4 lỗi sai ở bài tập phản ứng trong dung dịch
Trần Bùi Tiên Trang | Chat Online | |
18/05/2018 15:03:14 |
Khi cho dung dịch chứ ion H(+) từ từ vào trong dung dịch muối có chứa CO3 (2-) thì thứ tự phản ứng sẽ xảy ra như sau:
Đầu tiên, H(+) sẽ phản ứng với CO3(2-) tạo ra HCO3(-), khi CO3(2-) đã phản ứng hết, mới tiếp tục xảy ra phản ứng giữa H(+) và HCO3(-) tạo ra khí CO2 và nước. Nhiều bạn tính toán số liệu theo suy nghĩ 2 phản ứng xảy ra đồng thời, dẫn đến kết quả bị sai.
Lỗi về bỏ sót lượng ion HCO3 (-) trong dung dịch
Khi cho từ từ dung dịch chứa ion H(+) vào trong dung dịch muối có chứa cả ion CO3(2-) và ion HCO3(-) thì thứ tự phản ứng xảy ra vẫn giống với trường hợp trên vì CO3(2-) có tính bazơ mạnh hơn HCO3(-) nên phản ứng trước. Tuy nhiên trong quá trình tính toán, nhiều bạn bỏ qua lượng ion HCO3(-) có sẵn trong dung dịch mà chỉ tính phần tạo ra do phản ứng của H(+) với CO3(2-) thì kết quả thu được cũng không cho ra đáp án chính xác.
Lỗi khi tính khối lượng chất tan sau phản ứng
Khi đề bài cho khối lượng chất tan sau phản ứng làm số liệu để tính các đại lượng chưa biết thì việc xác định được số lượng các chất tan trong dung dịch lúc này là rất quan trọng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp không ít bạn lại quên rằng khi có khí CO2 thoát ra thì trong dung dịch vẫn còn chứa ion HCO3(-), dẫn đến xác định các chất tan chỉ là Na(+), K(+), Cl(-), đương nhiên kết quả sẽ bị sai.
Lỗi thường gặp khi cho dung dịch muối vào dung dịch có chứa H+
Đối với dạng bài cho từ từ dung dịch muối vào trong dung dịch có chứa ion H(+), 2 phản ứng đồng thời xảy ra và tạo khí CO2 cho đến khi nào hết H(+) thì dừng lại. Trong trường hợp này, vì H(+) rất dư nên sẽ không còn phản ứng tạo ion HCO3(-), do đó nếu vẫn viết phương trình phản ứng giống như những trường hợp trước, các bạn sẽ sai ngay từ khi bắt đầu.
LÝ THUYẾT HÓA CẦN LƯU Ý
- Chất, ion tác dụng được với axit và bazơ: HCO3-, H2PO4-, HPO42-, HS-, H2NRCOO-, Al, Al2O3, Al(OH)3, Zn, ZnO, Zn(OH)2, Be, BeO, Be(OH)2, Pb, Pb(OH)2, Sn, Sn(OH)2, Cr2O3, Cr(OH)3.
- Những chất tác dụng được với kiềm đặc, nóng: Cr2O3, Si, SiO2, SnO2, Pb(OH)2, Pb, Sn, Sn(OH)2 + tất cả các chất tác dụng được với kiềm loãng.
- Các polime vừa tác dụng được với axit, bazo: nilon-6, nilon-7, capron, nilon-6,6, lapsan, thủy tinh hữu cơ, PVA…
- Các polime được điều chế từ pư trùng ngưng là: nilon-6, nilon-7, lapsan, nilon-6,6 (đồng trùng ngưng), nhựa novolac, rezol.
- Các polime được điều chế từ pư trùng hợp: tất cả (trừ các polime điều chế từ pư trùng ngưng ở trên). Ví dụ: buna, PVC, PE, PVA….Lưu ý: tơ visco, axetat được điều chế từ pư thông thường (không trùng ngưng, cũng như trùng hợp).
- Monome được hình thành các polime trên là:
+ Nilon-6: axit e-aminocaproic: H2N(CH2)5COOH.
+ Nilon-7: axit w-aminoenantoic: H2N(CH2)6COOH.
+ Lapsan: đồng trùng ngưng axit terephtalic p-HOOC-C6H4-COOH và etylenglycol C2H4(OH)2.
+ Nilon-6,6: đồng trùng ngưng axit adipic HOOC-(CH2)4-COOH và hexamylendiamin: H2N(CH2)6NH2.
+ Thủy tinh hữu cơ: trùng hợp monome: CH2=C(CH3)COOCH3.
