Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát

Tiểu sử về Đoàn thanh niên Việt Nam, Ngày tháng năm thành lập, Các nội dung chính về Đoàn

Nhok Khỉ | Chat Online
24/03/2017 13:28:55
3.116 lượt xem
Trả lời / Bình luận (1)
NoName.1279
24/03/2017 13:34:06
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minhtổ chức chính trị - xã hội lớn nhất của thanh niên Việt Nam dưới Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là gì,Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành lập vào năm nào,Tên gọi của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh qua các thời kỳ,các hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,những truyền thống của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh là gì,đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành lập ngày tháng năm nào,tên gọi đầu tiên của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,cơ cấu tổ chức của đoàn thanh niên
Huy hiệu Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Lịch sử
Hoàn cảnh ra đời
Từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 3 năm 1931, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 2, Trung ương Đảng đã dành một phần quan trọng để bàn về công tác thanh niên, đặt ra vấn đề "... tổ chức ra Thanh niên cộng sản đoàn là nhiệm vụ để thâu phục một bộ phận quan trọng của vô sản giai cấp, là một vấn đề cần kíp mà Đảng phải giải quyết", chủ trương thống nhất các tổ chức thanh niên thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương, nhằm thu hút thanh niên phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.

Trên cơ sở Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 2, một số Ủy viên Trung ương Đảng được cử phụ trách các vấn đề liên quan tới thanh niên trong các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương. Cuối tháng 4 năm 1931, từ nước ngoài, ở Trung Kỳ, Xứ ủy Đoàn được thành lập trên cơ sở các Đoàn Ủy ban Cán sự Đoàn các cấp. Ở một số tỉnh đã hình thành cấp Tỉnh ủy Đoàn và Huyện ủy Đoàn, trên cơ sở các chi bộ thanh niên thuộc đảng bộ.

Từ năm 1931 đến năm 1935, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương tiếp tục phát triển ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Nam Bộ. Tháng 3 năm 1935, tại Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất ở Ma Cao (Trung Quốc), Trung ương Đảng đã công nhận chính thức Chương trình hành động của Đoàn công bố từ 1933 và đề xuất việc triệu tập Đại hội Đoàn toàn quốc. Nhưng do tình hình thay đổi, đại hội đã không họp được.

Thời Kỳ năm 1936 đến năm 1955
Năm 1936, Mặt trận Dân chủ Đông Dương được thành lập, một tổ chức thanh niên hoạt động công khai trên cơ sở Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương, lấy tên là Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương. Ngày 5 tháng 5 năm 1938, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương đã họp công khai ở Hà Nội và bầu ra Ban chấp hành Trung ương Đoàn.

Năm 1939, khi chính quyền thực dân đàn áp phong trào dân chủ Đông Dương, Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương rút vào hoạt động bí mật. Năm 1940, Trung ương Đảng đã thành lập Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương để tổ chức quần chúng thanh niên đấu tranh chống đế quốc.. Đoàn Thanh niên phản đế đã tham gia Khởi nghĩa Bắc Sơn, Khởi nghĩa Nam Kỳ

Trong suốt 20 năm, do điều kiện lịch sử, nhiều tổ chức thanh niên do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập cùng hoạt động song song. Ngày 28 tháng 9 năm 1948, Ban Thường vụ Trung ương có Chỉ thị gửi các cấp bộ Đảng "Về việc củng cố Thanh niên Cứu quốc, phát triển Đoàn thanh niên Việt Nam để thống nhất Mặt trận thanh niên". Tháng 6 năm 1949, Hội nghị Thanh vận của Đảng được tổ chức tại Việt Bắc, do ông Hoàng Quốc Việt chủ trì. Tại Hội nghị này, một quyết định thành lập Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cứu quốc Trung ương được đưa ra, Nguyễn Lam được chỉ định làm Trưởng tiểu Ban thanh vận Trung ương đồng thời là Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam.

