Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát
Bệnh vẩy nến là gì?
NoName.45 | |
05/08/2015 10:39:49 |
1.044 lượt xem
Trả lời / Bình luận (1)
NoName.57 | |
05/08/2015 11:01:29 |
Bệnh vẩy nến là một bệnh ngoài da, chiếm 5% dân số Châu Âu, 2% dân số Châu Á và Châu Phi, xấp xỉ 10% tổng số các bệnh nhân đến khám ở các phòng khám Da liễu. Bệnh lành tính, thường không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý và những hệ lụy của nó. Nam gặp nhiều hơn nữ, người lớn nhiều hơn trẻ em. Bệnh phát thành từng đợt, có khi tăng giảm theo mùa.
Nguyên nhân
Vẩy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì. Cho đến nay vẫn chưa khẳng định rõ ràng nguyên nhân. Nhưng người ta biết chắc chắn 5 yếu tố sau đây làm nên nguyên nhân sinh bệnh:
Di truyền: Khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình (cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc họ hàng trực hệ); 70% các cặp song sinh cùng mắc. Các nghiên cứu chỉ ra các kháng nguyên HLAW6, B13, B17, DR7 liên quan đến vẩy nến da và khớp.
Nhiễm khuẩn: vẩy nến ở trẻ em, vẩy nến thể giọt người ta phân ra được liên cầu khuẩn ở tổn thương và điều trị kháng sinh thì bệnh thuyên giảm.
Stress: Làm bệnh tái phát hoặc đột ngột nặng lên.
Thuốc: Bệnh vẩy nến xuất hiện sau khi sử dụng một số thuốc: chẹn beta kéo dài, lithium, đặc biệt sau khi sử dụng corticoid.
Hiện thượng Kobner: thương tổn mọc lên sau các kích thích cơ học (gãi, chà xát) hoặc các kích thích lý hóa (bệnh nặng nhẹ theo mùa).
Nhận diện
Vẩy nến ở da: Trên da có các mảng đỏ ranh giới rõ, phía trên có vẩy dày màu trắng. Khi chạm vào vùng da bị bệnh thì thấy khô, cứng. Khó xác định hơn nếu thương tổn chỉ có ở đầu do tóc che khuất cho nên cần chú ý: nếu thấy ở đầu tự nhiên thấy gầu nhiều và dày lên so với trước đây.
Vẩy nến ở móng: Móng dày hoặc có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt móng.
Vẩy nến ở khớp: Các khớp bị biến dạng, bệnh nhân khó vận động.
Vẩy nến thể mủ: Trên da có các mụn mủ khô và nông.
Vẩy nến thể đỏ da toàn than.
Bệnh này vào mùa khô thì phát triển mạnh hơn, gây đau đớn cho bệnh nhân khi vùng da nhiễm bệnh bị va chạm hoặc có hiện tượng chảy máu chỗ da bị nứt. (đôi khi nhầm với bị nứt nẻ da, cũng hay gặp ở mùa khô).
Những điều cần tránh của người bị vẩy nến
Nhìn vào 5 yếu tố làm nên cơ chế sinh bệnh mà ta phải:
Tránh căng thẳng (stress)
Tránh kì cọ và bóc da (hiện tượng Kobner)
Tránh để vùng da bị bệnh tiếp xúc với các chất có tính bazơ cao như xạt phòng, vôi,... vì khi đó vùng da nhiễm bệnh sẽ mở rộng ra.
Cẩn thẩn khi dùng thuốc nếu mắc thêm các bệnh về tim mạch.
Tránh nhiễm khuẩn: Đặc biệt là nhiễm khuẩn tai, mũi, họng.
Tránh rượu: Vì rượu làm bệnh nặng lên và tương kỵ với các thuốc điều trị.
Nên lạc quan với bệnh tật: do bệnh lành tính và phổ biến, khoa học tiến bộ không ngừng trong việc tìm ra nguyên nhân đích thực của bệnh và hàng năm đều ra đời các thuốc và phương pháp chữa bệnh mới có hiệu quả hơn. Hãy tin tưởng rằng trong tương lai không xa bệnh vẩy nến sẽ có các đột phá mới.
