1. Đôi khi những sự việc tưởng chừng đơn giản nhất lại khó giải thích nhất. Cách những con chim giữ thăng bằng cơ thể khi ngủ trên cây là một trong những bí ẩn như vậy. 2. Thời gian ngủ của chim ngắn hơn con người rất nhiều. Chu kỳ ngủ của chúng khi so sánh với con người và các loài động vật có vú nhìn chung cũng ngắn hơn. Giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement - giấc ngủ chuyển động mắt nhanh), một phần của chu kỳ ngủ khi cơ thể rơi vào trạng thái ngủ sâu nhất (và cả khi mơ), thường kéo dài vài phút ...
Nguyễn Thị Nhài | Chat Online | |
05/09 13:42:40 (Tổng hợp - Lớp 12) |
1. Đôi khi những sự việc tưởng chừng đơn giản nhất lại khó giải thích nhất. Cách những con chim giữ thăng bằng cơ thể khi ngủ trên cây là một trong những bí ẩn như vậy.
2. Thời gian ngủ của chim ngắn hơn con người rất nhiều. Chu kỳ ngủ của chúng khi so sánh với con người và các loài động vật có vú nhìn chung cũng ngắn hơn. Giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement - giấc ngủ chuyển động mắt nhanh), một phần của chu kỳ ngủ khi cơ thể rơi vào trạng thái ngủ sâu nhất (và cả khi mơ), thường kéo dài vài phút ở động vật có vú, trong khi đó, chỉ tầm 10 giây ở loài chim. Giấc ngủ của chim, về cơ bản, là những lần chợp mắt trong vài khoảnh khắc.
3. Chim cũng có thể tự điều chỉnh cường độ ngủ. Chúng có thể giữ cho một bên là cầu não tỉnh táo ngay trong khi ngủ, khi đó, một bên mắt của chúng sẽ mở. Mắt chim liên kết bất đối xứng với bán cầu não, tức là, nếu mắt trái mở thì bán cầu não thức, và ngược lại. Kiểu ngủ nhẹ nhàng, linh hoạt này cho phép những con chim nhanh chóng trốn khỏi những kẻ săn mồi, ngay cả khi chúng đang say giấc.
4. Hơn nữa, không phải tất cả những con chim đều ngủ trên các cành cây. Ví dụ như đà điểu, loài chim lớn nhất hành tinh. Hầu hết các loài chim không biết bay đều ngủ trên mặt đất, ẩn giữa những tán lá, hoặc gần như "vùi đầu trong cát". Một số loài khác thì ngủ đứng một chân ở các vùng nước nông như loài hồng hạc.
5. Để đi vào giấc ngủ, cơ thể chim phải trải qua một loạt các thay đổi sinh lý. Mà trong số đó là thả lỏng cơ, xảy ra khi não giảm kiểm soát các chuyển động cơ, kèm theo một số thay đổi sinh lý khác. Đứng thăng bằng trên cây với các búi cơ thả lỏng không phải dễ dàng, những chú chim phải xoay sở bằng cách khóa chặt chân vào cành cây.
6. Ví dụ, khi một con chim hạ cong gối, móng của chúng cũng đồng thời tự động gập theo và bám chặt vào cành cây. Móng sẽ chỉ thả lỏng khi chân chúng duỗi thẳng. Cơ chế khóa chân được thực hiện nhờ vào các gân cơ gấp (flexor tendons – những mô kết nối cơ giúp chi uốn cong) ở chân chim. Khi khớp đùi trên (knee) và khớp ống chân (ankle) của chim gập vào, gân cơ gấp (flexor tendon) duỗi ra, từ đó làm móng gập lại Cơ chế khóa cũng xảy ra do lớp mô bao quanh gân cơ chân có bề mặt nhám gây ra ma sát giữa chân và vỏ cây giúp cố định chân vào một điểm. Đây gọi là “Cơ chế đậu tự động” – Automatic Perching Mechanism. Nóxuất hiện ở hầu hết các loài chim, cho phép chúng bám chặt vào cành cây vừa không mất sức lại vừa chắc chắn.
7. Không chỉ những giống chim có tư thế đậu thẳng, những loài ngủ treo như vẹt cũng được hưởng lợi không ít từ cơ chế này. Cơ chế khóa cũng hữu ích trong một số trường hợp khác. Ví dụ như những giống chim săn mồi, chúng có thể quặp chặt con mồi trong khi bay. Một số loài chim cũng nhờ đó leo trèo, bơi, lội nước hay treo mình dễ dàng.