Thời kỳ năm 1955 đến năm 1977
Sau khi giành được quyền kiểm soát miền Bắc, trong phiên họp vào tháng 9 năm 1955, Bộ Chính trị chủ trương đổi tên Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam và tên gọi này được chính thức thông qua tại Đại hội toàn quốc lần thứ 2 của Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam.

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 đến 25 tháng 3 năm 1961, các đại biểu đã quyết định lấy ngày 26 tháng 3 năm 1931 (ngày cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm.

Tại miền Nam, một tổ chức bộ phận của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam hoạt động với tên gọi Đoàn Thanh niên Cách mạng miền Nam, là một tổ chức thành viên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Tại miền Bắc, tháng 2 năm 1970, Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam được đổi tên thành Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh để kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa qua đời trước đó 5 tháng. Cùng thời gian này, Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng miền Nam cũng đổi tên thành Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh.

Sau năm 1976
Sau khi Việt Nam thống nhất, tháng 12 năm 1976, Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh và Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh hợp nhất với tên gọi Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Tên gọi qua các lần đổi tên:
Từ 1931 đến 1936: Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương
Từ 1937 đến 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
Từ 11/1939 đến 1941: Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương
Từ 5/1941 đến 1956: Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam
Từ 25/10/1956 đến 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
Từ 2/1970 đến 11/1976: Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh
Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Cơ cấu tổ chức
Theo báo cáo của Đại hội toàn quốc lần thứ VIII Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007) thì tại Việt Nam hiện có khoảng 6,1 triệu Đoàn viên. Theo BBC thì tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất Việt Nam, vào năm 2005 có khoảng 70% thanh niên đang đứng ngoài hàng ngũ Đoàn Thanh niên Cộng sản (khoảng 390.000 Đoàn viên trên tổng số 2,3 triệu người từ độ tuổi 16 đến 30).

Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Đại hội Đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là Đại hội Đại biểu hoặc Đại hội Đoàn viên ở cấp đó. Giữa hai kỳ Đại hội cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do Đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa 2 kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban chấp hành cùng cấp bầu ra.

Hệ thống tổ chức của Đoàn được tổ chức từ Trung ương xuống cơ sở.
Cấp cơ sở gồm Đoàn cơ sở và Chi đoàn cơ sở
Cấp Huyện và tương đương
Cấp Tỉnh và tương đương
Cấp Trung ương

Ban Bí thư Trung ương Đoàn khóa X (Nhiệm kỳ 2012 - 2017)
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là gì,Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành lập vào năm nào,Tên gọi của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh qua các thời kỳ,các hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,những truyền thống của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh là gì,đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành lập ngày tháng năm nào,tên gọi đầu tiên của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,cơ cấu tổ chức của đoàn thanh niên

Nhiệm vụ và quyền hạn
Theo điều lệ đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh, tại điều 2 và điều 3 có quy định nhiệm vụ và quyền hạn của đoàn như sau: Nhiệm vụ của đoàn viên:
1. Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Gương mẫu chấp hành và vận động thanh, thiếu niên thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền. Chấp hành Điều lệ Đoàn và các nghị quyết của Đoàn; tích cực tuyên truyền về tổ chức Đoàn trong thanh niên; sinh hoạt đoàn và đóng đoàn phí đúng quy định.
3. Liên hệ mật thiết với thanh niên, tích cực xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành đoàn viên.

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là gì,Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành lập vào năm nào,Tên gọi của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh qua các thời kỳ,các hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,những truyền thống của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh là gì,đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành lập ngày tháng năm nào,tên gọi đầu tiên của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,cơ cấu tổ chức của đoàn thanh niên

Quyền của đoàn viên:
1. Yêu cầu tổ chức Đoàn đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, được giúp đỡ và tạo điều kiện để phấn đấu trưởng thành.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn
3. Được thông tin, thảo luận, chất vấn, phê bình, biểu quyết, đề nghị và bảo lưu ý kiến của mình về công việc của Đoàn.

