2/Phương thức biểu đạt chính của văn bản: phương thức nghị luận
Câu 4:
“Nơi dựa” trong cuộc sống không nhất thiết phải có ý nghĩa vật chất, với tiền tài, địa vị xã hội, tuổi tác, sức mạnh cơ bắp… Thực tế cho thấy “nơi dựa” quan trọng nhất với con người, và tồn tại lâu bền hơn cả chính là tinh thần, tình cảm, bởi có điểm tựa tinh thần, tình cảm, người ta sẽ tìm thấy được những niềm vui, ý nghĩa trong cuộc sống và tạo ra những sức mạnh tinh thần lớn lao. kì diệu (“đứa trẻ” là niềm vui sống của “người mẹ”, “bà cụ già” là nguồn động viên tinh thần giúp “người chiến sĩ” vượt qua thử thách…).Trong những “nơi dựa” của cuộc sống, điểm tựa chung để mỗi người phát triển chính là tương lai và quá khứ của mình (“đứa trẻ " là biểu tượng của tương lai, “bà cụ già ” là biểu tượng của quá khứ). Tương lai cho con người động lực để hi vọng, phấn đấu. Quá khứ cho con người tấm gương soi mình để sống tốt hơn trong hiện tại.“Nơi dựa” rất cần thiết để nâng đỡ cuộc sống của con người. Tuy vậy, mỗi người cũng phải luôn biết đứng vững trên đôi chân của mình để phấn đấu và tự khẳng định giá trị cuộc sống của mình. 1/Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp từ (đứa bé, bà cụ, …), điệp ngữ (ai biết đâu, lại chính là nơi dựa, …), điệp cấu trúc (câu mở đầu của 2 đoạn có cấu trúc giống nhau, câu kết của 2 đoạn cũng vậy), điệp kết cấu giữa hai đoạn.
Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa giữa hai đoạn thơ, góp phần khẳng định nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống chính là nơi ta tìm thấy niềm vui và hạnh phúc.