Câu 3:
Tình cảm gia đình là một nguồn cảm hứng bất tận đối với các thi sĩ, đã có rất nhiều tác phẩm làm xúc động lòng người khi viết về đề tài thiêng liêng này. Bài thơ “Bếp lửa” của tác giả Bằng Việt cũng viết về đề tài này, thắp sáng tình cảm gia đình bằng hơi ấm thấm đượm tình bà cháu nồng nàn. Bằng những vầng thơ theo dòng hồi tưởng, gợi nhớ về tuổi thơ của đứa cháu xa nhà, bài thơ “Bếp lửa” đã ca ngợi đức hi sinh, sự tần tảo và tình thương bao la của bà, đồng thời thể hiện sự kính yêu và lòng biết tha thiết của cháu đối với bà. Qua hình ảnh người bà đôn hậu với hình ảnh bếp lửa là 2 nét biểu cảm của 1 hồn thơ đẹp được thể hiện qua các câu thơ:
“ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
…………………………………
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa”
Những câu thơ đúc rút suy ngẫm về cuộc đời bà,người cháu thấy bà có 1 cuộc đời rất vất vả gian nan ‘biết mấy nắng mưa”,điệp ngữ xuất hiện lần thứ 2 biểu thị 1 ý khác nhưng đều sáng lên tình yêu thương lớn lao của đứa cháu dành cho bà.Bà đã giữ sự bền bỉ vất vả,chịu thương chịu khó mấy chục năm qua.Bây giờ cháu mới thực sự hiểu được sự kì diệu của bà.Bà là mái ấm tình thương,là chỗ dựa tinh thần của cháu.Bà không chỉ là người nhóm bếp bằng đôi bàn tay già nua gầy guộc mà bà đã nhóm lên bằng cả tấm lòng đôn hậu,ấp iu nồng đượm.Chữ “nhóm” được lặp đi lặp lại 4 lần đan kết với những chi tiết tả thực đã thể hiện 1 cách rõ nhất những suy ngẫm sâu sắc của người cháu về bà.Vị ngọt bùi của khoai sắn,hương thơm nghi ngút của nồi xôi gạo mới,bếp lửa ấp iu…đều từ bàn tay già nua tần tảo của người bà đã nhóm lên.Bà nhen nhóm nuôi dưỡng trong lòng cháu bao giấc mơ hoài bão,bao niềm vui tình yêu thương và đặc biệt hơn bà đã nhóm lên trong lòng cháu không chỉ là những kỉ niệm mà còn là niềm tin lẽ sống kì diệu.nâng bước cháu trên con đường đời.Qua đây ta thấy bà không chỉ là người nhóm lửa,giữ lửa mà còn là người truyền lửa
Ánh sáng bếp lửa đã hiện lên bức tranh về người bà kình yêu,vĩ đại .1 sự kì diệu mà gần gũi thân thương .Trong kí ức tâm hòn của người cháu,người bà phất phảng sắc màu cổ tích.Suy nghĩ về bà,suy nghĩ về bếp lửa Bằng Việt không dồn nén được cảm xúc của mình đã thốt lên bằng tất cả tình cảm dành cho mái ấm tình thương:
“Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa”
Hình ảnh người bà và hình ảnh bếp lửa giản dị mà vô cùng thiêng liêng ,nó cháy mãi không bao giờ dập tắt trong mọi hoàn cảnh.Nơi ấy ấp ủ sáng lên mãi tình cảm bà cháu luôn tỏa sáng trong lòng mỗi con người.
Đúng vậy,bài thơ bếp lửa là bản tình ca xúc động về nét đẹp trong gia đình.trong truyền thống dân tộc và đặc biệt là trong tâm hồn mỗi con người chúng ta,Chính vì thế mỗi lúc lật dở từng trang sách,độc giả không khỏi xúc động bùi ngùi.Và cho đến giờ phút này bài thơ vẫn có sức lan tỏa lớn trong lòng mỗi độc giả.
Đi qua những hồi ức, tác giả chợt suy ngẫm về cuộc đời bà với triết lí sâu xa:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Với cảm xúc “biết mấy nắng mưa” được lặp lại từ khổ 1 như một điểm nhấn nói về rất nhiều “lận đận”, nhiều “nắng mưa” của cuộc đời bà. Thế nhưng bà vẫn luôn âm thầm chịu đựng, cần mẫn và chu đáo chăm lo cho con cháu của mình. Dù đã “mấy chục năm” đi qua gian khổ nhọc nhằn nhưng bà vẫn giữ “thói quen dậy sớm”, bà vẫn gian nan, vất vả tưởng như không bao giờ dứt. Cháu vẫn thương mãi thói quen của bà, thương bà nhóm bếp lửa yêu thương suốt cả cuộc đời cháu. Bả đã nhóm lửa bằng cả lòng đôn hậu để những vần thơ của cháu thấm đẫm tình cảm sâu nặng và lòng biết ơn sâu sắc.
Chiến tranh đã đi qua, nhưng bà ngày ngày vẫn nhóm bếp:
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa!
Điệp từ nhóm được nhắc lại bốn lần mang bốn nghĩa khác nhau, vang lên theo từng cung bậc tình cảm lớn dân, tỏa sáng dần nét "kỳ lạ", thiêng liêng và nhất là tình nghĩa của bà. Đó như là một lời khẳng định bà chính là người nhóm lên trong lòng cháu ngọn lửa bằng đức hi sinh cao cả, thể hiện niêm xúc động thiết tha, kết lại trong miền kí ức của người cháu. Bà “nhóm tình yêu thương khoai sắn ngọt bùi” dạy cho cháu tình yêu xóm làng, yêu mảnh đất quê hương nghèo khổ, bà “nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui” dạy cho cháu biết yêu thương, san sẻ với mọi người. Cuối cùng, người bà kỳ diệu ấy "nhóm dậy", thức tỉnh và bồi đắp cho đứa cháu về tâm hồn và cách sống, bà còn là người truyền lửa và giữ cho ngọn lửa ấm lòng cháy sáng trong lòng mọi người.