Thống kê số lượng Đoàn viên
Theo báo cáo của Đại hội toàn quốc lần thứ VIII Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007) thì tại Việt Nam hiện có khoảng 6,1 triệu Đoàn viên.
Theo BBC, năm 2005 là năm có tỷ lệ thanh niên được kết nạp vào Đoàn và đoàn viên vào Đảng cao nhất từ trước đến nay. Theo đó, năm 2005, toàn Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh kết nạp hơn 1,1 triệu đoàn viên mới (tăng 7.68% so với năm 2004); 91.997 người được kết nạp Đảng. Nhưng riêng tại TP. HCM, lại có đến 70% thanh niên đang đứng ngoài hàng ngũ Đoàn TNCS. Theo đó, ước tính số thanh niên trong độ tuổi 15 đến 35 ở TP. HCM hiện là 2.3 triệu, nhưng trong đó chỉ có gần 390.700 là đoàn viên TNCS.

Hoạt động
Khắp các Tỉnh thành, các trường Đại học, các công ty Việt Nam, đều có cơ sở Đoàn. Hằng năm, Đoàn TNCS tổ chức chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh.

Logo chương trình Mùa hè xanh
Logo chương trình Mùa hè xanh

Mùa hè xanh
Mùa hè xanh là một hoạt động thường niên, do Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức, nhằm hướng sinh viên đến các hoạt động công ích xã hội, như: làm đường, làm cầu, xây nhà tình thương, tham gia xóa mù chữ và xóa mù tin học,... Hoạt động này được đông đảo sinh viên tham gia, và hầu hết các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ở Việt Nam đều tham gia.
Ngoài chiến dịch Mùa hè xanh kể trên với lực lượng nòng cốt là sinh viên thì còn phải kể đến các chiến dịch sau nằm trong các hoạt động Hè tình nguyện diễn ra trong ba tháng 6,7,8 như:
Chiến dịch Hoa phượng đỏ dành cho giáo viên trẻ và học sinh trung học phổ thông.
Chương trình Tiếp sức mùa thi hỗ trợ phụ huynh và thí sinh các tỉnh về thành phố dự thi đại học cao đẳng.
Chiến dịch Hành quân xanh với sự tham gia của chiến sĩ lực lượng vũ trang.
Chiến dịch Kỳ nghỉ hồng của thanh niên công nhân.

Sự kiện và hoạt động cụ thể
- Năm 1956: Phong trào "Lao động kiến thiết Tổ quốc"
- Năm 1960: Phong trào "Thi đua trở thành người lao động tiên tiến"
- Năm 1961: Phong trào "Những người tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất"
- Năm 1964: Phong trào "Ba sẵn sàng" ở miền Bắc:
1. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu dũng cảm và sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Sẵn sàng khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, học tập trong bất kỳ tình huống nào.
3. Sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến.
- Năm 1965: Phong trào "Năm xung phong" ở miền Nam:
1. Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch.
2. Xung phong tòng quân giết giặc.
3. Xung phong trong các cuộc đấu tranh chính trị ở nông thôn cũng như đô thi.
4. Xung phong phục vụ tiền tuyến, vào các đội thanh niên xung phong công tác phục vụ chiến trường.
5. Xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông thôn.
- Năm 1976: "Ba mũi tên tiến công tiêu cực và toàn Đoàn tham gia xây dựng Đảng"
- Năm 1982 - 1983: "3 chương trình hành động cách mạng của tuổi trẻ" (lương thực, tiết kiệm, việc làm)
- Năm 1983: Cuộc "Hành quân theo bước chân những người anh hùng"
- Năm 1984: Nghị quyết 7 (khoá IV) bổ sung và đề ra 5 chương trình hành động Cách mạng của tuổi trẻ.
- Năm 1985: Cuộc "Vận động xây dựng nếp sống xã hội chủ nghĩa" trong thanh niên
- Năm 1987: Với các phong trào: "Tuổi trẻ xung kích sáng tạo, xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc" trên mặt trận kinh tế chính sách xã hội, an ninh và học tập tiến quân vào khoa học kỹ thuật.
- Năm 1992: Cuộc vận động xây dựng chi đoàn mạnh và 4 phong trào: 3 mục tiêu dân số và kế hoạch hoá gia đình; Phấn đấu xây dựng bộ đội cụ Hồ; Sản xuất kinh doanh giỏi; Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
- Năm 1997: Phong trào lớn: "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước"
- Năm 2002: Phát triển phong trào: "Tuổi trẻ thi đua tình nguyện, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
- Năm 2007: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tập trung triển khai hai phong trào lớn là: "5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc" và "4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp".

