Ôn thi lý thuyết Hóa trong 30 ngày
Trần Bùi Tiên Trang | Chat Online | |
29/05/2018 15:39:28 |
Theo thông tin của Bộ GD&ĐT, phần thi lý thuyết sẽ chiếm từ 50-60% số câu hỏi trong đề thi THPT Quốc Gia ở môn Hóa cũng như các môn thi trắc nghiệm khác. Bởi vậy khi học chắc chắn về lý thuyết, các sĩ tử có thể dễ dàng kiếm điểm ở những câu hỏi thiên về kiến thức cơ bản.
Khi đã nắm chắc kiến thức, thí sinh không chỉ làm đúng, làm nhanh các câu hỏi lý thuyết mà còn có thời gian dành cho những câu hỏi thực hành đòi hỏi những tính toán phức tạp hơn, đồng thời việc chắc chắn lý thuyết cũng là nền tảng để có thể làm được bài tập.
Việc ghi nhớ kiến thức não bộ của con người được thực hiện theo hai bước: Bộ nhớ tạm thời và trí nhớ dài hạn, phần lớn các kiến thức lý thuyết của bạn chỉ nằm ở bộ nhớ tạm thời, sau một thời gian ngắn khoảng vài ngày hay vài tuần, các kiến thức lý thuyết này không được động đến thì sẽ trở thành kiến thức mới toanh đối với các bạn học sinh.
Để ôn luyện các kiến thức lý thuyết một cách hiệu quả, những kiến thức này cần được đưa vào bộ nhớ dài hạn dựa trên hai phương pháp đó là: gây ấn tượng và lặp đi lặp lại.
Thi Quốc Gia xin giới thiệu đến các sĩ tử phương pháp để có thể ghi nhớ kiến thức một cách dài hạn:
Ghi lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy mindmap
Sơ đồ tư duy dùng để tác động lên thị giác của con người, những yếu tốc có thể gây ấn tượng đó là: hình vẽ, màu sắc và ký hiệu.
Khi kết hợp các ký hiệu này với kiến thức lý thuyết sẽ tạo nên một ấn tượng lạ, tác động đến thị giác của người đọc, kích thích cả hai bán cầu não cùng hoạt động tạo nên sự hưng phấn, từ đó giúp người đọc có được lượng kiến thức tốt và dễ dàng ghi nhớ được những kiến thức đã tiếp nhận.
Lặp đi lặp lại
Bạn có thể viết đi viết lại nhiều lần các công thức lý thuyết ra giấy để ghi nhớ chúng, tuy nhiên cách làm này mất khá nhiều thời gian và công thức, rất dễ khiến học sinh bị oải, chính vì thế bạn có thể thay thế bằng cách nghe audio.
Lý thuyết là phần kiến thức đòi hỏi phải nhớ lâu và nhớ sâu do đó các bạn nên nghe audio lý thuyết vào khoảng thời gian mà não hoạt động tốt nhất, những thời điểm đó bao gồm: trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy và trong khi ăn.
Ở thời điểm trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy, học sinh nên dành khoảng 15 phút để nghe, khi ăn trưa và ăn tối cũng nên dành 15 phút để nghe, như vậy mỗi ngày bạn cần dành khoảng 1 tiếng để có thể ôn luyện toàn bộ kiến thức lý thuyết môn Hóa cho kỳ thi THPT Quốc Gia sắp tới.
Làm nhiều bài tập hơn
Khi đã học chắc chắn các kiến thức lý thuyết rồi bạn sẽ làm bài tập với tốc độ nhanh hơn. Qua các bài tập, học sinh không chỉ rèn luyện được kỹ năng mà còn hiểu được kiến thức lý thuyết một cách chắc chắn hơn, đó là cách nhanh nhất để các bạn ôn thi môn Hóa một cách hiệu quả.
Nguồn: thiquocgia.vn
Bài chia sẻ kinh nghiệm học tập khác
- Thân gửi các em chuẩn bị thi vào lớp 10
- Học gì trong 20 ngày cuối trước khi bước vào kì thi?
- Phương pháp tự học tiếng Anh hiệu quả
- Kỹ năng làm bài thi các môn Khoa học tự nhiên
- 8 bí quyết học Ngữ Văn để thành công
- 4 lỗi sai ở bài tập phản ứng trong dung dịch
- Mẹo xử lý nhanh phần thi dễ mất điểm trong bài thi tiếng Anh thi THPT Quốc Gia 2018
- Sự liên hệ giữa hóa hữu cơ 11 và hóa hữu cơ 12
- Học giỏi Hóa không còn là một điều quá xa xôi - khi các bạn thực hiện những phương pháp sau đây mà mình gợi ý nhé!
- Kỹ năng tóm tắt tác phẩm văn xuôi dành cho thí sinh thi THPT Quốc gia
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!