8. Đã có hàng chục nghiên cứu tìm thấy cơ chế đậu tự động ở nhiều loài chim khác nhau. Tuy nhiên, một nghiên cứu xuất bản năm 2012 cho thấy chim sáo châu Âu (European Starling) khi ngủ lại không sử dụng cơ chế này. Các nhà khoa học quan sát được rằng chim sáo chỉ hơi cong đầu gối, không đủ để kích hoạt cơ chế khóa. Kết quả là, các ngón chân của chúng hầu như không cong và con chim giữ thăng bằng ở trung tâm miếng đệm bàn chân khi nó ngủ. Phát hiện này cho thấy rằng có nhiều cách để chim giữ thăng bằng trên cây khi ngủ hơn là chỉ đơn giản gắng sức bám chặt vào cành cây.
9. Các nhà nghiên cứu gặp nhiều thách thức khi tìm hiểu giấc ngủ của các loài chim. Đầu tiên phải kể đến số lượng loài lớn và sự khác nhau về cơ chế, đặc điểm sinh lý học và hành vi giữa các loài. Chu kỳ giấc ngủ cũng khác biệt rất lớn. Việc so sánh cách ngủ của đà điểu, với chim sẻ hay hồng hạc không có nhiều ý nghĩa. Ngay cả khi xem xét đến cơ chế đậu tự động, hình dáng chân chim cũng là một vấn đề. Chân của chúng cần phải thích ứng cho nhiều mục đích khác nhau, vì vậy, cách chúng đi đứng, chuyển động chân cũng có thể sẽ khác nhau.
(Theo Shirley, Tại sao chim không rời khỏi cành cây khi ngủ?, Báo VnReview ngày 29/12/2020)
Diễn đạt nào dưới đây thể hiện rõ nhất ý chính của bài đọc trên?
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Các đặc điểm nổi bật của giấc ngủ ở các loài chim. 0 % | 0 phiếu |
B. Giải thích tại sao chim không rời khỏi cành cây khi ngủ. 0 % | 0 phiếu |
C. Giới thiệu về loài chim không biết bay lớn nhất thế giới. 0 % | 0 phiếu |
D. Những thách thức trong quá trình nghiên cứu giấc ngủ ở các loài chim. 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Trong đoạn cuối cùng, làm thế nào để nhà khoa học tìm ra bằng chứng của tiến hóa? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Các đại phân tử chất hữu cơ có trong tất cả các sinh vật là: (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đoạn văn: “Sự sống” đầu tiên, nếu chúng ta có thể gọi nó như vậy, dường như đã được tổng hợp từ những va chạm ngẫu nhiên của các phân tử trong biển nguyên thủy của Trái đất sơ khai trong hàng triệu năm, cho đến khi, một cách ngẫu nhiên tạo ra phân tử ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đoạn cuối miêu tả quan điểm Pasteur đã nhầm lẫn về: (Tổng hợp - Lớp 12)
- "Từ các sinh vật đã tồn tại trước đó" để chỉ: (Tổng hợp - Lớp 12)
- Theo bài đọc, Thuyết Tự sinh được hiểu như thế nào? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Lựa chọn nào cung cấp bằng chứng tốt nhất cho câu trả lời cho câu hỏi “Sự sống được tạo ra như thế nào? (Tổng hợp - Lớp 12)
- 1. Trong thời cổ đại, mọi người thường tin rằng sự sống không những chỉ phát sinh bằngcách sinh sản của cha mẹ, mà còn có thể được phát sinh từ vật chất không sống. Ví dụ, ếch dường như sinh ra từ đất ẩm, chuột từ dẻ bẩn, côn trùng từ sương và giòi ... (Tổng hợp - Lớp 12)
Trắc nghiệm mới nhất
- Bác ơi! Tố Hữu Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa… Chiều nay con chạy về thăm Bác Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa! Con lại lần theo lối sỏi quen Đến bên thang gác, đứng nhìn lên Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa? Phòng ... (Ngữ văn - Lớp 8)
- Năm 1967, ở khu vực Đông Nam Á, tổ chức nào sau đây được thành lập? (Lịch sử - Lớp 12)
- Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word or phrase that best completes each of the following questions from 45 to 46. Many young people love to eat from ______for the low price. (Tiếng Anh - Lớp 10)
- “Năm 2000, GDP của Mỹ gấp khoảng 12 lần của Trung Quốc, nhưng đến năm 2021 chỉ còn gấp khoảng 1,3 lần”. (Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.20). Thông tin trên phản ... (Lịch sử - Lớp 12)
- Hoang arrived at the door, asking me to lend him the Maths book. (Tiếng Anh - Lớp 10)
- Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word(s) CLOSEST in meaning to the underlined and bold part in each of the following questions from 43 to 44. All the flower pots in his workshop are made by hand. (Tiếng Anh - Lớp 10)
- I am tired of doing a lot of homework, so I stop_______my favourite TV show. (Tiếng Anh - Lớp 10)
- Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Dặn con Trần Nhuận Minh Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con không bao giờ được hỏi ... (Ngữ văn - Lớp 8)
- The problem seems not to be _______as we thought. (Tiếng Anh - Lớp 10)
- Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt? (Lịch sử - Lớp 12)