- Phân tử khối của các polime:
+ Nilon-6, capron: 113
+ Nilon-7 (tơ enang): 127.
+ Nilon-6,6: 226.
+ Lapsan: 192.
- Các chất có cấu trúc mạch phân nhánh: amilopectin và glycogen.
- Không gian: cao su lưu hóa, nhựa bakelit (hay rezit).
- Không phân nhánh (mạch thẳng): còn lại, ví dụ: buna, PE, PVC…
- Những chất làm mất màu dung dịch brom: axit không no, andehit, ancol không no, ete không no, phenol, catechol, rezoxinol, hidroquinon, anilin, styren và đồng đẳng…., SO2, Cl2, xicloankan vòng ba cạnh, Br2, Fe2+, HCOOH, este của axit fomic, muối của axit fomic…..
- Các monosaccarit không bị thủy phân là: glucozo, fructozo.
- Các disaccarit bị thủy phân: mantozo, saccarozo.
- Các polisaccarit bị thủy phân: tinh bột, xenlulozo.
..........
- Còn tiếp -
Xem thêm tài liệu và thi thử " Tại đây "
CÁC LOẠI QUẶNG CẦN NHỚ
- Quặng cần nhớ:
→ Fe₃O₄: manhetit
→ Fe₂O₃: hemantit
→ FeCO₃: xiderit
→ Fe₃C: xemantit
→ FeS₂: pirit
→ NaCl.KCl: xinvinit
→ MgCO₃.CaCO₃: dolomit
→ Cu(OH)₂.CuCO₃: quặng malachit
→ Na₃AlF₆: criolit
- Ca(H2PO4)2: supephotphat kép
- Ca(H2PO4)2 + CaSO4: supe photphat đơn
Độ dinh dưỡng phân:
- Phân lân: cung cấp cho cây trồng dưới dạng ion PO43-, được đánh giá bằng hàm lượng P2O5.
- Phân đạm: cung cấp cho cây trồng dưới dạng ion NH4+ hoặc NO3-, được đánh giá bằng hàm lượng %N có trong phân.
- Phân kali: cung cấp cho cây trồng dưới dạng ion K+, được đánh giá bằng hàm lượng %K2O có trong phân.
- Dãy các chất điều chế trực tiếp tạo ra axit axetic CH3COOH là: etylen, ancol metylic, butan, tricloetan, andehit axetic, natri axetat….
- Các chất phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3: Ank-1-in, andehit, HCOOH, HCOOR’ (R’ là gốc hidrocacbon), HCOON (N là kim loại), hợp chất tạp chức trong phân tử có liên kết ba đầu mạch hoặc gốc chức andehit.
- Thứ tự độ dẫn điện (giảm dần): Ag > Cu > Au > Al > Fe.
- Thứ tự độ dẫn nhiệt (giảm dần): Ag > Cu > Al > Fe.
- Kim loại cứng nhất: crom - nhẹ nhất: Li - nhiệt độ nóng chảy cao nhất: vofam - thấp nhất: thủy ngân - nặng nhất: osimi..
- Điều kiện để phản ứng xảy ra: chất tạo thành phải có kết tủa, chất khí hoặc chất điện ly yếu.
- Điều chế HNO3: Dùng NaNO3 rắn và H2SO4 đậm đặc.
- Điều chế HCl: dùng NaCl rắn và H2SO4 đậm đặc.
- Nhiệt phân muối nitrat, lưu ý phương trình: NH4NO3 => N2O + H2O (muối này chỉ tạo ra khí và hơi nước, không có oxit kim loại, kim loại hay muối nitric).
Bài chia sẻ kinh nghiệm học tập khác
- Ôn thi lý thuyết Hóa trong 30 ngày
- Thân gửi các em chuẩn bị thi vào lớp 10
- Học gì trong 20 ngày cuối trước khi bước vào kì thi?
- Phương pháp tự học tiếng Anh hiệu quả
- Kỹ năng làm bài thi các môn Khoa học tự nhiên
- Mẹo xử lý nhanh phần thi dễ mất điểm trong bài thi tiếng Anh thi THPT Quốc Gia 2018
- Sự liên hệ giữa hóa hữu cơ 11 và hóa hữu cơ 12
- Học giỏi Hóa không còn là một điều quá xa xôi - khi các bạn thực hiện những phương pháp sau đây mà mình gợi ý nhé!
- Kỹ năng tóm tắt tác phẩm văn xuôi dành cho thí sinh thi THPT Quốc gia
- Kinh nghiệm học tốt môn Hóa
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!