Tránh gây trầy xước da ở vùng này, sẽ gây nhiễm trùng, vết thương trở lên đau đớn. Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc bôi dưỡng da, cần phải xem kỹ các loại thuốc bôi dưỡng da có ảnh hưởng đến vùng da bị bệnh hay không.
Điều trị
Điều trị tại chỗ
Dùng các loại mỡ, kem, dung dịch với mục đích bong vẩy, tiêu sừng, hạn chế hình thành nhanh chóng vẩy da như:
Mỡ Salicyle 5%, 10%
Vitamin D3 và dẫn chất
Goudron
Nếu bệnh gặp ở bàn chân thì nên luôn luôn đi giầy có bít tất khi đi ra ngoài đường, điều này sẽ giúp da chân không cảm thấy khô, đồng thời ngăn ngừa các vết nứt ở da bị nhiễm khuẩn.
Hạn chế tiếp xúc với xà phòng (xà bông).
Thoa các thuốc loại thuốc mỡ Salicylic, có tác dụng bong vẩy, bạt sừng. Thuốc mỡ Corticoid có tác dụng chống viêm rất tốt, thương tổn mất rất nhanh. Tuy nhiên không nên lạm dụng bôi Corticoid nhiều và dài ngày vì sẽ gây biến chứng làm bệnh nặng thêm, các thương tổn không đáp ứng với thuốc, bệnh không giảm thậm chí còn tiến triển nặng hơn. Có thể xuất hiện các thương tổn nhiễm trùng da như mụn mủ, viêm nang lông, nhiễm nấm, mọc lông, giãn mao mạch và teo da. Thuốc mỡ có Vitamin A axit có tác dụng bình thường hóa quá trình sừng hóa của da.
Điều trị toàn thân
Acitretine: (Soriatane)
Cyclosporin: (Neoral)
Methotrexate
Diprosalic
Quang trị liệu: UVB phổ hẹp(UVBTL01)
Quang hóa trị liệu: PUVA
Sinh học trị liệu.
Các thuốc như Vitamin A axit, Methotrexate, Cyclosporin... Các thuốc này có tác dụng tốt, nhưng có nhiều tác dụng phụ như có thể gây quái thai, hạ bạch cầu, rối loạn chức năng gan, thận... Trị liệu bằng ánh sáng có thể phối hợp các phương pháp trên với chiếu tia cực tím có bước sóng khác nhau (UVA, UVB) hoặc phương pháp PUVA đang được áp dụng để điều trị bệnh vẩy nến các thể khác nhau, tuy nhiên có thể có các tác dụng phụ bao gồm da khô và nhăn, tàn nhang và làm tăng nguy cơ ung thư da, trong đó có khối u ác tính, hình thức nghiêm trọng nhất của ung thư da.
Phương pháp sinh học (Biotherapy): trong những năm gần đây người ta đã tổng hợp được nhiều chất sinh học có tác dụng tốt trong điều trị bệnh vẩy nến như: Efanecept, Alefacept, Efalizumab, ... Nhiều nước như Mỹ, Anh, Pháp, Uc... đã áp dụng phương pháp này và đạt kết quả tốt. Tuy nhiên phương pháp này vừa đắt tiền vừa có nhiều tác dụng phụ (nhiễm trùng hô hấp, rối loạn hệ miễn dịch, phát triển khối u, tăng bạch huyết...) nên chưa được áp dụng rộng rãi.
Các phương pháp hiện đang được áp dụng nêu ở trên đều có tác dụng điều trị các triệu chứng của bệnh vẩy nến, tuy nhiên thời gian tái phát bệnh khá nhanh và có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Cảnh báo về những biến chứng khi dùng Corticoid trong điều trị bệnh vảy nến
Corticoid dùng bôi ngoài da sử dụng điều trị vảy nến có nhiều loại dưới dạng đơn chất hoặc phối với hoạt chất khác, như với a. salicylic (Diprosalic, Beprosalic) hoặc với calcipotriol (Daivobet). Corticoid bôi ngoài da có thể dùng điều trị tấn công bệnh vảy nến. Thuốc có ưu điểm làm thương tổn nhanh được cải thiện, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, dễ chấp nhận. Bởi vì thuốc làm giảm viêm, giảm đỏ và giảm bong vảy da nhanh. Nhưng sự cải thiện này duy trì không bền. Mặt khác sau khi ngừng thuốc bệnh sớm bùng phát trở lại, khi đó sử dụng lại corticoid tại chỗ sẽ không thấy có hiệu quả. Nhiều trường hợp dùng corticoid tại chỗ kéo dài thấy xuất hiện thương tổn nhiễm trùng da như mụn mủ, viêm nang lông; nhiễm nấm; mọc lông; giãn mạch và teo da; đặc biệt ở những vùng da mỡ (mặt, ngực, lưng) thấy xuất hiện nhiều mụn trứng cá. Dùng corticoid bôi ngoài da kéo dài sẽ thấy thương tổn không đáp ứng với thuốc, bệnh không giảm, thậm chí còn tiến triển nặng thêm.
Corticoid bằng đường toàn thân chỉ nên sử dụng điều trị bệnh vảy nến nặng và khi thật sự cần thiết (vảy nến khớp, vảy nến thể mủ toàn thân). Cần phải cân nhắc kỹ lợi/hại trước khi chỉ định và phải tính toán liều lượng sử dụng ban đầu thấp nhất có hiệu quả để có thể rút gắn được quá trình giảm liều và ngừng thuốc, tránh tình trạng phụ thuộc thuốc. Cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh, khi thuốc có tác dụng, bệnh giảm thì bắt đầu hạ liều từ từ. Không nên lạm dụng trong chỉ định, đặc biệt là sử dụng kéo dài corticoid bằng đường toàn thân sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm do tác dụng phụ của thuốc. Nhưng biến chứng thường gặp trên lâm sàng do sử dụng corticoid toàn thân là: thương tổn ngoài da nặng thêm, tổn thương cũ lan rộng, phát thêm nhiều thương tổn mới tiến tới gây đỏ da toàn thân. Nhiều trường hợp vảy nến thể thông thường sau khi dùng corticoid toàn thân đã chuyển thành vảy nến thể mủ toàn thân. Những biểu hiện khác đó là giãn mạch, xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hoá, tăng huyết áp, teo cơ, rậm lông, tích nước gây phù nề, nhiễm trùng da thậm chí gây nhiễm trùng máu. Nhiều trường hợp khó chẩn đoán do thương tổn cơ bản của bệnh vảy nến bị biến đổi. Những thay đổi về sinh hoá, huyết học như: giảm protit máu, giảm kali máu, tăng đường máu; suy giảm miễn dịch, thay đổi nội tiết như suy thượng thận, ở phụ nữ gây rối loạn kinh nguyệt, loãng xương. Nhưng năm gần đây, Viện Da liễu Quốc gia tiếp nhận ngày càng nhiều bệnh nhân đỏ da toàn thân vảy nến và vảy nến thể mủ toàn thân vào điều trị nội trú. Phần lớn những bệnh nhân này trước đó bị bệnh vảy nến thể thông thường với những thương tổn da rải rác hoặc khu trú. Bệnh tiến triển nặng và xuất hiện những biến chứng sau khi được sử dụng corticoid toàn thân (tiên K-cort, uống prednisolon…) hoặc sử dụng thuốc nam không rõ thành phần và nguồn gốc. Những trường hợp này khó điều trị, mất nhiều thời gian và tốn kém tiền của.
Các thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo mọi người nên tìm đến bác sĩ chuyên môn để có được thông tin chi tiết và cách điều trị thích hợp.
Nguyên nhân
Vẩy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì. Cho đến nay vẫn chưa khẳng định rõ ràng nguyên nhân. Nhưng người ta biết chắc chắn 5 yếu tố sau đây làm nên nguyên nhân sinh bệnh:
Di truyền: Khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình (cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc họ hàng trực hệ); 70% các cặp song sinh cùng mắc. Các nghiên cứu chỉ ra các kháng nguyên HLAW6, B13, B17, DR7 liên quan đến vẩy nến da và khớp.
Nhiễm khuẩn: vẩy nến ở trẻ em, vẩy nến thể giọt người ta phân ra được liên cầu khuẩn ở tổn thương và điều trị kháng sinh thì bệnh thuyên giảm.
Stress: Làm bệnh tái phát hoặc đột ngột nặng lên.
Thuốc: Bệnh vẩy nến xuất hiện sau khi sử dụng một số thuốc: chẹn beta kéo dài, lithium, đặc biệt sau khi sử dụng corticoid.
Hiện thượng Kobner: thương tổn mọc lên sau các kích thích cơ học (gãi, chà xát) hoặc các kích thích lý hóa (bệnh nặng nhẹ theo mùa).
Nhận diện
Vẩy nến ở da: Trên da có các mảng đỏ ranh giới rõ, phía trên có vẩy dày màu trắng. Khi chạm vào vùng da bị bệnh thì thấy khô, cứng. Khó xác định hơn nếu thương tổn chỉ có ở đầu do tóc che khuất cho nên cần chú ý: nếu thấy ở đầu tự nhiên thấy gầu nhiều và dày lên so với trước đây.
Vẩy nến ở móng: Móng dày hoặc có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt móng.
Vẩy nến ở khớp: Các khớp bị biến dạng, bệnh nhân khó vận động.
Vẩy nến thể mủ: Trên da có các mụn mủ khô và nông.
Vẩy nến thể đỏ da toàn than.
Bệnh này vào mùa khô thì phát triển mạnh hơn, gây đau đớn cho bệnh nhân khi vùng da nhiễm bệnh bị va chạm hoặc có hiện tượng chảy máu chỗ da bị nứt. (đôi khi nhầm với bị nứt nẻ da, cũng hay gặp ở mùa khô).
Những điều cần tránh của người bị vẩy nến
Nhìn vào 5 yếu tố làm nên cơ chế sinh bệnh mà ta phải:
Tránh căng thẳng (stress)
Tránh kì cọ và bóc da (hiện tượng Kobner)
Tránh để vùng da bị bệnh tiếp xúc với các chất có tính bazơ cao như xạt phòng, vôi,... vì khi đó vùng da nhiễm bệnh sẽ mở rộng ra.
Cẩn thẩn khi dùng thuốc nếu mắc thêm các bệnh về tim mạch.
Tránh nhiễm khuẩn: Đặc biệt là nhiễm khuẩn tai, mũi, họng.
Tránh rượu: Vì rượu làm bệnh nặng lên và tương kỵ với các thuốc điều trị.
Nên lạc quan với bệnh tật: do bệnh lành tính và phổ biến, khoa học tiến bộ không ngừng trong việc tìm ra nguyên nhân đích thực của bệnh và hàng năm đều ra đời các thuốc và phương pháp chữa bệnh mới có hiệu quả hơn. Hãy tin tưởng rằng trong tương lai không xa bệnh vẩy nến sẽ có các đột phá mới.
Tránh gây trầy xước da ở vùng này, sẽ gây nhiễm trùng, vết thương trở lên đau đớn. Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc bôi dưỡng da, cần phải xem kỹ các loại thuốc bôi dưỡng da có ảnh hưởng đến vùng da bị bệnh hay không.
Điều trị
Điều trị tại chỗ
Dùng các loại mỡ, kem, dung dịch với mục đích bong vẩy, tiêu sừng, hạn chế hình thành nhanh chóng vẩy da như:
Mỡ Salicyle 5%, 10%
Vitamin D3 và dẫn chất
Goudron
Nếu bệnh gặp ở bàn chân thì nên luôn luôn đi giầy có bít tất khi đi ra ngoài đường, điều này sẽ giúp da chân không cảm thấy khô, đồng thời ngăn ngừa các vết nứt ở da bị nhiễm khuẩn.
Hạn chế tiếp xúc với xà phòng (xà bông).
Thoa các thuốc loại thuốc mỡ Salicylic, có tác dụng bong vẩy, bạt sừng. Thuốc mỡ Corticoid có tác dụng chống viêm rất tốt, thương tổn mất rất nhanh. Tuy nhiên không nên lạm dụng bôi Corticoid nhiều và dài ngày vì sẽ gây biến chứng làm bệnh nặng thêm, các thương tổn không đáp ứng với thuốc, bệnh không giảm thậm chí còn tiến triển nặng hơn. Có thể xuất hiện các thương tổn nhiễm trùng da như mụn mủ, viêm nang lông, nhiễm nấm, mọc lông, giãn mao mạch và teo da. Thuốc mỡ có Vitamin A axit có tác dụng bình thường hóa quá trình sừng hóa của da.
Điều trị toàn thân
Acitretine: (Soriatane)
Cyclosporin: (Neoral)
Methotrexate
Diprosalic
Quang trị liệu: UVB phổ hẹp(UVBTL01)
Quang hóa trị liệu: PUVA
Sinh học trị liệu.
Các thuốc như Vitamin A axit, Methotrexate, Cyclosporin... Các thuốc này có tác dụng tốt, nhưng có nhiều tác dụng phụ như có thể gây quái thai, hạ bạch cầu, rối loạn chức năng gan, thận... Trị liệu bằng ánh sáng có thể phối hợp các phương pháp trên với chiếu tia cực tím có bước sóng khác nhau (UVA, UVB) hoặc phương pháp PUVA đang được áp dụng để điều trị bệnh vẩy nến các thể khác nhau, tuy nhiên có thể có các tác dụng phụ bao gồm da khô và nhăn, tàn nhang và làm tăng nguy cơ ung thư da, trong đó có khối u ác tính, hình thức nghiêm trọng nhất của ung thư da.
Phương pháp sinh học (Biotherapy): trong những năm gần đây người ta đã tổng hợp được nhiều chất sinh học có tác dụng tốt trong điều trị bệnh vẩy nến như: Efanecept, Alefacept, Efalizumab, ... Nhiều nước như Mỹ, Anh, Pháp, Uc... đã áp dụng phương pháp này và đạt kết quả tốt. Tuy nhiên phương pháp này vừa đắt tiền vừa có nhiều tác dụng phụ (nhiễm trùng hô hấp, rối loạn hệ miễn dịch, phát triển khối u, tăng bạch huyết...) nên chưa được áp dụng rộng rãi.
Các phương pháp hiện đang được áp dụng nêu ở trên đều có tác dụng điều trị các triệu chứng của bệnh vẩy nến, tuy nhiên thời gian tái phát bệnh khá nhanh và có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Cảnh báo về những biến chứng khi dùng Corticoid trong điều trị bệnh vảy nến
Corticoid dùng bôi ngoài da sử dụng điều trị vảy nến có nhiều loại dưới dạng đơn chất hoặc phối với hoạt chất khác, như với a. salicylic (Diprosalic, Beprosalic) hoặc với calcipotriol (Daivobet). Corticoid bôi ngoài da có thể dùng điều trị tấn công bệnh vảy nến. Thuốc có ưu điểm làm thương tổn nhanh được cải thiện, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, dễ chấp nhận. Bởi vì thuốc làm giảm viêm, giảm đỏ và giảm bong vảy da nhanh. Nhưng sự cải thiện này duy trì không bền. Mặt khác sau khi ngừng thuốc bệnh sớm bùng phát trở lại, khi đó sử dụng lại corticoid tại chỗ sẽ không thấy có hiệu quả. Nhiều trường hợp dùng corticoid tại chỗ kéo dài thấy xuất hiện thương tổn nhiễm trùng da như mụn mủ, viêm nang lông; nhiễm nấm; mọc lông; giãn mạch và teo da; đặc biệt ở những vùng da mỡ (mặt, ngực, lưng) thấy xuất hiện nhiều mụn trứng cá. Dùng corticoid bôi ngoài da kéo dài sẽ thấy thương tổn không đáp ứng với thuốc, bệnh không giảm, thậm chí còn tiến triển nặng thêm.
Corticoid bằng đường toàn thân chỉ nên sử dụng điều trị bệnh vảy nến nặng và khi thật sự cần thiết (vảy nến khớp, vảy nến thể mủ toàn thân). Cần phải cân nhắc kỹ lợi/hại trước khi chỉ định và phải tính toán liều lượng sử dụng ban đầu thấp nhất có hiệu quả để có thể rút gắn được quá trình giảm liều và ngừng thuốc, tránh tình trạng phụ thuộc thuốc. Cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh, khi thuốc có tác dụng, bệnh giảm thì bắt đầu hạ liều từ từ. Không nên lạm dụng trong chỉ định, đặc biệt là sử dụng kéo dài corticoid bằng đường toàn thân sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm do tác dụng phụ của thuốc. Nhưng biến chứng thường gặp trên lâm sàng do sử dụng corticoid toàn thân là: thương tổn ngoài da nặng thêm, tổn thương cũ lan rộng, phát thêm nhiều thương tổn mới tiến tới gây đỏ da toàn thân. Nhiều trường hợp vảy nến thể thông thường sau khi dùng corticoid toàn thân đã chuyển thành vảy nến thể mủ toàn thân. Những biểu hiện khác đó là giãn mạch, xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hoá, tăng huyết áp, teo cơ, rậm lông, tích nước gây phù nề, nhiễm trùng da thậm chí gây nhiễm trùng máu. Nhiều trường hợp khó chẩn đoán do thương tổn cơ bản của bệnh vảy nến bị biến đổi. Những thay đổi về sinh hoá, huyết học như: giảm protit máu, giảm kali máu, tăng đường máu; suy giảm miễn dịch, thay đổi nội tiết như suy thượng thận, ở phụ nữ gây rối loạn kinh nguyệt, loãng xương. Nhưng năm gần đây, Viện Da liễu Quốc gia tiếp nhận ngày càng nhiều bệnh nhân đỏ da toàn thân vảy nến và vảy nến thể mủ toàn thân vào điều trị nội trú. Phần lớn những bệnh nhân này trước đó bị bệnh vảy nến thể thông thường với những thương tổn da rải rác hoặc khu trú. Bệnh tiến triển nặng và xuất hiện những biến chứng sau khi được sử dụng corticoid toàn thân (tiên K-cort, uống prednisolon…) hoặc sử dụng thuốc nam không rõ thành phần và nguồn gốc. Những trường hợp này khó điều trị, mất nhiều thời gian và tốn kém tiền của.
Các thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo mọi người nên tìm đến bác sĩ chuyên môn để có được thông tin chi tiết và cách điều trị thích hợp.
Câu hỏi mới nhất:
- Ai chỉ cho mình cách học, phương pháp học thuộc nhanh và hiệu quả cho môn Văn, KHTN, Lịch sử và Địa Lý được không ạ?
- Các phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất?
- Que này là gì?
- Tại sao con gái lại phải đeo bông tai (vàng)?
- Tìm từ nói về sự gắn kết nghĩa tình vợ chồng?
- Có chí làm quan, có gan làm giàu nghĩa là gì vậy?
- Có phải do phím bị liệt không?
- Cách viết ngày tháng trong tiếng Anh: ngày trong tháng, ngày trong tuần, tháng trong năm
- Gapyear có ảnh hưởng đến việc xét vào Đại học không ạ?
- Bạn A đăng tải hình ảnh của bạn B lên mạng xã hội mà chưa được sự đồng ý của bạn B, hành vi của bạn A có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
- Xem tất cả câu hỏi >>
Câu hỏi khác:
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!