản nghị luận ngắn nói về đề tài: "Bão lũ miền trung"

2 trả lời
Hỏi chi tiết
4.120
6
0
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
09/12/2017 20:42:25

Lốc xoáy thì càng nguy hiểm, nó có thể bê nguyên một chiếc xe ô tô tải quăng xa hàng trăm mét. Ngay sau bão là lũ ác, rồi là ngập lụt và vừa lũ vừa lụt. Dải đất Miền Trung cơ cực không năm nào là không có lũ ác. Khái niệm lũ hiền đã từ lâu không có ở đây, kể cả lũ tiểu mãn. Còn lũ quét trước thường xuất hiện ở những tiểu lưu vực đầu nguồn, nay cũng xuất hiện ở cà vùng trung du và hạ du. Lũ về, lưu lượng vô cùng lớn, tốc độ dòng chảy cực nhanh, cuốn băng băng cả những cây cầu, ngôi nhà, hoa màu, gia súc. Tốc độ ngập lụt xảy ra rất nhanh, có khi 1,0-1,5m /giờ, làm người dân trở tay không kịp: Mất tài sản, cây trồng vật nuôi và chết nhiều người.

Vấn đề đặt ra là: Năm nào cũng vậy, đã theo quy luật thời gian, vào khoảng tháng 9,10,11 là bão lũ lại diễn ra cho Miền Trung, thế thì dân Miền Trung chung sống với bão lũ ra sao? Các nhà khoa học, Chính phủ, Quốc hội đã và sẽ làm gì cho dân Miền Trung đang oằn mình sống chung với lũ? Đã có những thùng quà, những gói cứu trợ lớn; đã có những tình thương góp từng đồng cho đến nhiều tỷ đồng giúp đỡ Miền Trung rất kịp thời. Điều này thật đáng quý! Các nhà khoa học đã tạo ra mô hình nhà chung sống lũ, bão.

Nhưng như thế vẫn chưa đủ để cho người dân chung sống một cách chủ động, bền vững! Mảnh đất đầy tiềm năng mà vẫn khốn khó này sống bằng gì đây: chăn nuôi, trồng trọt hay sống về du lịch cảnh quan thiên nhiên? Du lịch tâm linh, du lich di sản? Với những rừng nguyên sinh, những hang động, với những bải biển hình trăng khuyết, cát trắng, biển xanh? Đất đai sẽ dùng cho trồng cây nông nghiệp hay dành cho công nghiệp hay du lịch, hay là trồng rừng? Đánh bắt gần bờ thì tài nguyên thủy sản đã cạn kiệt rồi! Còn đánh bắt xa bờ thì phương tiện, trang thiết bị nào, phương án nào tối ưu, khi các cơn bão dữ ngày một tăng? Trong lúc đó, ngoài thiên tai lại có thêm nhân tai: tàn phá Miền Trung có sự góp sức của chính thủy điện.

Không thể để ai đó cứ đổ tội cho nhau rồi né tránh trách nhiệm. Phải tìm ra địa chỉ các lỗi lầm, không thể chia chung mỗi nơi một tí. Quốc hội đã thông qua nghị quyết, và các tỉnh cùng Bộ Công Thương, Bộ NN & PTNT cũng đã rà soát xóa bớt nhiều dự án thủy điện vừa và nhỏ theo kiểu nhà nhà làm thủy điện, người làm thủy điện. Nhưng điều đó vẫn chưa đủ khi lũ chồng lũ thì vấn đề xả nước các hồ chứa thủy điện sẽ được quy định nghiêm ngặt như thế nào cũng cần phải đặt lên bàn nghị trình quốc hội.Bên cạnh đó, hình thái tiết diện các lưu vực Miền Trung theo dạng hình thang ngược và cửa sông lại có dạng miệng cái “lưỡi nhủi”. Hầu hết các con sông đều ngắn, dốc. Vì vậy, đáy sông và cửa sông ra biển bị bồi lắng rất nhanh. Mà cũng từ đia mạo này mà sức tàn phá của gió bão đổ bộ vào cửa sông , vào đất liền rất nhanh, rất mạnh; ngay sau, nó lũ ác xảy ra cũng rất nhanh, rất mạnh. Do đó, để tránh thiệt hại vừa qua, tự hỏi dải đất nghèo luôn hứng chịu gió bão mạnh này có nên trồng cao su không? Bởi cây cao su rất dễ gãy đổ hang loạt. Muốn chống bão, hoăc phải trồng mật độ dày, nhưng như vậy cây sẽ còi cọc vì thiếu ánh sáng . Nếu trồng hàng phi lao chống bảo thì 7 ,8 năm sau mới có tác dụng nhưng hiệu quả vẫn không cao với cấp bão 10 trở lên!

Mặt khác , đồng bằng nhỏ hẹp phù sa thung lũng các con sông ít sét, lắm sỏi đá, cát thô này có nên trồng lúa nữa không, nhất là trong 4 tháng bão lũ? Biết như vậy nhưng ta đã làm gì để khống chế, giảm thiểu tai ương? Thêm nữa, hiện nay mới là “khúc dạo đầu của biến đổi khí hậu” mà đã tác hại ghê gớm, thì ít năm sau, biến đổi khí hậu lớn hơn, tai quái hơn, dân Miền Trung sẽ sống ra sao đây? Nhiều chuyên gia đã đầu tư công sức, nhà nước bỏ ra nhiều tỷ đồng để lập bản đồ cảnh báo, cùng với việc lắp đặt những hệ thống báo động, nhưng vẫn chưa thấy hiệu quả gì cả! Rõ ràng, Chúng ta đã làm khá nhiều những vẫn chưa đủ, kể cả việc di dân tránh bão, lụt, lũ quét.

Bên cạnh đó, cái ngập của Miền Trung có lẽ cũng phải suy xét thêm vai trò của Quốc lộ 1 và Đường sắt Bắc Nam. Vì, theo một phương diện nào đó, thì 2 đường này đã là “con đê kép” chắn dòng thoát lũ ra biển. Chính vì vậy mà vừa qua, nhiều vùng chỉ cách biển mươi cây số mà ngập rất sâu, và ngập khá lâu. Thế ta phải khắc phục sao đây? Đó là những câu hỏi lớn đặt lên trên bàn nghị trường Quốc hội!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
1
Trịnh Quang Đức
09/12/2017 20:45:38
Mìk viết đoạn nhé, có j bn tham khảo các bài của các bạn khác nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư