Đọc thông tin sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 21- câu 27: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT Ở các loài thú, có loài ăn thực vật, có loài ăn thịt, có loài ăn tạp (vừa ăn thực vật, vừa ăn động vật). Cho dù là sử dụng nguồn thức ăn nào thì cấu tạo của cơ quan tiêu hóa đều phù hợp với nguồn thức ăn để tối ưu hóa hiệu quả tiêu hóa. Động vật ăn thịt: Đối với động vật ăn thịt, thức ăn rất giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa cho nên cấu tạo cơ quan tiêu hóa có những đặc điểm đặc trưng: Răng phân hóa thành răng cửa, ...

Nguyễn Thu Hiền | Chat Online
05/09 13:39:54 (Tổng hợp - Lớp 12)
9 lượt xem

Đọc thông tin sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 21- câu 27:

TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

Ở các loài thú, có loài ăn thực vật, có loài ăn thịt, có loài ăn tạp (vừa ăn thực vật, vừa ăn động vật). Cho dù là sử dụng nguồn thức ăn nào thì cấu tạo của cơ quan tiêu hóa đều phù hợp với nguồn thức ăn để tối ưu hóa hiệu quả tiêu hóa.

Động vật ăn thịt: Đối với động vật ăn thịt, thức ăn rất giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa cho nên cấu tạo cơ quan tiêu hóa có những đặc điểm đặc trưng: Răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng ăn thịt và răng hàm, răng cửa lấy thịt ra khỏi xương, răng nanh cắm vào con mồi và giữ mồi, răng ăn thịt rất phát triển, có chức năng xé thịt thành những miếng nhỏ, răng hàm kém phát triển; khớp hàm và cơ thái dương lớn tạo ra chuyển động lên xuống, giúp ngậm miệng giữ chặt con mồi. Ống tiêu hóa nhỏ, ngắn, dạ dày đơn có khả năng co giãn lớn, manh tràng kém phát triển.

Động vật nhai lại (trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai): Thức ăn là thực vật, dễ kiếm, nhưng nghèo dinh dưỡng và khó tiêu hóa thì cơ quan tiêu hóa có đặc điểm: Ăn nhanh và nhiều. Răng thích hợp với giật cỏ và nghiền thức ăn: Hàm trên có tấm sừng thay cho răng cửa và răng nanh. Hàm dưới có răng cửa và răng nanh giống nhau, có tác dụng tì cỏ vào tấm sừng hàm trên, có khoảng trống không răng tạo điều kiện cho chuyển động của cỏ. Răng trước hàm và răng hàm có các gờ xi măng nổi trên bề mặt, làm tăng hiệu quả nghiền nát thức ăn. Khớp hàm, cơ cắn và cơ bướm giữa phát triển làm cho hàm chuyển động sang hai bên có tác dụng trong nhai, nghiền cỏ. Dạ dày 4 túi (Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế). Dạ cỏ có chứa hệ vi sinh vật phân giải xenlulô và chuyển hóa thành protein. Ruột rất dài, manh tràng phát triển và cũng có hệ vi sinh vật cộng sinh.

Động vật ăn thực vật có dạ dày đơn (ngựa, thỏ ... ): Mặc dù không chuyên hóa cao như động vật nhai lại nhưng chúng vẫn có những đặc điểm thuận lợi cho việc tiêu hóa xenlulôzơ, đó là: Dạ dày có kích thước lớn, ở giữa có eo thắt, chia dạ dày làm hai ngăn, ngăn phía trên (giáp với thực quản) không có dịch vị, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phân giải xenlulô hoạt động. Ruột dài, manh tràng phát triển. Khi ăn, chúng thường nhai kĩ hơn trâu bò. Một số loài như thỏ, do hiệu quả tiêu hóa không cao nên chúng có tập tính tiêu hóa lại, thức ăn sau khi đi qua ống tiêu hóa, tiếp tục được ăn trở lại và tiêu hóa thêm một lần nữa.

Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề

Nhận định nào dưới đây đúng hay sai?

Các loài sử dụng nguồn thức ăn khác nhau nhưng cấu tạo cơ quan tiêu hóa đều giống nhau.

Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi
Số lượng đã trả lời:
A. Đúng
0 %
0 phiếu
B. Sai
0 %
0 phiếu
Tổng cộng:
0 trả lời
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Trắc nghiệm liên quan

Giải bài tập Flashcard Trò chơi Đố vui Khảo sát Trắc nghiệm Hình/chữ Quà tặng Hỏi đáp Giải bài tập

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×