Giỏi Toán Lý Hóa đơn giản
Nguyễn Đình Thái | Chat Online | |
13/02/2019 10:02:47 |
1.675 lượt xem
Các môn tự nhiên giống như một vấn đề cần giải quyết, đòi hỏi bạn phải tư duy nhiều. Song bạn sẽ không phải tư duy quá nhiều, nếu biết một sự thật: Các đề thi thời nào, kỳ nào, cũng sẽ có những dạng bài nhất định. Chỉ cần bạn thành thục các dạng bài đó, là sẽ đạt điểm cao!
Bí quyết để giỏi Toán Lý Hóa… là chăm chỉ!!!
Ối! Nói thế ai chả nói được! Song chăm chỉ cũng cần phải có phương pháp, nếu không bạn sẽ tốn thời gian vô ích. Giống như là hì hục trèo lên sân thượng của tòa nhà 7 tầng, sau đó phát hiện ra là có thang máy vậy. Hãy luôn tìm ra chiến lược hiệu quả nhất, trước khi dạy cho người khổng lồ phản xạ bên trong bạn, trước khi cài đặt cho bộ não bạn tự động tư duy nhé! Vì là môn “tự nhiên” nên để dễ hình dung, hãy phân loại các dạng bài toán lý hóa theo… loài vật. Nếu để ý, bạn sẽ thấy bất cứ một bài nào cũng có thể phân vào ba dạng là: Gà con, Bò tót và Hổ Báo.
#1 Cùng BẮT GÀ nào!
Gà con là những dạng bài đơn giản trong sách giáo khoa, mục đích của chúng đơn giản là giúp bạn thuộc công thức. Tôi thấy dạng bài này xuất hiện nhiều nhất là trong môn Lý, vì đặc điểm của môn Lý là có hàng trăm… chủ đề khác nhau, từ những quả nặng hàng tấn cho tới nhỏ li ti như electron. Tiếp đến là môn Hóa, rồi cuối cùng là môn Toán, vì Hóa & Toán các kiến thức rất liên quan tới nhau. Khi đi thi, những bài gà con thường được xếp ở vị trí đầu tiên, và thường là để gỡ điểm. Song nếu không cẩn thận, thì cũng có thể mất toi điểm như chơi. Để bắt gà con thì tương đối dễ, chỉ cần giải quyết câu chuyện hiểu và thuộc công thức. Có hai cách để bạn thuộc công thức. Cách 1 : Đánh thức người khổng lồ phản xạ. Đơn giản là làm liên tục khoảng 7 – 10 bài tập có công thức đó, rồi tới tuần sau ôn lại, trước khi thi ôn lại. Không nhớ mới là… chuyện lạ. Song nhiều khi không hiểu sao chuyện lạ lại cứ xảy ra liên tục :))
Cách 2 : Hình ảnh hóa, hài hước quá! Hồi học lượng giác ngày xưa, cô giáo hay cho chúng tôi mấy câu thơ hay hay để nhớ công thức. “sin đi học, cos khóc hoài” hoặc “anh bạn cầm bát ăn cơm” rất dễ nhớ. Song tôi phát hiện ra là… không phải ai cũng giỏi thơ văn (đặc biệt tôi, với thành tích 4 điểm văn tốt nghiệp trung bình T_T). Nên tôi đã phát triển một cách nhớ công thức đơn giản hơn, phát huy thứ ngôn ngữ của não bộ, nên hiệu quả với khá nhiều người. Ví dụ, bạn phải nhớ công thức tính chu kỳ dao động của con lắc như dưới đây. Cách làm là bạn quan sát từng chữ cái, và tự hỏi xem nó làm tôi liên tưởng tới cái gì? Rồi sau đó liên kết lại thành một câu chuyện thú vị. Cách này sẽ tạo ấn tượng với não bộ, nên sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn. Giải thích: chữ T là chu kỳ, tôi nghĩ tới cái đồng hồ. Số 2 giống con vịt, số Pi giống cánh cổng. Dấu căn thì là… căn nhà. Còn L/G khiến tôi liên tưởng tới hãng LG. Và đây là tôi nhớ công thức đó: Trong 1h liền (T) có con vịt (2) đứng ngoài cửa (pi) một ngôi nhà (căn) … và xem trộm phim hoạt hình qua tivi LG, chủ nhà phát hiện ra, ông ta tức quá nên dùng tay… chặt đôi cái tivi L/G ra, khỏi xem luôn! Hoặc trên đây là một công thức tổng quát để tính nhanh độ bội giác của kính lúp (đó là công thức tôi tự chứng minh được, và vô cùng tự hào!). Công thức này có rất nhiều phụ âm, nên chúng ta có thể linh hoạt sử dụng phương pháp Vitasusu trong bài “Học anh Siêu nhanh” và có kết quả là.. G là độ bội giác của kính lúp, nên tôi vẽ luôn kính lúp. Còn f là viết tắt của… phởn. Đ là màu đen, nhìn vào Đ/f tôi hình dung ra một chú rất… phởn, đội mũ màu đen (Đ/). Tay trái chú ta chống gậy (giống hề sác-lơ), tay phải thì cầm cờ (số 1) để cổ vũ (+) cho trận đấu kiếm (dấu trừ) giữa một chú phởn khác (f) và một chú lùn (L), trận đấu diễn ra trên (/) một… ống cống (OC). Bắt gà thật đơn giản phải không nào? Tôi khuyến khích bạn dùng cả hai cách trên. Tức là sau khi chế cho công thức vui vẻ, hẵng bắt tay vào làm bài tập. Bạn sẽ vừa có những giây phút vui vẻ, mà hiệu quả ghi nhớ dạng bài lại tăng lên do bộ não được sung sướng. Chú ý: để thực hiện được tốt, bạn hãy dành thời gian để luyện khả năng tưởng tượng liên kết với các bài tập rèn trí tưởng tượng.
#2 Cùng ĐẤU BÒ TÓT!
Các chú bò tôi thấy hay thấy xuất hiện trong Toán và Hóa, và một số chủ đề khá sâu của Lý như điện, gương, con lắc, chuyển động. Vì sao là bò, vì đúng là “trâu bò” hơn thật. Không những bạn sẽ phải thuộc nhiều công thức hơn, mà còn phải phối hợp chúng thật nhuần nhuyễn. Và thi thoảng nếu làm sai ở một khâu nào đó là đau điếng người, như bị bò húc vậy! Bò tót thường chỉ chạy theo một đường nhất định, và các dạng bài này cũng vậy, chúng cũng có quy trình nhất định để giải. Nếu bạn thành thục… quy trình đấu bò tót TAM GIẢI dưới đây thì cho dù xuất phát điểm có thế nào thì điểm 8, 9 sẽ luôn nằm trong tầm tay của bạn (vì sự thật là các dạng bài này chiếm đa số điểm trong bài thi). Quy trình TAM GIẢI để giỏi Toán Lý Hóa Để chuẩn bị tốt nhất cho quy trình này, mỗi môn bạn cần phải có một bộ sách hay, phân loại dạng bài từ dễ tới khó, cập nhật đề thi gần đây và quan trọng là… phải có giải, càng chi tiết càng tốt. Chọn sách nào thì tốt nhất bạn nên tham khảo thầy cô để được cập nhật nhất (còn bộ sách tôi dùng cách đây hơn 10 năm… chắc khó tìm). Ngoài ra, hãy chuẩn bị đồng hồ bấm giờ, và một cốc nước ấm. Lúc này bạn đã sẵn sàng “cài đặt” dạng bài này vào não bộ, để khi đi thi, “người khổng lồ não bộ” sẽ tự động giúp bạn! Bước 1 : Thử GIẢI Bạn hãy bấm đồng hồ 5 phút, và cho phép mình thử giải trên nháp. Lúc này có hai tình huống xảy ra. Trường hợp A: Nếu bạn giải thành công, bạn có thể chuyển qua bước 3. Trường hợp B: Hết thời gian đã định rồi mà vẫn không giải được, hoặc không có hướng giải. Thì không phải là bạn không thông minh, mà đơn giản là bạn chưa biết cách mà thôi. Đừng cố giải tiếp, hãy chuyển sang bước 2. Bước 2: Học GIẢI Đơn giản là giở sách giải ra và xem. Nhưng nhớ là xem thôi, không chép. Chép giải khác hoàn toàn với học giải. Chép giải, là bạn nhìn tới đâu chép tới đó, chép xong thì gập sách lại, cách làm này chỉ có một lợi ích uy nhất là trả nợ cho thầy cô giáo, chứ không giúp ích được bạn về lâu dài.
Còn học giải thì khác. Học giải là bạn mở sách ra, đọc kỹ từng đoạn, xem tại sao mình không làm được. Sau đó đóng sách và tự làm lại. Trong quá trình làm, nếu quên, bạn có thể mở ra xem tiếp, rồi lại đóng lại. Đây chính là quá trình các liên kết nơ-ron hình thành trong bộ não của bạn, bạn đang “học hỏi” cách làm. Hãy nhớ chép giải mới xấu, chứ học giải không xấu. Người ta có câu đừng phát minh lại cái đèn dầu, nếu bạn không giải quyết được một vấn đề nào đó, đơn giản là bạn chưa biết cách mà thôi. Nếu đã có sẵn cách làm (sách giải), sao bạn không học hỏi để làm cho nhanh? Và dành sự sáng tạo của mình để tìm ra cách làm nhanh hơn? Bạn có thể dành 3 tiếng đồng hồ để… giải quyết một bài duy nhất nào đó, để rồi sau đó đi khoe với bạn bè. Cũng sướng đấy, nhưng chuyện gì xảy ra nếu bài đó không có trong bài kiểm tra? Tôi thì thích thể dành 3 tiếng để “cài đặt” thành công 5-7 dạng bài khác nhau, để khi đi thi, tôi sẽ có cơ hội đạt nhiều điểm cao hơn. Bước 3: GIẢI lại Hãy tìm thêm ít nhất 3 bài nữa tương tự, thậm chí nhiều hơn thì càng tốt, cho tới khi bạn cảm thấy không phải suy nghĩ nhiều khi giải. Và cũng nên bấm giờ để thấy mỗi lần làm, bạn làm nhanh hơn. Cảm giác đó sẽ kích thích não bộ và gia tăng sự tự tin cho bạn. Đây là giai đoạn bạn làm cho các liên kết nơ-ron bền chặt bền chặt để hình thành phản xạ khi đi thi. Lúc này, cốc nước phát huy tác dụng, mỗi lần bạn hoàn thành, hãy tự thưởng cho bản thân một ngụm nước và một hơi thở sâu ^^! Đó là quy trình TAM GIẢI để thành thục một dạng bài. Nếu có nhiều dạng bài khác nhau, bạn hãy dùng giấy note ghi lại quy trình giải, công thức và dán lên một góc nào đó, hoặc có thể tổng hợp lên một tờ giấy như gợi ý trong hình ảnh bên dưới, và thi thoảng ôn tập lại để đảm bảo não bộ khắc sâu. Lưu ý những chú gà “lưu manh giả danh bò tót” Đôi khi có những bài nếu giải theo đúng quy trình trong sách hướng dẫn thì rất dài. Nhưng nếu bạn dành thời gian tìm ra cách làm nhanh hơn, bạn hoàn toàn có thể rút ngắn quy trình. Ngày xưa học lý, có đợt tôi từng gặp những bài Lý tính độ bội giác phải dùng tới tận 2-3 trang để giải, xem mọi sách giải đều không có cách nào khác. Thế là tôi đã tự… tìm tòi, tự chứng minh 3 công thức tính độ bội giác tổng quát cực nhanh, mất đúng 1 dòng dể giải! và khi đi thi, cứ gặp cái đề bài dài ngoằng đó, trong khi bà con khác đang gặm bút, nhăn mặt,tôi thì lại cười vì chỉ việc thay số vào là ta-da!
#3 Tụi Hổ báo thì sao?
Thật ra, khi bạn bắt gà thành thạo, đấu bò tót ngon lành thì đi thi điểm 8 – 9.5 là chuyện tất yếu. Còn để được 10 tròn trĩnh, bạn phải xử được tụi “hổ báo” này. Tôi gọi là “hổ báo” vì ngày xưa ở lớp, mỗi lần anh em nào giải được bài khó là mắt cô chủ nhiệm sáng quắc, bà con ở dưới thì ồ lên, “wow, hổ báo quá!” Một là những bầy báo con. Hai là những con hổ chúa. NHững bài khó thường có hai dạng. Một là sự lai ghép của các dạng bài với nhau. Hai là tùy biến một bài cơ bản nào đó bằng cách giấu ẩn, hoặc thủ thuật tinh vi nào đó để che mắt bạn, hổ chúa có khác, rất nham hiểm ^^! Để xử được đống báo con này bạn chỉ cần nắm một nguyên tắc hoạt động của não bộ. Đó là nó thông minh hơn bạn nghĩ nhiều. Khi bạn luyện thật thành thục tất cả những con bò tót, khi não của bạn phản xạ cực nhanh với tất cả các dạng bài phổ biến, sẽ có một điều kì diệu xảy ra. Nó bắt đầu phân tích được những dạng bài lai ghép về dạng cơ bản, một bầy báo con chỉ có sức mạnh khi chúng tập hợp lại, một khi bạn đã tách được ra rồi thì xử lý từng con rất dễ. Hãy thành thục đấu bò tót, báo con sẽ chẳng là gì :D Còn hổ chúa, chúng rất tinh khôn nên thường chẳng có quy trình cố định. Do vậy bạn cũng phải… cáo già một chút. Tức là bạn phải chủ động đi săn lùng chúng thay vì bị vồ bất ngờ. Tốt nhất là sưu tập các bài sao, bài khó và làm trước ở nhà… càng nhiều càng tốt để khi đi thi, bạn sẽ bình tĩnh khi đối diện, cũng như nếu may mắn, thì gặp lại một chú hổ quen thuộc ngày nào
Bí quyết để giỏi Toán Lý Hóa… là chăm chỉ!!!
Ối! Nói thế ai chả nói được! Song chăm chỉ cũng cần phải có phương pháp, nếu không bạn sẽ tốn thời gian vô ích. Giống như là hì hục trèo lên sân thượng của tòa nhà 7 tầng, sau đó phát hiện ra là có thang máy vậy. Hãy luôn tìm ra chiến lược hiệu quả nhất, trước khi dạy cho người khổng lồ phản xạ bên trong bạn, trước khi cài đặt cho bộ não bạn tự động tư duy nhé! Vì là môn “tự nhiên” nên để dễ hình dung, hãy phân loại các dạng bài toán lý hóa theo… loài vật. Nếu để ý, bạn sẽ thấy bất cứ một bài nào cũng có thể phân vào ba dạng là: Gà con, Bò tót và Hổ Báo.
#1 Cùng BẮT GÀ nào!
Gà con là những dạng bài đơn giản trong sách giáo khoa, mục đích của chúng đơn giản là giúp bạn thuộc công thức. Tôi thấy dạng bài này xuất hiện nhiều nhất là trong môn Lý, vì đặc điểm của môn Lý là có hàng trăm… chủ đề khác nhau, từ những quả nặng hàng tấn cho tới nhỏ li ti như electron. Tiếp đến là môn Hóa, rồi cuối cùng là môn Toán, vì Hóa & Toán các kiến thức rất liên quan tới nhau. Khi đi thi, những bài gà con thường được xếp ở vị trí đầu tiên, và thường là để gỡ điểm. Song nếu không cẩn thận, thì cũng có thể mất toi điểm như chơi. Để bắt gà con thì tương đối dễ, chỉ cần giải quyết câu chuyện hiểu và thuộc công thức. Có hai cách để bạn thuộc công thức. Cách 1 : Đánh thức người khổng lồ phản xạ. Đơn giản là làm liên tục khoảng 7 – 10 bài tập có công thức đó, rồi tới tuần sau ôn lại, trước khi thi ôn lại. Không nhớ mới là… chuyện lạ. Song nhiều khi không hiểu sao chuyện lạ lại cứ xảy ra liên tục :))
Cách 2 : Hình ảnh hóa, hài hước quá! Hồi học lượng giác ngày xưa, cô giáo hay cho chúng tôi mấy câu thơ hay hay để nhớ công thức. “sin đi học, cos khóc hoài” hoặc “anh bạn cầm bát ăn cơm” rất dễ nhớ. Song tôi phát hiện ra là… không phải ai cũng giỏi thơ văn (đặc biệt tôi, với thành tích 4 điểm văn tốt nghiệp trung bình T_T). Nên tôi đã phát triển một cách nhớ công thức đơn giản hơn, phát huy thứ ngôn ngữ của não bộ, nên hiệu quả với khá nhiều người. Ví dụ, bạn phải nhớ công thức tính chu kỳ dao động của con lắc như dưới đây. Cách làm là bạn quan sát từng chữ cái, và tự hỏi xem nó làm tôi liên tưởng tới cái gì? Rồi sau đó liên kết lại thành một câu chuyện thú vị. Cách này sẽ tạo ấn tượng với não bộ, nên sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn. Giải thích: chữ T là chu kỳ, tôi nghĩ tới cái đồng hồ. Số 2 giống con vịt, số Pi giống cánh cổng. Dấu căn thì là… căn nhà. Còn L/G khiến tôi liên tưởng tới hãng LG. Và đây là tôi nhớ công thức đó: Trong 1h liền (T) có con vịt (2) đứng ngoài cửa (pi) một ngôi nhà (căn) … và xem trộm phim hoạt hình qua tivi LG, chủ nhà phát hiện ra, ông ta tức quá nên dùng tay… chặt đôi cái tivi L/G ra, khỏi xem luôn! Hoặc trên đây là một công thức tổng quát để tính nhanh độ bội giác của kính lúp (đó là công thức tôi tự chứng minh được, và vô cùng tự hào!). Công thức này có rất nhiều phụ âm, nên chúng ta có thể linh hoạt sử dụng phương pháp Vitasusu trong bài “Học anh Siêu nhanh” và có kết quả là.. G là độ bội giác của kính lúp, nên tôi vẽ luôn kính lúp. Còn f là viết tắt của… phởn. Đ là màu đen, nhìn vào Đ/f tôi hình dung ra một chú rất… phởn, đội mũ màu đen (Đ/). Tay trái chú ta chống gậy (giống hề sác-lơ), tay phải thì cầm cờ (số 1) để cổ vũ (+) cho trận đấu kiếm (dấu trừ) giữa một chú phởn khác (f) và một chú lùn (L), trận đấu diễn ra trên (/) một… ống cống (OC). Bắt gà thật đơn giản phải không nào? Tôi khuyến khích bạn dùng cả hai cách trên. Tức là sau khi chế cho công thức vui vẻ, hẵng bắt tay vào làm bài tập. Bạn sẽ vừa có những giây phút vui vẻ, mà hiệu quả ghi nhớ dạng bài lại tăng lên do bộ não được sung sướng. Chú ý: để thực hiện được tốt, bạn hãy dành thời gian để luyện khả năng tưởng tượng liên kết với các bài tập rèn trí tưởng tượng.
#2 Cùng ĐẤU BÒ TÓT!
Các chú bò tôi thấy hay thấy xuất hiện trong Toán và Hóa, và một số chủ đề khá sâu của Lý như điện, gương, con lắc, chuyển động. Vì sao là bò, vì đúng là “trâu bò” hơn thật. Không những bạn sẽ phải thuộc nhiều công thức hơn, mà còn phải phối hợp chúng thật nhuần nhuyễn. Và thi thoảng nếu làm sai ở một khâu nào đó là đau điếng người, như bị bò húc vậy! Bò tót thường chỉ chạy theo một đường nhất định, và các dạng bài này cũng vậy, chúng cũng có quy trình nhất định để giải. Nếu bạn thành thục… quy trình đấu bò tót TAM GIẢI dưới đây thì cho dù xuất phát điểm có thế nào thì điểm 8, 9 sẽ luôn nằm trong tầm tay của bạn (vì sự thật là các dạng bài này chiếm đa số điểm trong bài thi). Quy trình TAM GIẢI để giỏi Toán Lý Hóa Để chuẩn bị tốt nhất cho quy trình này, mỗi môn bạn cần phải có một bộ sách hay, phân loại dạng bài từ dễ tới khó, cập nhật đề thi gần đây và quan trọng là… phải có giải, càng chi tiết càng tốt. Chọn sách nào thì tốt nhất bạn nên tham khảo thầy cô để được cập nhật nhất (còn bộ sách tôi dùng cách đây hơn 10 năm… chắc khó tìm). Ngoài ra, hãy chuẩn bị đồng hồ bấm giờ, và một cốc nước ấm. Lúc này bạn đã sẵn sàng “cài đặt” dạng bài này vào não bộ, để khi đi thi, “người khổng lồ não bộ” sẽ tự động giúp bạn! Bước 1 : Thử GIẢI Bạn hãy bấm đồng hồ 5 phút, và cho phép mình thử giải trên nháp. Lúc này có hai tình huống xảy ra. Trường hợp A: Nếu bạn giải thành công, bạn có thể chuyển qua bước 3. Trường hợp B: Hết thời gian đã định rồi mà vẫn không giải được, hoặc không có hướng giải. Thì không phải là bạn không thông minh, mà đơn giản là bạn chưa biết cách mà thôi. Đừng cố giải tiếp, hãy chuyển sang bước 2. Bước 2: Học GIẢI Đơn giản là giở sách giải ra và xem. Nhưng nhớ là xem thôi, không chép. Chép giải khác hoàn toàn với học giải. Chép giải, là bạn nhìn tới đâu chép tới đó, chép xong thì gập sách lại, cách làm này chỉ có một lợi ích uy nhất là trả nợ cho thầy cô giáo, chứ không giúp ích được bạn về lâu dài.
Còn học giải thì khác. Học giải là bạn mở sách ra, đọc kỹ từng đoạn, xem tại sao mình không làm được. Sau đó đóng sách và tự làm lại. Trong quá trình làm, nếu quên, bạn có thể mở ra xem tiếp, rồi lại đóng lại. Đây chính là quá trình các liên kết nơ-ron hình thành trong bộ não của bạn, bạn đang “học hỏi” cách làm. Hãy nhớ chép giải mới xấu, chứ học giải không xấu. Người ta có câu đừng phát minh lại cái đèn dầu, nếu bạn không giải quyết được một vấn đề nào đó, đơn giản là bạn chưa biết cách mà thôi. Nếu đã có sẵn cách làm (sách giải), sao bạn không học hỏi để làm cho nhanh? Và dành sự sáng tạo của mình để tìm ra cách làm nhanh hơn? Bạn có thể dành 3 tiếng đồng hồ để… giải quyết một bài duy nhất nào đó, để rồi sau đó đi khoe với bạn bè. Cũng sướng đấy, nhưng chuyện gì xảy ra nếu bài đó không có trong bài kiểm tra? Tôi thì thích thể dành 3 tiếng để “cài đặt” thành công 5-7 dạng bài khác nhau, để khi đi thi, tôi sẽ có cơ hội đạt nhiều điểm cao hơn. Bước 3: GIẢI lại Hãy tìm thêm ít nhất 3 bài nữa tương tự, thậm chí nhiều hơn thì càng tốt, cho tới khi bạn cảm thấy không phải suy nghĩ nhiều khi giải. Và cũng nên bấm giờ để thấy mỗi lần làm, bạn làm nhanh hơn. Cảm giác đó sẽ kích thích não bộ và gia tăng sự tự tin cho bạn. Đây là giai đoạn bạn làm cho các liên kết nơ-ron bền chặt bền chặt để hình thành phản xạ khi đi thi. Lúc này, cốc nước phát huy tác dụng, mỗi lần bạn hoàn thành, hãy tự thưởng cho bản thân một ngụm nước và một hơi thở sâu ^^! Đó là quy trình TAM GIẢI để thành thục một dạng bài. Nếu có nhiều dạng bài khác nhau, bạn hãy dùng giấy note ghi lại quy trình giải, công thức và dán lên một góc nào đó, hoặc có thể tổng hợp lên một tờ giấy như gợi ý trong hình ảnh bên dưới, và thi thoảng ôn tập lại để đảm bảo não bộ khắc sâu. Lưu ý những chú gà “lưu manh giả danh bò tót” Đôi khi có những bài nếu giải theo đúng quy trình trong sách hướng dẫn thì rất dài. Nhưng nếu bạn dành thời gian tìm ra cách làm nhanh hơn, bạn hoàn toàn có thể rút ngắn quy trình. Ngày xưa học lý, có đợt tôi từng gặp những bài Lý tính độ bội giác phải dùng tới tận 2-3 trang để giải, xem mọi sách giải đều không có cách nào khác. Thế là tôi đã tự… tìm tòi, tự chứng minh 3 công thức tính độ bội giác tổng quát cực nhanh, mất đúng 1 dòng dể giải! và khi đi thi, cứ gặp cái đề bài dài ngoằng đó, trong khi bà con khác đang gặm bút, nhăn mặt,tôi thì lại cười vì chỉ việc thay số vào là ta-da!
#3 Tụi Hổ báo thì sao?
Thật ra, khi bạn bắt gà thành thạo, đấu bò tót ngon lành thì đi thi điểm 8 – 9.5 là chuyện tất yếu. Còn để được 10 tròn trĩnh, bạn phải xử được tụi “hổ báo” này. Tôi gọi là “hổ báo” vì ngày xưa ở lớp, mỗi lần anh em nào giải được bài khó là mắt cô chủ nhiệm sáng quắc, bà con ở dưới thì ồ lên, “wow, hổ báo quá!” Một là những bầy báo con. Hai là những con hổ chúa. NHững bài khó thường có hai dạng. Một là sự lai ghép của các dạng bài với nhau. Hai là tùy biến một bài cơ bản nào đó bằng cách giấu ẩn, hoặc thủ thuật tinh vi nào đó để che mắt bạn, hổ chúa có khác, rất nham hiểm ^^! Để xử được đống báo con này bạn chỉ cần nắm một nguyên tắc hoạt động của não bộ. Đó là nó thông minh hơn bạn nghĩ nhiều. Khi bạn luyện thật thành thục tất cả những con bò tót, khi não của bạn phản xạ cực nhanh với tất cả các dạng bài phổ biến, sẽ có một điều kì diệu xảy ra. Nó bắt đầu phân tích được những dạng bài lai ghép về dạng cơ bản, một bầy báo con chỉ có sức mạnh khi chúng tập hợp lại, một khi bạn đã tách được ra rồi thì xử lý từng con rất dễ. Hãy thành thục đấu bò tót, báo con sẽ chẳng là gì :D Còn hổ chúa, chúng rất tinh khôn nên thường chẳng có quy trình cố định. Do vậy bạn cũng phải… cáo già một chút. Tức là bạn phải chủ động đi săn lùng chúng thay vì bị vồ bất ngờ. Tốt nhất là sưu tập các bài sao, bài khó và làm trước ở nhà… càng nhiều càng tốt để khi đi thi, bạn sẽ bình tĩnh khi đối diện, cũng như nếu may mắn, thì gặp lại một chú hổ quen thuộc ngày nào
Bình luận
Anh Tuấn | Chat Online | |
22/03/2019 22:31:08 |
Bạn cũng làm hay nhể
Bài chia sẻ kinh nghiệm học tập khác
- Ngữ Văn - nỗi lo của một bộ phận nhỏ trong giới trẻ
- Mẹo nhỏ luyện 2 kỹ năng: Nói và Viết trong tiếng Anh
- Cách học thuộc từ vựng tiếng Anh
- Học nói tiếng Anh tự nhiên như trẻ học nói tiếng mẹ đẻ
- Cách học từ vựng tiếng Anh mà mình thấy hữu dụng nhất
- Tại sao Toán học lại là một môn học thú vị?
- Các bước học tốt ngữ pháp tiếng Anh
- 10 lí do để học tiếng Anh
- Chăm chỉ
- Mất gốc Toán
Bạn có kinh nghiệm phương pháp hay trong học tập, hãy chia sẻ cho mọi người cùng xem và tham khảo để giúp nhau cùng tiếng bộ trong học tập tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi chia sẻ kinh nghiệm học tập của bạn
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!