Tố Hữu làm bài thơ Khi con tu hú vào tháng 7 năm 1939 khi ông đang bị thực dân Pháp bắt giam, tiếng chim trở thành cảm hứng, khát vọng của người chiến sĩ trẻ đang sống trong cảnh tù đầy.
Hoàn cảnh ra đời bài thơ liên quan mật thiết với nhan đề. Đó là vào một ngày hè tháng 7, người chiến sĩ cách mạng đang trên con đường hoạt động cứu nước, ông bị bắt giam tại Huế bởi tay sai của bọn thực dân Pháp, ông ở trong nhà lao , nghe thấy tiếng chim tu hú đang kêu tha thiết vang vọng vào ô cử sổ phòng giam tối tăm. Tiếng chim tu hú rất quen thuộc với chúng ta mỗi khi hè về. Không chỉ có tiếng ve, hoa phượng đỏ, mà tiếng chim tu hú cũng là một dấu hiệu báo gọi hè về. Tu hú là loài chim sống rất kín, luôn giấu mình trên ngọn cao giữa muôn trùng lá xanh, g nhưng cả tràng tiếng kêu “tu hú, tu hú”... thì có vẻ vô nghĩa nhưng có lẽ nó kêu thế để gọi bầy hay chỉ cốt đánh tiếng để mọi người biết nó có mặt trên đời này? Trong xà lim nhà thơ nghe thấy tiếng chim tu hú sẽ có cảm xúc như thế nào? Có lẽ cảm xúc đã dâng trào khi người tù nghe thấy tiếng chim báo hè như dục dã, gợi nhắc tác giả về sự chuyển mùa và cái oi bức đã đến, mời gọi người tù tìm đến thế giới bên ngoài để ngắm nhìn vạn vật bên ngoài đang thay đổi theo, biến chuyển theo thời gian sau cái bức tường chật hẹp và gò bó, giam cầm đôi chân người chiến sĩ trẻ.
Trước hết " khi con tu hú" cất tiếng kêu gọi hè thì cũng là lúc tác giả hình dung ra một bức tranh thiên nhiên mùa hè sống động và náo nhiệt với bao âm thanh, bao màu sắc tươi tắn tuyệt đẹp. Đó là những hình ảnh về một cánh đồng lúa chín vàng trải dài bát ngát, từng con sáo diều được những đứa trẻ mục đồng thả ,đang bay lượn trên bầu trời trong xanh cao và rộng biết bao. Vườn trái cây nhà ai đã chín rồi, chín trong cái oi bức của trời hè, mang hương vị ngọt lịm của đất, đâu đó tiếng ve vẫn đang kêu râm ran trong những bụi cây xanh rậm rạp. Tất cả khung cảnh hiện lên làm tác giả dấy lên những khát vọng cao cả. Đó là một khát vọng được đập tan cơn oi bức ngày hè, được đạp tung cửa nhà tù chật hẹp, vượt thoát ra khỏi không gian tối tăm của tù đầy để ra ngoài kia thỏa sức được ngắm nhìn không gian ngoài kia, sự dục dã của tiếng chim tu hú khiến lòng tác giả như sôi sục một sức sống mãnh liệt, một hy vọng khó lòng dập tắt của người chiến sĩ trẻ. Tiếng tu hú trở thành tiếng gọi mời, tiếng mời mọc của tự do, thành sức mạnh thôi thúc khát vọng vượt thoát của người tù. Không chỉ thoát ra khỏi hoàn cảnh thực tại mà còn là hàm ý rằng, người tù cách mạng phải đấu tranh đưa cả dân tộc ra khỏi sự tối tăm của ách xâm lược.
Như vậy tiếng chim tu hú trong nhan đề không còn đơn gian như một dấu hiệu giúp người đọc nhận biết cảm hứng chủ đạo mà nó còn là hình tượng gửi gắm những khát vọng tự do, những nỗi lòng sâu sa của người chiến sĩ cách mạng đang bị cầm chân trong cảnh tù đầy.