5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc:
1. Xung kích lao động sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội;
2. Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng;
3. Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội;
4. Xung kích thực hiện cải cách hành chính;
5. Xung kích trong hội nhập kinh tế quốc tế.

4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp:
1. Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ;
2. Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm;
3. Đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hoá tinh thần;
4. Đồng hành với thanh niên trong phát triển kỹ năng xã hội.

Chính khách xuất thân từ lãnh đạo Đoàn
Từ vị trí Bí thư thứ nhất
Nguyễn Lam: Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khóa 1 và giữ chức Chức vụ cao cấp cuối cùng mà ông đảm nhận là Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.

Hà Quang Dự: Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khóa 5. Người dân tộc Tày. Sau khi rời công tác Đoàn và nhậm một số chức vụ khác, ông làm Bộ trưởng phụ trách công tác thanh niên và thể dục thể thao của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao rồi nghỉ hưu.

Hồ Đức Việt: Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khóa 6. Từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 10. Ở Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam IX, ông là Ủy viên TW, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Trước đó, sau khi rời cương vị Bí thư thứ nhất TW Đoàn, ông Việt được điều động làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Phó ban thường trực Ban Tổ chức TW một thời gian ngắn, rồi sau đó là Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên trước khi quay trở lại Hà Nội nhận nhiệm vụ tại Quốc hội.

Vũ Trọng Kim: Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khóa 7. Sau khi rời ghế Bí thư thứ nhất TW Đoàn, ông được điều động về tỉnh Quảng Trị làm Bí thư Tỉnh ủy. Còn cách Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam X một thời gian ngắn, ông về Hà Nội nhậm chức Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận TW, kiêm nhiệm Bí thư Đảng uỷ khối cơ quan Dân vận TW. HIện nay ông là Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Hoàng Bình Quân: Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khóa 8. Sau khi rời cương vị Bí thứ thứ nhất Trung ương Đoàn, ông được đưa về làm Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang ngay. Hiện đang là Trưởng ban Đối ngoại TW.

Đào Ngọc Dung: Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khóa 8. Sau khi vi phạm quy chế thi nghiên cứu sinh tại hội đồng thi Học viện Hành chính Quốc gia (tháng 5/2006 - chỉ sau khi bầu là Trung ương Ủy viên Đảng cộng sản Việt Nam 1 tháng) đã được điều về làm Bí thư Ban cán sự Đảng ngoài nước. Tháng 7/2007, khi sắp xếp lại hệ thống tổ chức Đảng ở các cơ quan TW, ông được điều về làm Phó Ban phụ trách vấn đề Tây Bắc và sau đó là Bí thư tỉnh ủy Yên Bái, trúng cử Ban chấp hành TW Đảng khóa XI. Hiện là Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương.

Võ Văn Thưởng: Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khóa VIII, IX. Sau khi thôi chức được điều về làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi. Từ 2014 là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Hiện nay đang là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Các bí thư trung ương khác
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là gì,Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành lập vào năm nào,Tên gọi của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh qua các thời kỳ,các hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,những truyền thống của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh là gì,đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành lập ngày tháng năm nào,tên gọi đầu tiên của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,cơ cấu tổ chức của đoàn thanh niên
0 0
Gửi câu trả lời / bình luận của bạn tại đây (*):
Hình ảnh (nếu có):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư