Chốn vắng - Chương 22 (Dương Thu Hương)
Phương Như | Chat Online | |
12/07/2019 07:21:01 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
141 lượt xem
- * Chốn vắng - Chương 23 (Dương Thu Hương) (Văn học trong nước)
- * Chốn vắng - Chương 24 (Dương Thu Hương) (Văn học trong nước)
- * Chốn vắng - Chương 21 (Dương Thu Hương) (Văn học trong nước)
- * Chốn vắng - Chương 20 (Dương Thu Hương) (Văn học trong nước)
Ở Xóm Núi, chuyện của mọi nhà đều bị đem ra bàn trong các câu lạc bộ gia đình. Dù họ là ai và bất kể muốn hay không các nhân vật nằm trong tầm quan sát của đám đông đều bị mô tả, phân tích, mổ xẻ phẩm bình và sau rốt phải nhận sự phán quyết. Những câu lạc bộ gia đình là những pháp đình xưa cũ nhất nơi làng quê. Xóm Núi vốn là một làng lớn nhưng vẫn giữ tên khởi thủy nên người ta chia nó thành ba đơn vị: Xóm Thượng, xóm Hạ và xóm Trung. Mỗi xóm có một tụ điểm, ấy là nơi hội họp, tán gẫu, nghe đài khi dòng đời bình lặng, để bàn cãi tranh cướp được thua và sau rốt tuyên án nhân vật nào đó khi trong làng xảy ra một sự kiện bất thường. Các câu lạc bộ gia đình đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của dân cư, chúng được hình thành lúc nào chẳng rõ, thường là ở những gia đình khá giả và hiếu khách, nơi xóm giềng có thể thả sức tụ bạ mà không sợ bà chủ sưng mặt hoặc ông chủ ném mèo quèo chó. Các gia chủ luôn luôn có vài món ăn vặt đãi khách. Nhà ông trưởng xóm Hạ có lạc rang với bỏng ngô. Nhà ông trưởng xóm Thượng có mía lùi hoặc mía ướp hoa bưởi. Nhà cụ Phiều ở xóm Trung có mứt sắn và bỏng nếp ngào mật. Không ai quy định lịch sinh hoạt nhưng người ta thỏa thuận ngầm rằng cứ năm sáu hôm một lần, tùy theo thời tiết trời ấm lạnh, quang quẻ hay mưa gió. Vào những ngày thuận trời, sau bữa cơn chiều gia chủ thắp cây đèn bão lớn đặt trước thềm đó là dấu hiệu báo trước một buổi tối sum họp. Nhưng trong vòng hai tháng nay, mọi sự đảo lộn. Không chờ cây đèn bão của gia chủ khêu lửa, người ta tự xách đèn nhà tới rồi mặc cho gia đình chủ nhà dang dở bữa cơm, khách đã ngồi đầy thềm, đầy sân, người kiếm ghế, kẻ mượn chiếu rải, mấy bà tự xách ấm xuống bếp đun nước, mấy ông tự rút trà đem theo trong túi ra pha, chuyện rào rào như ong vỡ tổ. Chẳng ai rào đón, chẳng ai vòng vo, họ đâm bổ ngay vào câu chuyện đang làm náo động cả vùng: Cuộc tình duyên oái oăm giữa một bà vợ với hai ông chồng. Giá như đó chỉ là một chuyện tình thuần túy hẳn mọi người cũng không đến nỗi bức xúc như vậy, nhưng chuyện này lại kèm theo một sự kiện hết sức trọng đại với cuộc sống của họ: Việc mọc lên một ngôi trường tiểu học mười hai lớp, đủ cả phòng thể dục lẫn giải trí cho cơ dân miền sơn dã. Bao đời nay Xóm Núi chỉ có một lớp vỡ lòng, đặt sau chái đình đổ nát. Ðình làng cũ đã bị phá một nửa thời kháng Pháp, sau hòa bình ủy ban phá nốt nửa còn lại và xây trên đó ngôi trụ sở ủy ban. Riêng chái nhà phụ của đình xưa vẫn đứng gù gù như kẻ tàn phế phía sau lưng trụ sở, trông cóc cáy bẩn thỉu với mấy bức tường lở lói không cửa sổ cũng không cửa ra vào, trống hoang huếch.
Trong chái đó kê dăm hàng ghế băng với tấm bảng đen cũ, ấy là nơi khai trí cho bọn trẻ Xóm Núi. Khi đã vỡ mặt chữ, lũ trẻ phải sang học tiểu học ở làng bên, tuy nhỏ hơn Xóm Núi nhưng gần huyện lộ. Bởi thế, đám trẻ Xóm Núi bỏ học cũng nhiều. Ba cây số đối với trẻ nhỏ không phải là ít, hơn nữa lại phải lội qua con suối. Ngày Hè đã vậy nhưng còn có mùa Ðông. Lúc tạnh ráo đã đành nhưng còn hồi mưa gió... Thế nên khi ủy ban xã ra thông báo tiếp nhận quà tặng của công dân Trần Quý Hoan gồm ngôi trường tiểu học mười hai lớp kèm khu văn phòng và thể thao giải trí dân cư Xóm Núi náo loạn cả ngày lẫn đêm. Cái tin đó, dù đã được in rành rành trên giấy trắng mực đen vẫn giống cơn mơ ban ngày hoặc chuyện thần thoại hơn là sự thật. Người ta nửa tin, nửa ngờ. Nhưng chỉ một tuần sau khi báo tin, hai tốp thợ được chở lên, mỗi tốp trên mười người.
Tốp thứ nhất xây trường tiểu học ngay trên đất dựng đình làng cũ, sau lưng trụ sở ủy ban. Tốp thứ hai dựng nhà cho Hoan trên khu Suối Nhỏ. Khu trại mới này rộng gấp ba lần khu trại cũ của Hoan và tiền thuế đất đã gần bằng tiền thu hoạch nông sản của anh ta hai vụ qua. Khu dinh cơ riêng của Hoan chẳng dính líu gì tới mọi người dù quy mô của nó khiến cả huyện nóng mặt. Nhưng khu trường tiểu học đúng là bài toán hiểm hóc. Không ai hình dung nổi một người bình thường bỗng dưng có thể bỏ tiền túi ra làm một công trình như vậy cho dù đang đứng trên núi của. Trước mắt dân Xóm Núi Hoan là kẻ điên khùng hoặc một tay thương gia cáo già xảo quyệt đang giăng một cái bẫy khổng lồ để chụp bắt một con mồi khổng lồ mà họ chưa thể mường tượng nổi. Trong dòng đời tẻ nhạt miền sơn dã, nơi ánh điện chưa tới, tiếng máy nổ một trăm bốn mươi mã lực của Hoan giống trận núi lở hoặc cơn mưa đá vài chục năm mới xuất hiện một lần. Khu trại thợ xây sáng rực cuốn hút đám trai trẻ và niên thiếu trong vùng lui tới. Còn dân làng đổ ra, xúm quanh các đoàn ô tô chở nguyên vật liệu. Những thứ gạch lát sáng bóng màu sắc rực rỡ họ chưa từng thấy, những thiết bị phòng tắm và vệ sinh bằng sứ trắng muốt, trắng hơn cả bát đĩa họ vẫn dùng, các tấm vải lớn thêu hoa lộng lẫy để căng trong nhà thể thao và giải trí... thảy thảy những thứ đó đập vào mắt họ, làm gan ruột họ nôn nao, xốn xang. Mọi thắc mắc đều trút vào buổi tối hội họp. Các gia chủ không dám chối từ, vả chăng chính họ cũng đầy tò mò thắc thỏm, cũng ở trong cơn lốc. Và như thế, các câu lạc bộ gia đình Xóm Núi gần như tụ tập hàng ngày. Không khí chẳng giống ngày giỗ tết, cũng không phải hội hè nhưng là một thứ nao nức bất thường, một nhu cầu bất thường, một niềm đam mê bất thường cùng một lần chi phối đời sống của đám cư dân miền sơn dã...
Vào một tối như thế, nhà cụ Phiều chuyện râm ran nở như ngô rang. Mới tắt mặt trời nhưng người ta đã hối hả ăn cơm, hối hả cài cây tăm vào miệng rồi xách đèn ra đi. Trước thềm nhà vị gia chủ, hơn một chục cây đèn đứng giăng hàng giống như cảnh nhà có đám. Cụ Phiều đã sai con dâu ngào bỏng nếp với mật từ chiều. Bỏng được đơm đầy có ngọn trong những chiếc đĩa sành cổ lớn vành. Gần chục phích nước sôi sắp hàng sẵn để khách pha trà. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ cả nước sôi lẫn ấm chén sạch gia đình chủ nhà mới kéo xuống gian nhà ngang ăn bữa tối. Ngoài sân, tiếng rít thuốc lào vang lên ròn rã và chuyện khởi đầu vẫn là câu hỏi về sự hào hiệp đến mức điên rồ của gã lái buôn gốc rễ thị thành:
- Trên đời này chẳng ai dám gánh vàng đi đổ xuống sông. Chắc chắn, anh ta phải có mưu cầu gì đấy... Người thành phố khôn ngoan lắm, đồng tiền bỏ trong túi họ sinh sôi nảy nở, mà đồng tiền thảy ra ngoài túi họ cũng phải đẻ lời đẻ lãi. Ðám dân quê chúng ta làm sao biết được?
- Hay khu Suối Nhỏ có mỏ vàng bên dưới?
- Ðúng... Tôi đã ngờ chuyện đó từ lâu. Hẳn tay Hoan cầm chắc bỏ túi hàng tạ vàng mới dám liều thảy ra vài chục thẻ xây trường cho đám dân Xóm Núi.
- Nếu Suối Nhỏ có vàng thì khu Suối Lớn và trang trại của gia đình bác Thới với tôi đây cũng có... Nhưng xin các ông đừng mơ mòng. Tôi đã đi xem nhiều khu vực đãi vàng, chẳng nơi nào sơn địa giống nơi đây. Tổ tiên chúng ta chẳng có số bắt được của, đành bới đất lặt cỏ mà ăn thôi....
- Ông nói thế nghĩa là tay Hoan bỏ ra một núi của chỉ để lấy tiếng thơm thôi à? Thời nay làm đếch gì có kiểu người như vậy?
- Tôi không biết. Nhưng tôi bảo đảm rằng khu Suối Nhỏ lẫn khu Suối Lớn đều chẳng có vàng. Tôi không nói liều, bởi tự tay tôi đã đào nát cùng đất ấy... Các vị có nhớ thằng cháu gọi tôi là cậu ruột ở tỉnh Thanh vào đây chơi hay không? Nửa năm trời hai cậu cháu tôi đi săn thỏ với đào trút... Nói vậy, nhưng chúng tôi không săn thỏ cũng chẳng săn cáo, chúng tôi bới đất tìm vàng. Chúng tôi đã mơ mộng và đã hành động trước các vị. Ðói thì đầu gối phải bò... Những thằng nghèo là những thằng hay mơ mộng và tìm kiếm...
- A... Ra thế... Ra anh cũng gớm thật. Vậy mà hồi đó tôi cứ ngỡ anh xách lưới đi bẫy cáo...
- Tôi cũng không tin vùng ta có vàng. Vả chăng, nếu có tay Hoan cũng không được tùy tiện khai thác. Anh ta nộp thuế đất để canh tác chứ không phải để đào quặng. Trong trường hợp phát hiện ra mỏ vàng, nhà nước sẽ thu hồi tức thì... Gì chứ tiền với vàng thì thiên hạ ngửi ra mùi nhanh lắm. Mà chính phủ thì còn thính mũi hơn dân...
- Thế ông bảo tay Hoan quay lại đây chỉ vì tiếc cô vợ hay sao?
- Trước mắt, tôi chưa tìm được lý do nào khác. Chính tôi gặp anh ta dẫn con trai vào nhà cậu Bôn sớm hôm ấy, sau đợt cô Miên từ bệnh viện thành phố trở về.
- Trông anh ta ra sao?
- Gày hơn chút đỉnh nhưng trắng hơn. Nom mắt anh ta cứ rầu rầu.
- Xì ì ì... Mắt thằng cha ấy lúc đếch nào chẳng mơ mơ như mắt lũ thầy dòng?
- Tôi lạ gì anh ta... Trước đây chiều chiều tôi vẫn uống trà trên sân thượng nhà ấy với cánh ông Chi, ông Trác... Nhưng rõ rành anh ta buồn hơn xưa...
- Người chứ gỗ đá đâu mà chẳng buồn... Gì thì họ cũng đang sống yên vui, đầu gối tay ấp, đứa con lại đẹp như tiên đồng, trẻ thành phố so với nó cũng chạy mất dép...
- Thế hôm ấy tay Bôn có nhà không?
- Có.
- Hai thằng đực rựa chạm trán nhau ra sao?
- Tôi làm sao biết được? Chẳng nhẽ đâm bổ vào nhà người ta hóa ra quân tọc mạch à?
- Vẽ... Tôi thì tôi cứ chạy vọt vào... Hàng xóm láng tỏi... Nếu không thế cũng là người trong làng ngoài xóm. Có gì mà ngại?
- Ông nói thối bỏ mẹ... Trong làng ngoài xóm? Vậy từ xưa đến nay đã có láng giềng nào nhảy bổ vào nhà ông lúc ông đang tụt quần bà ấy ra hay không?
- Thôi thôi... Vớ vẩn lại sinh sự, sự sinh bây giờ... Ðể tôi hỏi đã: Sớm ấy ông không nói chuyện với tay Hoan hay sao?
- Có chứ... Nhưng chỉ là vài lời thăm hỏi thông thường. Chỗ quen biết cũ làm sao tôi dám thọc vào chuyện riêng tư của họ... Anh ta cũng chỉ đáp vội vàng vài lời rồi chào tôi đi. Lúc đó, đã ở xéo ngõ nhà cậu Bôn. Tôi nhìn theo, thấy cậu Bôn xách ấm nước từ trong bếp đi ra đứng sững giữa sân như trời trồng. Tuồng như họ chưa bao giờ thấy mặt nhau và đó là lần đầu tiên hai anh chồng chạm trán.
- Rồi sao nữa?
- Chẳng sao cả. Tôi cút. Không lẽ đứng đó mà dòm ngó, nhỡ anh ta quay đầu lại mặt tôi hóa cái mo à?
- Bà xã nhà tôi nghe đám láng giềng bà Huyên kể rằng tay Hoan ăn nói rất nhún nhường nhã nhặn. Anh ta hỏi han tình hình sức khỏe lẫn việc làm ăn của cậu Bôn rồi mời cậu ta về nhà mình ở.
- Cùng với cô Miên?
- Có lẽ vậy.
- Thằng cha này điên là cái chắc.
- Ðiên cái con củ khẹc... Nó là thằng buôn giỏi nhất thành phố giàu nhất thành phố. Nó vờ vĩnh hỏi thăm thằng Bôn làm phép thôi. Ai chẳng biết cậu ta dặt dẹo, chưa kiếm nổi nửa đồng xu toàn sống bám vào váy vợ... Tôi cho cái giống thị thành là chúa đểu. Họ biết đủ cách làm nhục người nghèo.
- Chúa đểu anh ta cũng vẫn nuôi cô Miên và nuôi cả cậu Bôn ngần ấy tháng ngày... Ông tử tế vậy cả đời ông, ông đã cho ai được nửa bát gạo hay chưa?
- Tôi cắm mặt xuống đất còn chưa kiếm đủ cơm đủ cá bỏ vào lỗ miệng vợ con... Tôi móc cứt ra cho thiên hạ à?
- Thế thì đừng hàm hồ chửi người đời là đồ đểu... Mai mốt cái đồ đểu ấy nó xây xong trường, ông có cho con ông tới học hay không?
- Thôi thôi... xin các ông, dẹp cái máu cá nhân đi. Nếu ngứa lưỡi đã có sẵn mấy bụi dứa sau vườn...
- Tôi hỏi đã... Hôm đó cậu Bôn trả lời ra sao?
- Tất nhiên cậu ta từ chối. Nhà mình dẫu túp lều rách cũng vẫn là hương hỏa... Mặt mũi nào rúc dưới mái nhà kẻ tình địch...
- Họ có đánh nhau đâu mà gọi là tình địch?
- Không đánh nhau nhưng cùng yêu chung một người đàn bà, chẳng tình địch còn gọi là gì?
- Thế cô Miên nói sao với tay Hoan?
- Nghe đâu cô ta ôm chặt lấy anh ta mà khóc như mưa như gió.
- Trời đất... Ôm anh chồng thứ hai khóc trước mặt ông chồng thứ nhất? Ðàn bà thời nay lố lăng đến thế là cùng. Ngày trước chỉ đàn ông mới năm thê bảy thiếp. Bây giờ, chẳng ai được quyền hai vợ. Ông nào giỏi chấm mút cũng phải giấu cho kín, nếu không chính quyền làng xóm chẳng để yên. Vậy mà cô Miên một lúc ôm cả hai thằng đàn ông giữa thanh thiên bạch nhật...
Người đàn ông nói những lời cay cú ấy có một giọng riết róng, không ra thổ cũng chẳng phải kim, nghe như tinh nứa cạo vào nhau. Sau khi chép miệng một hồi ông tay quay chiếc cằm nhọn hoắt với chòm râu dê sang đám đàn bà con gái đang ngồi túm tụm trên hai manh chiếu rải trước cửa bếp:
- Thế nào? Các bà các cô có thèm được ôm hai thằng chồng một lúc không? Phát biểu thẳng thắn cho chúng tôi rõ... Ðám đàn bà Xóm Núi gần đây mới dám đặt chân tới các câu lạc bộ gia đình, nhưng họ không tự do như các ông chồng vì lúc nào cũng kéo theo vài cái đuôi con hoặc cháu. Ðến đâu họ cũng chỉ dám ngồi trong góc tối để có thể tỉ mẩn làm việc vặt và dỗ dánh lũ trẻ khi chúng lăn ra ngủ. Thường họ ngồi lặng lẽ, giỏng tai nghe chứ không dám lên tiếng. Tối ấy, các cô con dâu của cụ Phiều đã tranh thủ kéo ra hai bao tải lạc. Thế là hơn một chục bà và cô ngồi bóc lạc tí tách. Nghe gã đàn ông có chòm râu dê cao giọng hỏi, không ai biết đối đáp cứ lí nhí trong họng. Chỉ có tiếng vỏ lạc bị kẹp vỡ nổ lép bép một cách ròn rã hơn. Sau vài giây ngưng lắng một người nào đó giọng oang oang, trẻ trung và tự tin cất lên xóa vỡ sự im lặng:
- Thôi, để các bà các cô được yên tâm bóc lạc. Họ không nhiễu sự như cánh đàn ông chúng ta. Nhưng dù các ông có bình phẩm kiểu gì cũng mặc, tôi vẫn phải công nhận rằng khắp thiên hạ khó có người đàn ông thứ hai nào xử sự được như anh ta. Trừ phi Hoan có âm mưu lừa cậu Bôn về nhà mình để đầu độc hoặc giết hại ngấm ngầm...
- Ðứa nào dại dột làm chuyện đó để ngồi tù mọt gông?
- Biết đâu được ái tình? Ðã mê thì muội. Các cụ vẫn dạy từ xưa....
- Người ta giàu có, cái nhà với họ đáng là bao? Vả chăng, anh ta thương vợ. Anh ta không nỡ nhìn vợ sống nơi nhà tranh vách nát.
- Xin lỗi... Có của chất cao bằng núi cũng chẳng ai đi đón thằng đàn ông đã ngủ với vợ mình về sống dưới mái nhà do công sức mình tu tạo...
- Anh ta không biết ghen à?
- Ông đi mà hỏi anh ta... Tôi làm sao biết được...
- Lòng vả cũng như lòng sung. Ðã là người thằng chó nào chẳng có máu ghen.
- Mà tôi cũng lạ... Tại sao anh ta không lấy vợ khác? Thành phố có hàng tạ gái trẻ nõn nà như tiên giáng thế. Cô Miên có đẹp cũng vẫn là nái sề... Tôi mà giàu có lại bảnh trai như thế, tôi sẽ cưới một đứa còn trinh, mười bảy mười tám da thịt thơm tho óng ả... Không gì bằng gái trẻ. Một cái l... lạ bằng một tạ l... quen...
Tới đó đám đàn ông phá lên cười. Dứt tràng cười của họ, từ trong góc tối giọng một người đàn bà cất lên, khàn, lạnh như nước khe tháng chạp:
- Nói năng hay hớm nhỉ? Vậy từ rày đừng rúc vào cái l... quen nữa nhá... Tổ sư cái giống bạc tình, tài hèn sức mọn không bám vào váy vợ thì đến điếu thuốc lào cũng chẳng có mà hút. Ðã không biết phận biết thân còn thích nói thánh nói tướng.
Ðám đàn ông im bặt. Không một ai ho khan hoặc hắng giọng. Im lặng đến mức nghe rõ cả tiếng muỗi vo ve. Ðám đàn bà cũng ngừng tay bóc lạc và không ai bảo ai tất cả cùng dỏng tai lên nghe ngóng, chờ đón. Sau vài tích tắc ghê rợn đó, người đàn bà có giọng khàn khàn kia tiếp tục:
- Này, dựng tai lên mà nghe tôi nói cho tường. Các người túm năm tụm ba tối này đến tối khác bàn chuyện nhà cô Miên cũng chỉ vì ghen tị. Cả làng này đố thằng nào có túi tiền to hơn túi tiền của anh ta, đố thằng nào đẹp mã hơn anh ta, cũng đố thằng nào chiều vợ hơn anh ta. Bây giờ, bỗng dưng anh ta bỏ ra một đống tiền xây trường học cho con cái các người, ai nấy bụng sướng mê tơi nhưng mồm khép chặt như mồm cóc. Có mấy người dám công khai mở miệng khen ngợi anh ta, cảm ơn anh ta? Chả là khen người thì hóa ra mình hèn quá nhục quá... Nếu anh ta cũng ốm đau quặt quẹo như cậu Bôn, cũng đẻ con quái thai vì nhiễm chất độc da cam như cậu ta, hẳn các người sung sướng như mở cờ trong bụng. Miệng nói thương xót nhưng lòng bảo dạ: "Mày chẳng bằng ông". Xưa nay thiên hạ thường bảo giống đàn bà nhỏ nhen ghen tị. Thật ra lũ đàn ông còn nhiều lòng ghen hơn chúng tôi, chỉ có điều các ông biết giấu lòng ghen bằng nhiều cách... Như tôi đây này, chẳng quanh co gì, tôi ghen với cô Miên lắm. Nhưng tôi không ghét cô ấy vì như thế chẳng thêm được cái gì. Ai mà chẳng ghen với một người tốt số như vậy? Nhưng trời không cho mình nhan sắc mình đành phải lấy cái thứ đàn ông vô tài thiếu đức loại gà què ăn quẩn cối xay...
Bà ta nói đến đó, cụ Phiều từ trong nhà bước ra cao giọng hòa giải:
- Thôi thôi... tôi xin... chuyện đùa bỗng dưng hóa thật. Bây giờ đề nghị bà con chuyển mục cho. Chẳng hay hớm gì việc tò mò tọc mạch vào gia đình người khác. Tôi quen biết cả anh Hoan lẫn cậu Bôn, tôi quý cả hai người. Họ có nỗi riêng tư mà chúng ta không hiểu... Tốt hơn hết cứ để họ sống cuộc đời của họ.
Không ai đáp. Lại im lặng. Bóng một người đàn bà cao lớn, cứng nhẳng vụt đứng lên, ra ngõ. Chắc chắn đó là người vừa tuyên chiến với đám mày râu và sỉ nhục đức lang quân là loài gà què ăn quẩn. Không rõ mặt nhưng trong bóng tối nhập nhòa vẫn thấy được chị ta có dáng đi đầy nam tính lẫn mái đầu đồ sộ. Theo sau chị vài người nữa, kẻ cõng con người bế cháu. Ðám đàn bà còn lại tiếp tục bóc lạc. Chuyện bắt đầu cất lên lẻ tẻ rời rạc trong cánh đàn ông. Chuyện nương vườn, giống má, giá phân bón giá thuốc trừ sâu... Tiếng điếu cầy rít sòng sọc hết góc này sang góc kia và những đám khói trắng hăng xè lơ lửng tan dần trong không trung. Một ai đó ngáp rồi kêu lên:
- Ối... đêm nay sao đầy trời, chi chít như rắc vừng... Mấy giờ rồi nhỉ?
- Bấm cây đèn pin xem sao? Bảy giờ hai mươi lăm phút.
- Còn sớm chán.
Rồi ai đó chợt cao giọng hỏi:
- Tôi nghe người ta nói cái quái thai cô Miên đẻ ra không có đầu. Ông bảo thực hay đồn thổi?
Và thế là câu chuyện lại xoay về người đàn bà nhan sắc với hai ông chồng, bởi thời gian dài rộng quá và chốn sơn dã buồn tẻ này, nơi nhịp đời hiu quạnh trôi như dòng nước lẻ loi, dòng nước nhỏ nhoi không bến bờ không cầu không thuyền không sóng, không đến cả rong rêu và những đám xác vờ... Trong nhịp đời đơn lẻ ấy, người ta không thể chối từ một cơ hội quá may mắn quá hiếm hoi để trí não được hoạt động, và để dựng lại một pháp đình xưa cũ, một pháp đình vô ảnh vô hình nhưng bền vững nơi đó bất cứ kẻ vô danh nào cũng được quyền đội mũ khoác áo quan tòa...
Vào lúc tất cả các câu lạc bộ gia đình Xóm Núi náo động, nhân vật chính ngồi thả khói thuốc ngày ngày trong căn phòng nhỏ. Hoan được trời phú cho biệt tài chọn người và dùng người, ông già Lư tuy gắn bó chưa lâu nhưng giờ đã trở nên thủ túc nghiêm cẩn trung thành, anh có thể phó thác mọi việc lớn nhỏ không cần đong đếm. Ông đã thay mặt anh làm thủ tục, thuê mướn nhân công, tính toán công xá và cũng thay anh kiểm tra toàn bộ hai công trình. Hoan chỉ có mặt ở Xóm Núi ngày khởi công đào móng ngôi nhà mới trên khu Suối Nhỏ, bởi theo tục lệ chính anh phải đứng trước mâm lễ vật cống thổ thần xin các thần linh thâu nạp anh vào miền đất mới và phù hộ độ trì cho anh trong cuộc sống tương lai. Chiều hôm đó, anh đã quay lại thành phố để sáng hôm sau lấy vé máy bay vào Bảo Lộc. Hoan muốn nhượng cổ phần cho người khác, thu lại vốn vì đối với anh chỉ giữ một cửa hàng tại thành phố và mở mang khu trại Suối Nhỏ cũng đã thừa bận rộn. Anh biết trời luôn luôn mỉm cười với anh trong việc làm ăn. Và thêm nữa, anh muốn sống lại cuộc sống đích thực của anh sau quãng thời gian ngưng lặng. Cuộc sống đích thực của anh phải có người đàn bà đó, cùng với người đàn bà đó, và chỉ thế mà thôi... Tại sao? Tại sao? Tại sao? Tại sao? Chỉ gương mặt ấy thôi, chỉ dáng vóc ấy thôi, chỉ da thịt ấy thôi? Liệu có thể thay đổi được không, bởi mọi sự thay đổi đều ở trong tầm tay ta và cuộc sống sẽ bình ổn dễ dàng... Ðã nhiều lần anh cất tiếng tự vấn. Và lần nào cũng không tìm được câu trả lời. Hai bà chị anh đều biết anh đã qua lại Xóm Núi đã bỏ một số vốn rất lớn để xây trang trại và trường học, và tất thảy những việc đó đều ngầm chứa quyết định trở về sống chung với người vợ cũ. Cả hai bà đều lo ngại, nhưng không ai đủ can đảm lên tiếng ngăn cản. Hoan biết điều ấy. Anh còn biết rõ hơn là chính anh, anh cũng không hiểu vì sao mình đã quyết định đường đột như vậy... Một buổi sáng nào đó anh thức giấc trên giường, với tay bấm nút chiếc radio nghe tin tức, bỗng bắt gặp một điệu nhạc cũ, khúc nhạc anh từng nghe những ngày đợi cuộc khởi hành của con tàu lên phương Bắc. Ðiệu nhạc làm trái tim anh tan rỗng. Anh nằm bệt trên giường dù đã qua tám giờ sáng, hút thuốc lá như một kẻ mất trí, càng hút càng thấy chân tay rã rời, càng hút càng thấy trí óc mờ mịt. Một khoảnh khắc nào đó, anh bỗng muốn khóc, rồi một khoảnh khắc sau anh muốn đập nát căn phòng của mình muốn thấy những bức tường đang vây bọc anh đổ sụp, đổ sụp cả cả cái cửa hiệu đầy người mua kẻ bán, đổ sụp cả dãy phố quen, cả cái thành phố anh chán ngán đến từng chân sợi tóc. Anh mường tượng rằng anh có trong tay một cây búa lớn, kiểu búa tạ của thợ rèn, anh sẽ cầm cây búa đó đập nát cái thế giới tồn tại quanh mình, trước tiên là cánh cửa buồng có gắn cái chuông nhỏ bằng đồng đúc...
Chị Nền đứng bên ngoài cánh cửa đó cất tiếng:
- Gần chín giờ sáng rồi, Hoan ơi.
Anh muốn gầm lên nhưng kịp nén cơn rồ dại:
- Em mệt.
Anh đáp và bỗng dưng nước mắt anh từ từ chảy xuống hai đuôi mắt. Những giọt nước mắt lăn qua thái dương bò sâu vào đám chân tóc và lạnh dần đi... Tại sao, ta bỗng dưng muốn điên rồ, bỗng dưng ta muốn nhảy xổ vào bóp cổ bất cứ ai, muốn phá nát thành phố này, cuộc sống này... Anh không tìm được lời giải đáp. Anh nằm dán lưng xuống giường. Nước mắt tiếp tục chảy. Lúc đó, có tiếng gõ cửa rụt rè và lần này là giọng đàn ông:
- Thưa ông... Ông có mệt lắm không?
Giọng ông già Lư. Tức khắc một ngọn triều trào qua tâm hồn anh. Tức khắc trái tim anh thét lên tiếng thét câm lặng rợn hồn... Em... Chính là em. Em hành hạ trái tim đau đớn của tôi, em khiến tôi không thể sống cuộc sống an bình như những người đàn ông khác. Em chính là địa ngục đầy ải tôi, là... Khi tiếng thét chưa ngưng lặng, người đàn bà của anh đã quay về, bằng xương bằng thịt sát kề anh, mùi tóc, mùi áo, nét chân mày, những tia sáng ánh lên dưới rèm mi dầy nặng, và phía sau chị những nương vườn xanh thắm, những dải đồi, gió và nắng, đứa con trai bi bô ngọng nghịu, tất thảy cuộc sống quá vãng ùa về, đầy ngập, quay đảo, bùa chú, mê đắm khiến anh gần như tức thở... ta phải quay về. Cuộc sống của ta chính ở nơi đó. Với em. Cùng em. Bất chấp mọi thứ. Bất chấp tất thảy... Và sau tiếng kêu đó óc não anh nhẹ bổng đi, anh chống tay ngồi lên chòng chành như kẻ đang say sóng. Ngoài cửa, ông già Lư khẽ khàng nhắc lại:
- Thưa ông, liệu ông có tiếp tôi được không? Nếu ông mệt, tôi sẽ quay về Xóm Núi...
Hoan luống cuống tìm chiếc khăn tay lau nước mắt và anh cao giọng đáp:
- Ðược... được... Tôi ra ngay đây...
Anh quơ chân tìm đôi dép trong khi trái tim anh thét lên: quay về, quay về, quay về... Và anh lao xuống phòng tắm khi ông già Lư ngồi uống trà chờ đợi. Trong phòng tắm, anh xối nước lạnh vào thẳng đầu tóc, mặt mũi nghe da thịt rùng rùng chuyển động:.... Quay về, quay về, quay về... Ta sẽ trở lại Xóm Núi, sẽ sống lại cuộc sống của ta. Không gì ngăn trở được... Và trong lúc da thịt anh rộn ràng ca hát, bộ óc mẫn tiệp lên tiếng hỏi... Vì sao, vì sao mãi đến hôm nay ta mới nghĩ ra điều này? Vì sao ta cứ tự đầy ải hành hạ ta trong những lo âu vớ vẩn những ghen tuông đồi bại. Bởi chính ta mới là kẻ có chủ quyền. Chính ta mới là người được pháp luật ủng hộ...
Vừa lau khô tóc, Hoan vừa nhớ lại thời kỳ u tối mới trải qua khởi đầu bởi tin Miên có thai với người chồng cũ. Cái tin đó không phải ông già Lư mà chính hai bà chị anh mang lại, cả hai đều hớn hở một cách thầm kín khi báo tin cho cậu em trai, hy vọng nó đánh dấu chấm cho cuộc tình với người vợ cũ hy vọng mau mắn có cô em dâu mới để giữ chân anh lại thành phố và nhờ thế việc kinh doanh sẽ mở mang phát đạt hơn... Hoan hiểu rõ những mong muốn thầm kín của hai người đàn bà đó và không tránh khỏi mối ác cảm. Họ, những người ruột thịt của anh, không biết họ độc ác nhường nào khi báo cho anh cái tin sét đánh kia. Giống như cơn cuồng phong nó bật rễ, bẻ gẫy lá cành, thổi tan tác khu vườn nơi tình yêu của anh ẩn náu... Bởi, anh đinh ninh rằng Miên chỉ yêu anh, mình anh, riêng anh và cuộc trở về với người đàn ông đầu tiên chỉ là một sự trẫm mình là cuộc hiến tế cho tinh thần xả thân của những người đàn bà ở một xứ sở chinh chiến liên miên nơi cuộc sống của những người đàn ông chập chờn như cánh phù du và tất thảy sức mạnh của họ được gieo trồng nơi lòng chung thủy và sự cam chịu của những người vợ. Dáng đi lủi thủi của Miên trong buổi sáng sương mù tựa hình ảnh một cuốn phim được chiếu đi chiếu lại hoài hoài trong tâm tưởng... Người đàn bà yêu dấu ra đi, với bị cỏ thạch trinh hương và đôi mắt của một kẻ bước chân vào phòng tù cấm cố. Mỗi bước đi lát một viên gạch trên con đường dẫn tới xứ u tì. Hình ảnh ấy không phai nhạt theo thời gian. Càng ngày nó càng được khắc đậm hơn trong tâm trí anh. Càng ngày càng khiến anh đau đớn. Càng ngày càng thôi thúc phẫn nộ... Vì sao, và vì sao nữa? Em phải chấp nhận cuộc lưu đày và tôi trở về đây như thằng tù biệt xứ? Vì sao? Tuy nhiên, nỗi đau khổ ấy lại là một lý do cho cuộc sống của anh còn ý nghĩa. Giờ đây, bỗng dưng người đàn bà yêu dấu mang thai... Như vậy cuộc ra đi của em không còn là cuộc lưu đày mà là sự khai phá lại một mỏ quặng đã lấp vùi dưới bụi cát thời gian. Em đã từng yêu anh ta với một tình yêu mặn nồng hơn tôi tưởng, hơn ngàn lần những gì em đã nói với tôi... Hóa ra tôi là kẻ dại khờ, và em khôn ngoan hơn tôi nghĩ. Trái tim em già dặn hơn, dạn dĩ hơn, cặp mắt trong veo của em, da thịt em tham lam dâm đãng hơn màu da em thơ trẻ mịn màng... Tôi là kẻ bị lường gạt, dù tôi hơn em bảy tuổi. Người đời nói đúng: Mỗi ả đàn bà mang trong họ một mụ phù thủy già...
Hoan đóng cửa nằm lì trong buồng trễ nải mọi công việc. Nhiều lần Căng đến rủ anh đi vui thú nhưng anh cáo từ. Anh thấy từng sợi gân, từng thớ thịt đều nhão nhùng, mệt mỏi như tâm hồn chán chường rệu rã... Có lẽ họ đã đánh thức được những đắm say thời trước. Có lẽ ngọn lửa hồi ức đã khiến họ tìm kiếm được bóng dáng của chính họ thời thanh xuân. Và giờ là cuộc truy hồi quãng thời gian đánh mất... Anh nhắm mắt nhưng vẫn nhìn thấy Miên vác cái bụng nghễu nghện phía trước. Gan ruột anh buốt rát. Không người đàn ông nào muốn nhìn thấy người đàn bà họ yêu dưới bộ dạng ấy, khi mà cái mầm sống làm méo mó thân hình thanh tú kia không phải là sở hữu của họ. Hồi Miên mang thai thằng cu Hạnh anh say đắm biết bao, anh hân hoan như đứa trẻ được quà, và rồi càng gần tới ngày chị ở cữ, thân thể chị càng sồ sề, mặt và chân chị càng phù nề anh càng thấy chị quyến rũ và xinh đẹp... Giờ anh mường tượng thấy Miên dưới dáng vẻ nặng nề đó, mái tóc rũ bên vai, nhưng gã đàn ông ôm chị, vuốt ve hôn hít chị lại là kẻ khác... Người ta vẫn quý trọng mối tình đầu. Vẻ đẹp hiện lên trong bình minh cuộc đời, tựa ánh mặt trời lúc rạng đông... Câu văn cải lương này mình đọc trong cuốn sách nào nhỉ? Vậy mà thứ văn chương đó lại chính xác. Chỉ riêng ta thiệt thòi. Ta không có tình đầu... Nói cho đúng, mối tình đầu của ta chính là Miên. Này Miên, tôi yêu em và em yêu kẻ khác... Tựu trung trần gian là trò mèo đuổi chuột liên hồi... Em yêu anh ta vì lẽ gì vậy? Anh thầm thắc mắc và biết mình là kẻ ngu ngốc. Tình yêu là tình yêu. Nó chẳng có cơn cớ gì, chính anh hiểu điều ấy. Nhưng sau bao nhiêu dằn vặt anh vẫn không tìm được lối thoát và anh nhục nhã thú nhận với chính anh rằng anh ghen, anh thù cái gã anh chưa từng nhìn rõ mặt, một thanh niên dặt dẹo, đen đủi, bần hàn như người ta thường miêu tả với anh. Anh ghen với kẻ yếu đuối đó bởi vì... kẻ yếu có một thứ vũ khí không ai đọ nổi, ấy là lòng thương cảm họ dấy lên trong trái tim người khác... Này Miên, tôi biết tôi là kẻ chiến bại trong cuộc đọ sức, bởi anh ta có thứ vũ khí đầy ma lực kia... Và rồi anh mơ ước được trở thành một gã đàn ông nào đó, chẳng phải là anh, nghèo nàn và bất lực... miễn để kêu gọi nơi trái tim người đàn bà anh yêu niềm thương cảm...
Quãng thời gian đó kéo qua một mùa Xuân, rồi tới ngày bất chợt ông già Lư xuất hiện. Một nỗi lo âu trên gương mặt khắc khổ của người quản gia trung thành:
- Thưa ông, có việc đột xuất khiến tôi phải đến lĩnh ý của ông.
Anh bảo ông già ngồi uống trà rồi hỏi:
- Bác nói đi, có gì vừa xảy ra trên đó?
- Thưa ông, tôi vừa đưa bà từ bệnh viện về.
Anh cúi xuống châm thuốc để tránh ánh mắt của kẻ đối thoại, và sau khi kéo mấy hơi thuốc dài anh cất tiếng, vẻ bình thản lạnh lùng:
- Mọi sự tốt lành cả chứ?
Ông già nhìn anh dò hỏi:
- Thưa ông, ông muốn nói điều chi?
Hoan bảo:
- Bác chăm sóc cô ấy đầy đủ như tôi dặn chứ.
- Thưa vâng.
- Tốt.
Anh gật đầu và trong cử chỉ ấy tim anh đau nhói dường như một sợi gân nơi cổ được nối thẳng với quả tim làm nó thương tổn. Có lẽ người quản gia phát hiện được trên gương mặt anh điều chi lạ lùng, ông ta bối rối ngừng lời, còn anh, anh đứng lên sải bước trong phòng vài lượt rồi bất chợt quay lại hỏi:
- Trai hay gái?
Ông già Lư ngẩng lên nhìn anh. Nỗi bối rối. Nỗi bối rối khiến cặp mi bạc phếch chớp lia lịa:
- Thưa ông... Ông không hay biết gì sao?
- Biết gì nhỉ?
Hoan hỏi lại và đột nhiên anh thấy nhịp tim anh ngừng hẳn, dường như có một biến cố thật khủng khiếp sắp xảy ra, một biến cố không chờ đợi, cũng không thể đoán định:
- Nào, bác nói đi...
Anh dằn từng lời và ngồi xuống ghế, nhìn thẳng vào mặt người quản gia. Ông già Lư không chịu nổi ánh mắt đó, cúi xuống:
- Thưa ông, bà nhà không sinh con.
- Bác nói gì?
- Ông Bôn không có khả năng sinh con bình thường. Vả lại, chính bà nhà đã có lần tự hủy thai, và lần bạo động ấy đã khiến bà nằm ốm liệt cho tới ngày ở cữ.
- Tự hủy thai?
Hoan gần như quát.
Ông già Lư chưa kịp trả lời, anh đã nhắc lại câu hỏi:
- Bác nói cho rõ, tự hủy thai là thế nào?
- Thưa ông, bà nhà đã lao vào cánh cửa buồng nhà ông Bôn mấy bận cho cái thai trụy ra... Không riêng bà Huyên mà cả Xóm Núi biết rõ chuyện này...
... Cả Xóm Núi biết nhưng hai bà chị ta không hề cất tiếng... Những người đàn bà xảo quyệt này. Thật sự là họ đã đầy ải ta mấy tháng ròng. Ta sẽ trừng trị họ... Ta sẽ không tha thứ...
Ý nghĩ đó bật lên trước tiên. Hoan đưa mắt nhìn hai bà chị nhưng họ mải giao hàng cho khách. Anh uống một ngụm trà rồi nói:
- Ðáng tiếc thật.
Và anh châm điếu thuốc thứ hai với dáng điệu lạnh lùng điềm tĩnh trong lúc con tim hổn hển từng lời... Em không yêu anh ta, không yêu, không yêu... Em muốn xóa bỏ dấu tích của cuộc chung chạ. Chỉ tình yêu đích thực mới xứng đáng đơm hoa kết trái. Vậy cuộc chung sống của em với anh ta vẫn chỉ là cuộc lưu đầy. Trái tim em vẫn thuộc về tôi. Với tôi, bấy nhiêu là đủ...
Anh uống cạn chén trà và hỏi:
- Tại sao bác không nói chuyện này sớm hơn?
Người quản gia ngớ ra một khoảnh khắc, đoạn hạ giọng:
- Thưa ông, mọi chuyện xảy ra tôi không tiện nói thẳng với ông, nhưng có kể tường tận với bà Châu... Chính bà Châu yêu cầu như vậy...
- A... Có lẽ chị tôi quên mất... Ðợt vừa qua thay đổi nhiều mặt hàng...
Hoan trả lời nhưng một lần nữa cơn giận dữ lại sôi lên trong máu. Ông già Lư tiếp tục:
- Thưa ông, sức khỏe của bà không tốt. Tôi muốn đưa bà về nhà nhưng bà nhất quyết chối từ.
- Tại sao? Bác cần nói cho cô ấy hiểu rằng đó chính là nhà của cô ấy, và cô ấy có toàn quyền sử dụng.
- Tôi đã nói đi nói lại nhiều lần. Nhưng bà vẫn khăng khăng từ chối. Bà nói rằng bà không muốn làm ô uế căn nhà chung. Bà giữ sự thanh sạch đó cho cậu Hạnh...
Trời đất ơi, em muốn giữ cho ngôi nhà không ô uế? Nó là Thánh địa của em, là ngôi đền thờ phụng tình yêu không thể để rác rưởi lạc vào... Bởi thế em tự giam cầm mình trong căn nhà lá tồi tàn nhất vùng, trong gia cảnh bần hàn ti tiện...
Hoan mường tượng tới căn nhà tranh nơi Miên đang sống. Anh tin chắc nó cũng tựa như những nơi lụp xụp tồi tàn anh từng chứng kiến. Một mái lá sơ sài, ẩn chứa các loại sâu bọ gián kiến và côn trùng, thường gần kề bếp nấu và chuồng nuôi gia súc, mùi khói rơm ra lẫn mùi phân tẩm liễm không gian. Nơi đó, Miên sẽ phải gò lưng thổi lửa, sẽ ràn rụa nước mắt khi gió đổi chiều, sẽ chẳng có một góc tắm rửa kín đáo, kể chi đến than củi đun nước nóng thường xuyên... Vợ anh đã phải chịu cảnh sống bần hàn đó chỉ vì chị muốn giữ sự vẹn toàn của tình yêu cũ, không dám mang tấm thân chẳng còn trinh tiết trở về Thánh địa lưu giữ những di vật tình yêu.
Người vợ tội nghiệp của tôi, em muốn giữ ngôi đền thanh sạch nhưng thân xác chúng ta đều đã ô uế mất rồi...
Ý nghĩ ấy khiến anh mỉm cười chua chát. Qua đám khói thuốc anh thấy hiển hiện lên gian buồng nhơ nhớp che tấm màn đỏ, chum nước vắt tấm khăn ướt sũng, chiếc thau nhôm đựng nước tiểu meo móp dưới gầm giường, anh hình dung gương mặt mỏng quẹt với chiếc cằm nhọn hoắt của cô điếm, cặp mắt chó giấy tô vẽ, những chiếc móng tay sơn long lở bấu lên cánh tay anh... Liệu Miên có hình dung nổi những tình cảnh anh trải qua hay không? Chắc hẳn là không. Một người đàn bà chất phác, tâm hồn tẩm liễm những niềm tin tôn giáo như chị không thể tưởng tượng nổi cái cảnh "vào nhà xí công cộng đại tiện"... như anh đã cùng trải nghiệm với gã lái buôn Căng. Có lẽ trong suy nghĩ của chị, anh đang tìm kiếm một tình yêu mới, tiến hành một cuộc hôn nhân mới. Và hẳn trong niềm tin của chị, anh luôn luôn là người phong nhã, trang anh hùng mã thượng chứ không phải gã đàn ông vậm vạp hổn hển chạy theo Căng, chui qua mọi cánh cửa tăm tối, lách qua những con hẻm ngập ngụa nước cống lẫn nước tiểu, những mảnh sân dồn tụ rác thối, leo qua cây cầu thang bụi bặm để chui vào một ổ chứa mạt hạng nơi ngoại ô...
Trong giây lát, quãng đời đã qua như cuốn phim chiếu lại, các hình ảnh tiếp nối lướt trôi, cuộc diễu hành của dĩ vãng cuồn cuộn như nước thoát nơi cửa sông, và trong dòng chảy đó mọi cảm xúc đan chéo chồng chất xô đẩy, mạch thời gian hòa trộn, các đường dây đứt nối, gút thắt, rối ren... Hoan vừa ngửi thấy mùi ẩm mốc hôi hám nơi ổ điếm, lại vừa nhớ cung bậc giai điệu của các loài hoa trước sân ngôi nhà Xóm Núi, dạ hương góc này và hoàng lan góc kia... những mùi hương câm lặng bỗng dưng cùng cất tiếng thở than, hờ gọi. Anh vừa nhìn thấy anh trơ trọi trên bãi biển, thấy anh xanh xao phờ phạc trong góc một quán trà lại vừa thấy anh dạo bước trên những con đường Xóm Núi, trên mảnh sân xạc xào lá rụng, giữa những rặng cà-phê chín. Rồi anh nhớ những lưỡi lửa vàng liếm dưới đáy chảo, trong gian bếp ấm sực, nơi Miên thường nấu những món ăn quen, không biết tiếng cười của chị hay lửa đã làm tan sương giá mùa Ðông?
Khi em quay lưng đi, búi tóc xổ xuống đầy lưng... Suối tóc huyền... Ta thích cách nói của văn chương thời lãng mạn. Bởi cho dù cũ kĩ, chỉ nó mới tả được vẻ đẹp của Miên... Nhưng sao bỗng dưng ta lại nghĩ đến văn chương? Cuộc sống chẳng văn chương chút nào. Nó trần trụi và khốn khổ...
Phải, cuộc sống trần trụi khốn khổ, anh đón trước điều ấy vì anh hơn Miên bảy tuổi đời và anh là đàn ông, người có trách nhiệm lèo lái con thuyền. Anh đã phòng ngừa cái khốn khó và đểu giả của cuộc đời bằng sự mẫn tiệp lẫn lòng trắc ẩn. Vào cái tuần lễ cuối cùng họ chung sống, anh đã toan tính trước nỗi nhọc nhằn Miên sẽ phải gánh chịu. Dù họ chìm đắm hai lần vào cơn dày vò chia ly và đam mê tình ái anh vẫn đủ tỉnh táo để thu xếp các món tiền, món đưa trước, món đưa sau, đủ khôn ngoan thuyết phục người đàn bà anh yêu, bởi sự khẳng khái nơi chị khiến anh yêu chị bội phần. Giờ, anh thấy rằng tiền chỉ đỡ cho Miên những khốn khó vật chất nhưng không cứu chị khỏi sự bất hạnh. Còn anh, anh đã không đón trước nổi những dày vò của bản thân, không hình dung nổi cuộc đọa hành thân xác, nỗi đau đớn biệt ly, sự khủng khiếp của cô đơn khi con người bị hất khỏi lãnh địa tình yêu, nơi họ ký thác cuộc chọn lựa của mình... Anh đã không hình dung nổi... Phải, sự thật trần trụi và khốn khổ gấp bội những điều anh tưởng tượng và giờ đây khi ngoái nhìn quãng đời vừa qua anh không khỏi hãi hùng:
Tất thảy cái cuộc sống nhục nhã này, cho anh và cho em, từ đâu tới? Phải chăng chính từ chúng ta, chúng ta hèn nhát ngu muội, chúng ta là bọn lính bỏ chạy trước khi bóp cò súng, là kẻ lái thuyền buông tay trước lúc cầm chèo...
Trong giây lát, cơn bi phẫn lóe lên như tia chớp, soi rọi và xuyên suốt thời gian khiến anh nhìn rõ gương mặt thứ hai của chính anh, một gương mặt nhát nhúa ngu ngơ, vẻ nhẫn nhục vô minh và sự cam chịu của loài bò cày ruộng...
Hoan di mẩu dót thuốc vào chiếc gạt tàn. Cử chỉ ấy có một vẻ quả quyết bạo tàn khiến người quản gia đưa ánh mắt kinh ngạc nhìn anh. Nhưng ông vẫn im lặng. Ông đã giữ im lặng từ rất lâu, để anh đủ thời gian theo đuổi những suy tư thầm kín.
Ông già này quả là một người biết cách im lặng, và biết cách đợi chờ. Trời đã cho ta món quà vô giá...
Hoan nghĩ, và anh tức khắc phác ra kế hoạch hành động. Gần như tất cả mọi sắp xếp mọi toan tính đã được ghi trước nơi thầm kín nào đó trong óc não anh và lúc này các con toán chỉ cần hiện trên giấy trắng:
- Bác nhớ khu đồi Suối Nhỏ chứ?
- Dạ, khu đó cách vườn tiêu thứ ba chừng non hai cây số.
- Chúng ta đã cùng xem đất, đúng không?
- Dạ, ông nói thứ đất Suối Nhỏ thích hợp với giống tiêu Mã Lai.
- Còn gì nữa?
- Bên kia suối có thể san thành hai vườn cà-phê, độ chênh lệch chừng ba mươi lăm cen-ti-mét và người ta có thể đặt trạm bơm giữa hai vườn.
- Còn gì nữa?
- Cách chỗ lội chừng hai trăm thước có hỏm đất rộng, có thể cải tạo thành giếng lộ thiên tích nước. Và ông tính lượng nước chứa ở đó thừa thãi tưới cây ngay cả trong mùa hạn.
- Còn gì nữa?
- Phía dưới khu đồi xây trang trại là hẻm khuất gió, rất thuận lợi nếu đặt một chuồng nuôi gia súc và kho chứa cỏ khô.
- Cảm ơn. Trí nhớ của bác rất tốt.
- Ông quá khen.
- Tôi quyết định dựng khu trại Suối Nhỏ.
- Dạ, tôi nghe.
- Bác sẽ lên kế hoạch tỉ mỉ về việc này.
- Ông cần trong bao lâu?
- Càng sớm càng tốt.
- Tôi sẽ gắng.
- Thêm nữa, bác cũng phải lên kế hoạch xây trường tiểu học cho xã, ngay trên đất đình Xóm Núi. Việc này phải song song với việc xây khu trại. Ðây là món quà nhất thiết phải có với dân cư. Sau này chính có thể con trai tôi cũng sẽ học ở đó... Nhưng dù nó không học, trẻ trong xóm cũng cần đủ tiện nghi. Việc này với bác có khó khăn hay không?
- Thưa ông, không có gì đáng lo.
- Vậy bác quay về Xóm Núi ngay. Tôi muốn tất cả được thực hiện trong thời gian ngắn nhất.
- Tôi hiểu.
Người quản gia đáp.
Và ông ra về.
Hoan thầm hỏi. Nhưng anh không tìm câu trả lời. Toàn bộ kế hoạch cho cuộc quay về vừa chỉ hiện hình trong giây lát đã được thực thi tức khắc. Chưa bao giờ trong đời anh, anh có một quyết định đột ngột như vậy. Ngoại trừ lần gặp Miên trên đồi tiêu.
Lần ấy ngay tức khắc tim ta thốt tiếng kêu: Chính em là người tôi tìm kiếm, em là tình yêu của tôi cuộc đời của tôi. Và lần này cũng vậy. Quay về, đó là tiếng kêu của định mệnh...
Trong chái đó kê dăm hàng ghế băng với tấm bảng đen cũ, ấy là nơi khai trí cho bọn trẻ Xóm Núi. Khi đã vỡ mặt chữ, lũ trẻ phải sang học tiểu học ở làng bên, tuy nhỏ hơn Xóm Núi nhưng gần huyện lộ. Bởi thế, đám trẻ Xóm Núi bỏ học cũng nhiều. Ba cây số đối với trẻ nhỏ không phải là ít, hơn nữa lại phải lội qua con suối. Ngày Hè đã vậy nhưng còn có mùa Ðông. Lúc tạnh ráo đã đành nhưng còn hồi mưa gió... Thế nên khi ủy ban xã ra thông báo tiếp nhận quà tặng của công dân Trần Quý Hoan gồm ngôi trường tiểu học mười hai lớp kèm khu văn phòng và thể thao giải trí dân cư Xóm Núi náo loạn cả ngày lẫn đêm. Cái tin đó, dù đã được in rành rành trên giấy trắng mực đen vẫn giống cơn mơ ban ngày hoặc chuyện thần thoại hơn là sự thật. Người ta nửa tin, nửa ngờ. Nhưng chỉ một tuần sau khi báo tin, hai tốp thợ được chở lên, mỗi tốp trên mười người.
Tốp thứ nhất xây trường tiểu học ngay trên đất dựng đình làng cũ, sau lưng trụ sở ủy ban. Tốp thứ hai dựng nhà cho Hoan trên khu Suối Nhỏ. Khu trại mới này rộng gấp ba lần khu trại cũ của Hoan và tiền thuế đất đã gần bằng tiền thu hoạch nông sản của anh ta hai vụ qua. Khu dinh cơ riêng của Hoan chẳng dính líu gì tới mọi người dù quy mô của nó khiến cả huyện nóng mặt. Nhưng khu trường tiểu học đúng là bài toán hiểm hóc. Không ai hình dung nổi một người bình thường bỗng dưng có thể bỏ tiền túi ra làm một công trình như vậy cho dù đang đứng trên núi của. Trước mắt dân Xóm Núi Hoan là kẻ điên khùng hoặc một tay thương gia cáo già xảo quyệt đang giăng một cái bẫy khổng lồ để chụp bắt một con mồi khổng lồ mà họ chưa thể mường tượng nổi. Trong dòng đời tẻ nhạt miền sơn dã, nơi ánh điện chưa tới, tiếng máy nổ một trăm bốn mươi mã lực của Hoan giống trận núi lở hoặc cơn mưa đá vài chục năm mới xuất hiện một lần. Khu trại thợ xây sáng rực cuốn hút đám trai trẻ và niên thiếu trong vùng lui tới. Còn dân làng đổ ra, xúm quanh các đoàn ô tô chở nguyên vật liệu. Những thứ gạch lát sáng bóng màu sắc rực rỡ họ chưa từng thấy, những thiết bị phòng tắm và vệ sinh bằng sứ trắng muốt, trắng hơn cả bát đĩa họ vẫn dùng, các tấm vải lớn thêu hoa lộng lẫy để căng trong nhà thể thao và giải trí... thảy thảy những thứ đó đập vào mắt họ, làm gan ruột họ nôn nao, xốn xang. Mọi thắc mắc đều trút vào buổi tối hội họp. Các gia chủ không dám chối từ, vả chăng chính họ cũng đầy tò mò thắc thỏm, cũng ở trong cơn lốc. Và như thế, các câu lạc bộ gia đình Xóm Núi gần như tụ tập hàng ngày. Không khí chẳng giống ngày giỗ tết, cũng không phải hội hè nhưng là một thứ nao nức bất thường, một nhu cầu bất thường, một niềm đam mê bất thường cùng một lần chi phối đời sống của đám cư dân miền sơn dã...
Vào một tối như thế, nhà cụ Phiều chuyện râm ran nở như ngô rang. Mới tắt mặt trời nhưng người ta đã hối hả ăn cơm, hối hả cài cây tăm vào miệng rồi xách đèn ra đi. Trước thềm nhà vị gia chủ, hơn một chục cây đèn đứng giăng hàng giống như cảnh nhà có đám. Cụ Phiều đã sai con dâu ngào bỏng nếp với mật từ chiều. Bỏng được đơm đầy có ngọn trong những chiếc đĩa sành cổ lớn vành. Gần chục phích nước sôi sắp hàng sẵn để khách pha trà. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ cả nước sôi lẫn ấm chén sạch gia đình chủ nhà mới kéo xuống gian nhà ngang ăn bữa tối. Ngoài sân, tiếng rít thuốc lào vang lên ròn rã và chuyện khởi đầu vẫn là câu hỏi về sự hào hiệp đến mức điên rồ của gã lái buôn gốc rễ thị thành:
- Trên đời này chẳng ai dám gánh vàng đi đổ xuống sông. Chắc chắn, anh ta phải có mưu cầu gì đấy... Người thành phố khôn ngoan lắm, đồng tiền bỏ trong túi họ sinh sôi nảy nở, mà đồng tiền thảy ra ngoài túi họ cũng phải đẻ lời đẻ lãi. Ðám dân quê chúng ta làm sao biết được?
- Hay khu Suối Nhỏ có mỏ vàng bên dưới?
- Ðúng... Tôi đã ngờ chuyện đó từ lâu. Hẳn tay Hoan cầm chắc bỏ túi hàng tạ vàng mới dám liều thảy ra vài chục thẻ xây trường cho đám dân Xóm Núi.
- Nếu Suối Nhỏ có vàng thì khu Suối Lớn và trang trại của gia đình bác Thới với tôi đây cũng có... Nhưng xin các ông đừng mơ mòng. Tôi đã đi xem nhiều khu vực đãi vàng, chẳng nơi nào sơn địa giống nơi đây. Tổ tiên chúng ta chẳng có số bắt được của, đành bới đất lặt cỏ mà ăn thôi....
- Ông nói thế nghĩa là tay Hoan bỏ ra một núi của chỉ để lấy tiếng thơm thôi à? Thời nay làm đếch gì có kiểu người như vậy?
- Tôi không biết. Nhưng tôi bảo đảm rằng khu Suối Nhỏ lẫn khu Suối Lớn đều chẳng có vàng. Tôi không nói liều, bởi tự tay tôi đã đào nát cùng đất ấy... Các vị có nhớ thằng cháu gọi tôi là cậu ruột ở tỉnh Thanh vào đây chơi hay không? Nửa năm trời hai cậu cháu tôi đi săn thỏ với đào trút... Nói vậy, nhưng chúng tôi không săn thỏ cũng chẳng săn cáo, chúng tôi bới đất tìm vàng. Chúng tôi đã mơ mộng và đã hành động trước các vị. Ðói thì đầu gối phải bò... Những thằng nghèo là những thằng hay mơ mộng và tìm kiếm...
- A... Ra thế... Ra anh cũng gớm thật. Vậy mà hồi đó tôi cứ ngỡ anh xách lưới đi bẫy cáo...
- Tôi cũng không tin vùng ta có vàng. Vả chăng, nếu có tay Hoan cũng không được tùy tiện khai thác. Anh ta nộp thuế đất để canh tác chứ không phải để đào quặng. Trong trường hợp phát hiện ra mỏ vàng, nhà nước sẽ thu hồi tức thì... Gì chứ tiền với vàng thì thiên hạ ngửi ra mùi nhanh lắm. Mà chính phủ thì còn thính mũi hơn dân...
- Thế ông bảo tay Hoan quay lại đây chỉ vì tiếc cô vợ hay sao?
- Trước mắt, tôi chưa tìm được lý do nào khác. Chính tôi gặp anh ta dẫn con trai vào nhà cậu Bôn sớm hôm ấy, sau đợt cô Miên từ bệnh viện thành phố trở về.
- Trông anh ta ra sao?
- Gày hơn chút đỉnh nhưng trắng hơn. Nom mắt anh ta cứ rầu rầu.
- Xì ì ì... Mắt thằng cha ấy lúc đếch nào chẳng mơ mơ như mắt lũ thầy dòng?
- Tôi lạ gì anh ta... Trước đây chiều chiều tôi vẫn uống trà trên sân thượng nhà ấy với cánh ông Chi, ông Trác... Nhưng rõ rành anh ta buồn hơn xưa...
- Người chứ gỗ đá đâu mà chẳng buồn... Gì thì họ cũng đang sống yên vui, đầu gối tay ấp, đứa con lại đẹp như tiên đồng, trẻ thành phố so với nó cũng chạy mất dép...
- Thế hôm ấy tay Bôn có nhà không?
- Có.
- Hai thằng đực rựa chạm trán nhau ra sao?
- Tôi làm sao biết được? Chẳng nhẽ đâm bổ vào nhà người ta hóa ra quân tọc mạch à?
- Vẽ... Tôi thì tôi cứ chạy vọt vào... Hàng xóm láng tỏi... Nếu không thế cũng là người trong làng ngoài xóm. Có gì mà ngại?
- Ông nói thối bỏ mẹ... Trong làng ngoài xóm? Vậy từ xưa đến nay đã có láng giềng nào nhảy bổ vào nhà ông lúc ông đang tụt quần bà ấy ra hay không?
- Thôi thôi... Vớ vẩn lại sinh sự, sự sinh bây giờ... Ðể tôi hỏi đã: Sớm ấy ông không nói chuyện với tay Hoan hay sao?
- Có chứ... Nhưng chỉ là vài lời thăm hỏi thông thường. Chỗ quen biết cũ làm sao tôi dám thọc vào chuyện riêng tư của họ... Anh ta cũng chỉ đáp vội vàng vài lời rồi chào tôi đi. Lúc đó, đã ở xéo ngõ nhà cậu Bôn. Tôi nhìn theo, thấy cậu Bôn xách ấm nước từ trong bếp đi ra đứng sững giữa sân như trời trồng. Tuồng như họ chưa bao giờ thấy mặt nhau và đó là lần đầu tiên hai anh chồng chạm trán.
- Rồi sao nữa?
- Chẳng sao cả. Tôi cút. Không lẽ đứng đó mà dòm ngó, nhỡ anh ta quay đầu lại mặt tôi hóa cái mo à?
- Bà xã nhà tôi nghe đám láng giềng bà Huyên kể rằng tay Hoan ăn nói rất nhún nhường nhã nhặn. Anh ta hỏi han tình hình sức khỏe lẫn việc làm ăn của cậu Bôn rồi mời cậu ta về nhà mình ở.
- Cùng với cô Miên?
- Có lẽ vậy.
- Thằng cha này điên là cái chắc.
- Ðiên cái con củ khẹc... Nó là thằng buôn giỏi nhất thành phố giàu nhất thành phố. Nó vờ vĩnh hỏi thăm thằng Bôn làm phép thôi. Ai chẳng biết cậu ta dặt dẹo, chưa kiếm nổi nửa đồng xu toàn sống bám vào váy vợ... Tôi cho cái giống thị thành là chúa đểu. Họ biết đủ cách làm nhục người nghèo.
- Chúa đểu anh ta cũng vẫn nuôi cô Miên và nuôi cả cậu Bôn ngần ấy tháng ngày... Ông tử tế vậy cả đời ông, ông đã cho ai được nửa bát gạo hay chưa?
- Tôi cắm mặt xuống đất còn chưa kiếm đủ cơm đủ cá bỏ vào lỗ miệng vợ con... Tôi móc cứt ra cho thiên hạ à?
- Thế thì đừng hàm hồ chửi người đời là đồ đểu... Mai mốt cái đồ đểu ấy nó xây xong trường, ông có cho con ông tới học hay không?
- Thôi thôi... xin các ông, dẹp cái máu cá nhân đi. Nếu ngứa lưỡi đã có sẵn mấy bụi dứa sau vườn...
- Tôi hỏi đã... Hôm đó cậu Bôn trả lời ra sao?
- Tất nhiên cậu ta từ chối. Nhà mình dẫu túp lều rách cũng vẫn là hương hỏa... Mặt mũi nào rúc dưới mái nhà kẻ tình địch...
- Họ có đánh nhau đâu mà gọi là tình địch?
- Không đánh nhau nhưng cùng yêu chung một người đàn bà, chẳng tình địch còn gọi là gì?
- Thế cô Miên nói sao với tay Hoan?
- Nghe đâu cô ta ôm chặt lấy anh ta mà khóc như mưa như gió.
- Trời đất... Ôm anh chồng thứ hai khóc trước mặt ông chồng thứ nhất? Ðàn bà thời nay lố lăng đến thế là cùng. Ngày trước chỉ đàn ông mới năm thê bảy thiếp. Bây giờ, chẳng ai được quyền hai vợ. Ông nào giỏi chấm mút cũng phải giấu cho kín, nếu không chính quyền làng xóm chẳng để yên. Vậy mà cô Miên một lúc ôm cả hai thằng đàn ông giữa thanh thiên bạch nhật...
Người đàn ông nói những lời cay cú ấy có một giọng riết róng, không ra thổ cũng chẳng phải kim, nghe như tinh nứa cạo vào nhau. Sau khi chép miệng một hồi ông tay quay chiếc cằm nhọn hoắt với chòm râu dê sang đám đàn bà con gái đang ngồi túm tụm trên hai manh chiếu rải trước cửa bếp:
- Thế nào? Các bà các cô có thèm được ôm hai thằng chồng một lúc không? Phát biểu thẳng thắn cho chúng tôi rõ... Ðám đàn bà Xóm Núi gần đây mới dám đặt chân tới các câu lạc bộ gia đình, nhưng họ không tự do như các ông chồng vì lúc nào cũng kéo theo vài cái đuôi con hoặc cháu. Ðến đâu họ cũng chỉ dám ngồi trong góc tối để có thể tỉ mẩn làm việc vặt và dỗ dánh lũ trẻ khi chúng lăn ra ngủ. Thường họ ngồi lặng lẽ, giỏng tai nghe chứ không dám lên tiếng. Tối ấy, các cô con dâu của cụ Phiều đã tranh thủ kéo ra hai bao tải lạc. Thế là hơn một chục bà và cô ngồi bóc lạc tí tách. Nghe gã đàn ông có chòm râu dê cao giọng hỏi, không ai biết đối đáp cứ lí nhí trong họng. Chỉ có tiếng vỏ lạc bị kẹp vỡ nổ lép bép một cách ròn rã hơn. Sau vài giây ngưng lắng một người nào đó giọng oang oang, trẻ trung và tự tin cất lên xóa vỡ sự im lặng:
- Thôi, để các bà các cô được yên tâm bóc lạc. Họ không nhiễu sự như cánh đàn ông chúng ta. Nhưng dù các ông có bình phẩm kiểu gì cũng mặc, tôi vẫn phải công nhận rằng khắp thiên hạ khó có người đàn ông thứ hai nào xử sự được như anh ta. Trừ phi Hoan có âm mưu lừa cậu Bôn về nhà mình để đầu độc hoặc giết hại ngấm ngầm...
- Ðứa nào dại dột làm chuyện đó để ngồi tù mọt gông?
- Biết đâu được ái tình? Ðã mê thì muội. Các cụ vẫn dạy từ xưa....
- Người ta giàu có, cái nhà với họ đáng là bao? Vả chăng, anh ta thương vợ. Anh ta không nỡ nhìn vợ sống nơi nhà tranh vách nát.
- Xin lỗi... Có của chất cao bằng núi cũng chẳng ai đi đón thằng đàn ông đã ngủ với vợ mình về sống dưới mái nhà do công sức mình tu tạo...
- Anh ta không biết ghen à?
- Ông đi mà hỏi anh ta... Tôi làm sao biết được...
- Lòng vả cũng như lòng sung. Ðã là người thằng chó nào chẳng có máu ghen.
- Mà tôi cũng lạ... Tại sao anh ta không lấy vợ khác? Thành phố có hàng tạ gái trẻ nõn nà như tiên giáng thế. Cô Miên có đẹp cũng vẫn là nái sề... Tôi mà giàu có lại bảnh trai như thế, tôi sẽ cưới một đứa còn trinh, mười bảy mười tám da thịt thơm tho óng ả... Không gì bằng gái trẻ. Một cái l... lạ bằng một tạ l... quen...
Tới đó đám đàn ông phá lên cười. Dứt tràng cười của họ, từ trong góc tối giọng một người đàn bà cất lên, khàn, lạnh như nước khe tháng chạp:
- Nói năng hay hớm nhỉ? Vậy từ rày đừng rúc vào cái l... quen nữa nhá... Tổ sư cái giống bạc tình, tài hèn sức mọn không bám vào váy vợ thì đến điếu thuốc lào cũng chẳng có mà hút. Ðã không biết phận biết thân còn thích nói thánh nói tướng.
Ðám đàn ông im bặt. Không một ai ho khan hoặc hắng giọng. Im lặng đến mức nghe rõ cả tiếng muỗi vo ve. Ðám đàn bà cũng ngừng tay bóc lạc và không ai bảo ai tất cả cùng dỏng tai lên nghe ngóng, chờ đón. Sau vài tích tắc ghê rợn đó, người đàn bà có giọng khàn khàn kia tiếp tục:
- Này, dựng tai lên mà nghe tôi nói cho tường. Các người túm năm tụm ba tối này đến tối khác bàn chuyện nhà cô Miên cũng chỉ vì ghen tị. Cả làng này đố thằng nào có túi tiền to hơn túi tiền của anh ta, đố thằng nào đẹp mã hơn anh ta, cũng đố thằng nào chiều vợ hơn anh ta. Bây giờ, bỗng dưng anh ta bỏ ra một đống tiền xây trường học cho con cái các người, ai nấy bụng sướng mê tơi nhưng mồm khép chặt như mồm cóc. Có mấy người dám công khai mở miệng khen ngợi anh ta, cảm ơn anh ta? Chả là khen người thì hóa ra mình hèn quá nhục quá... Nếu anh ta cũng ốm đau quặt quẹo như cậu Bôn, cũng đẻ con quái thai vì nhiễm chất độc da cam như cậu ta, hẳn các người sung sướng như mở cờ trong bụng. Miệng nói thương xót nhưng lòng bảo dạ: "Mày chẳng bằng ông". Xưa nay thiên hạ thường bảo giống đàn bà nhỏ nhen ghen tị. Thật ra lũ đàn ông còn nhiều lòng ghen hơn chúng tôi, chỉ có điều các ông biết giấu lòng ghen bằng nhiều cách... Như tôi đây này, chẳng quanh co gì, tôi ghen với cô Miên lắm. Nhưng tôi không ghét cô ấy vì như thế chẳng thêm được cái gì. Ai mà chẳng ghen với một người tốt số như vậy? Nhưng trời không cho mình nhan sắc mình đành phải lấy cái thứ đàn ông vô tài thiếu đức loại gà què ăn quẩn cối xay...
Bà ta nói đến đó, cụ Phiều từ trong nhà bước ra cao giọng hòa giải:
- Thôi thôi... tôi xin... chuyện đùa bỗng dưng hóa thật. Bây giờ đề nghị bà con chuyển mục cho. Chẳng hay hớm gì việc tò mò tọc mạch vào gia đình người khác. Tôi quen biết cả anh Hoan lẫn cậu Bôn, tôi quý cả hai người. Họ có nỗi riêng tư mà chúng ta không hiểu... Tốt hơn hết cứ để họ sống cuộc đời của họ.
Không ai đáp. Lại im lặng. Bóng một người đàn bà cao lớn, cứng nhẳng vụt đứng lên, ra ngõ. Chắc chắn đó là người vừa tuyên chiến với đám mày râu và sỉ nhục đức lang quân là loài gà què ăn quẩn. Không rõ mặt nhưng trong bóng tối nhập nhòa vẫn thấy được chị ta có dáng đi đầy nam tính lẫn mái đầu đồ sộ. Theo sau chị vài người nữa, kẻ cõng con người bế cháu. Ðám đàn bà còn lại tiếp tục bóc lạc. Chuyện bắt đầu cất lên lẻ tẻ rời rạc trong cánh đàn ông. Chuyện nương vườn, giống má, giá phân bón giá thuốc trừ sâu... Tiếng điếu cầy rít sòng sọc hết góc này sang góc kia và những đám khói trắng hăng xè lơ lửng tan dần trong không trung. Một ai đó ngáp rồi kêu lên:
- Ối... đêm nay sao đầy trời, chi chít như rắc vừng... Mấy giờ rồi nhỉ?
- Bấm cây đèn pin xem sao? Bảy giờ hai mươi lăm phút.
- Còn sớm chán.
Rồi ai đó chợt cao giọng hỏi:
- Tôi nghe người ta nói cái quái thai cô Miên đẻ ra không có đầu. Ông bảo thực hay đồn thổi?
Và thế là câu chuyện lại xoay về người đàn bà nhan sắc với hai ông chồng, bởi thời gian dài rộng quá và chốn sơn dã buồn tẻ này, nơi nhịp đời hiu quạnh trôi như dòng nước lẻ loi, dòng nước nhỏ nhoi không bến bờ không cầu không thuyền không sóng, không đến cả rong rêu và những đám xác vờ... Trong nhịp đời đơn lẻ ấy, người ta không thể chối từ một cơ hội quá may mắn quá hiếm hoi để trí não được hoạt động, và để dựng lại một pháp đình xưa cũ, một pháp đình vô ảnh vô hình nhưng bền vững nơi đó bất cứ kẻ vô danh nào cũng được quyền đội mũ khoác áo quan tòa...
Vào lúc tất cả các câu lạc bộ gia đình Xóm Núi náo động, nhân vật chính ngồi thả khói thuốc ngày ngày trong căn phòng nhỏ. Hoan được trời phú cho biệt tài chọn người và dùng người, ông già Lư tuy gắn bó chưa lâu nhưng giờ đã trở nên thủ túc nghiêm cẩn trung thành, anh có thể phó thác mọi việc lớn nhỏ không cần đong đếm. Ông đã thay mặt anh làm thủ tục, thuê mướn nhân công, tính toán công xá và cũng thay anh kiểm tra toàn bộ hai công trình. Hoan chỉ có mặt ở Xóm Núi ngày khởi công đào móng ngôi nhà mới trên khu Suối Nhỏ, bởi theo tục lệ chính anh phải đứng trước mâm lễ vật cống thổ thần xin các thần linh thâu nạp anh vào miền đất mới và phù hộ độ trì cho anh trong cuộc sống tương lai. Chiều hôm đó, anh đã quay lại thành phố để sáng hôm sau lấy vé máy bay vào Bảo Lộc. Hoan muốn nhượng cổ phần cho người khác, thu lại vốn vì đối với anh chỉ giữ một cửa hàng tại thành phố và mở mang khu trại Suối Nhỏ cũng đã thừa bận rộn. Anh biết trời luôn luôn mỉm cười với anh trong việc làm ăn. Và thêm nữa, anh muốn sống lại cuộc sống đích thực của anh sau quãng thời gian ngưng lặng. Cuộc sống đích thực của anh phải có người đàn bà đó, cùng với người đàn bà đó, và chỉ thế mà thôi... Tại sao? Tại sao? Tại sao? Tại sao? Chỉ gương mặt ấy thôi, chỉ dáng vóc ấy thôi, chỉ da thịt ấy thôi? Liệu có thể thay đổi được không, bởi mọi sự thay đổi đều ở trong tầm tay ta và cuộc sống sẽ bình ổn dễ dàng... Ðã nhiều lần anh cất tiếng tự vấn. Và lần nào cũng không tìm được câu trả lời. Hai bà chị anh đều biết anh đã qua lại Xóm Núi đã bỏ một số vốn rất lớn để xây trang trại và trường học, và tất thảy những việc đó đều ngầm chứa quyết định trở về sống chung với người vợ cũ. Cả hai bà đều lo ngại, nhưng không ai đủ can đảm lên tiếng ngăn cản. Hoan biết điều ấy. Anh còn biết rõ hơn là chính anh, anh cũng không hiểu vì sao mình đã quyết định đường đột như vậy... Một buổi sáng nào đó anh thức giấc trên giường, với tay bấm nút chiếc radio nghe tin tức, bỗng bắt gặp một điệu nhạc cũ, khúc nhạc anh từng nghe những ngày đợi cuộc khởi hành của con tàu lên phương Bắc. Ðiệu nhạc làm trái tim anh tan rỗng. Anh nằm bệt trên giường dù đã qua tám giờ sáng, hút thuốc lá như một kẻ mất trí, càng hút càng thấy chân tay rã rời, càng hút càng thấy trí óc mờ mịt. Một khoảnh khắc nào đó, anh bỗng muốn khóc, rồi một khoảnh khắc sau anh muốn đập nát căn phòng của mình muốn thấy những bức tường đang vây bọc anh đổ sụp, đổ sụp cả cả cái cửa hiệu đầy người mua kẻ bán, đổ sụp cả dãy phố quen, cả cái thành phố anh chán ngán đến từng chân sợi tóc. Anh mường tượng rằng anh có trong tay một cây búa lớn, kiểu búa tạ của thợ rèn, anh sẽ cầm cây búa đó đập nát cái thế giới tồn tại quanh mình, trước tiên là cánh cửa buồng có gắn cái chuông nhỏ bằng đồng đúc...
Chị Nền đứng bên ngoài cánh cửa đó cất tiếng:
- Gần chín giờ sáng rồi, Hoan ơi.
Anh muốn gầm lên nhưng kịp nén cơn rồ dại:
- Em mệt.
Anh đáp và bỗng dưng nước mắt anh từ từ chảy xuống hai đuôi mắt. Những giọt nước mắt lăn qua thái dương bò sâu vào đám chân tóc và lạnh dần đi... Tại sao, ta bỗng dưng muốn điên rồ, bỗng dưng ta muốn nhảy xổ vào bóp cổ bất cứ ai, muốn phá nát thành phố này, cuộc sống này... Anh không tìm được lời giải đáp. Anh nằm dán lưng xuống giường. Nước mắt tiếp tục chảy. Lúc đó, có tiếng gõ cửa rụt rè và lần này là giọng đàn ông:
- Thưa ông... Ông có mệt lắm không?
Giọng ông già Lư. Tức khắc một ngọn triều trào qua tâm hồn anh. Tức khắc trái tim anh thét lên tiếng thét câm lặng rợn hồn... Em... Chính là em. Em hành hạ trái tim đau đớn của tôi, em khiến tôi không thể sống cuộc sống an bình như những người đàn ông khác. Em chính là địa ngục đầy ải tôi, là... Khi tiếng thét chưa ngưng lặng, người đàn bà của anh đã quay về, bằng xương bằng thịt sát kề anh, mùi tóc, mùi áo, nét chân mày, những tia sáng ánh lên dưới rèm mi dầy nặng, và phía sau chị những nương vườn xanh thắm, những dải đồi, gió và nắng, đứa con trai bi bô ngọng nghịu, tất thảy cuộc sống quá vãng ùa về, đầy ngập, quay đảo, bùa chú, mê đắm khiến anh gần như tức thở... ta phải quay về. Cuộc sống của ta chính ở nơi đó. Với em. Cùng em. Bất chấp mọi thứ. Bất chấp tất thảy... Và sau tiếng kêu đó óc não anh nhẹ bổng đi, anh chống tay ngồi lên chòng chành như kẻ đang say sóng. Ngoài cửa, ông già Lư khẽ khàng nhắc lại:
- Thưa ông, liệu ông có tiếp tôi được không? Nếu ông mệt, tôi sẽ quay về Xóm Núi...
Hoan luống cuống tìm chiếc khăn tay lau nước mắt và anh cao giọng đáp:
- Ðược... được... Tôi ra ngay đây...
Anh quơ chân tìm đôi dép trong khi trái tim anh thét lên: quay về, quay về, quay về... Và anh lao xuống phòng tắm khi ông già Lư ngồi uống trà chờ đợi. Trong phòng tắm, anh xối nước lạnh vào thẳng đầu tóc, mặt mũi nghe da thịt rùng rùng chuyển động:.... Quay về, quay về, quay về... Ta sẽ trở lại Xóm Núi, sẽ sống lại cuộc sống của ta. Không gì ngăn trở được... Và trong lúc da thịt anh rộn ràng ca hát, bộ óc mẫn tiệp lên tiếng hỏi... Vì sao, vì sao mãi đến hôm nay ta mới nghĩ ra điều này? Vì sao ta cứ tự đầy ải hành hạ ta trong những lo âu vớ vẩn những ghen tuông đồi bại. Bởi chính ta mới là kẻ có chủ quyền. Chính ta mới là người được pháp luật ủng hộ...
Vừa lau khô tóc, Hoan vừa nhớ lại thời kỳ u tối mới trải qua khởi đầu bởi tin Miên có thai với người chồng cũ. Cái tin đó không phải ông già Lư mà chính hai bà chị anh mang lại, cả hai đều hớn hở một cách thầm kín khi báo tin cho cậu em trai, hy vọng nó đánh dấu chấm cho cuộc tình với người vợ cũ hy vọng mau mắn có cô em dâu mới để giữ chân anh lại thành phố và nhờ thế việc kinh doanh sẽ mở mang phát đạt hơn... Hoan hiểu rõ những mong muốn thầm kín của hai người đàn bà đó và không tránh khỏi mối ác cảm. Họ, những người ruột thịt của anh, không biết họ độc ác nhường nào khi báo cho anh cái tin sét đánh kia. Giống như cơn cuồng phong nó bật rễ, bẻ gẫy lá cành, thổi tan tác khu vườn nơi tình yêu của anh ẩn náu... Bởi, anh đinh ninh rằng Miên chỉ yêu anh, mình anh, riêng anh và cuộc trở về với người đàn ông đầu tiên chỉ là một sự trẫm mình là cuộc hiến tế cho tinh thần xả thân của những người đàn bà ở một xứ sở chinh chiến liên miên nơi cuộc sống của những người đàn ông chập chờn như cánh phù du và tất thảy sức mạnh của họ được gieo trồng nơi lòng chung thủy và sự cam chịu của những người vợ. Dáng đi lủi thủi của Miên trong buổi sáng sương mù tựa hình ảnh một cuốn phim được chiếu đi chiếu lại hoài hoài trong tâm tưởng... Người đàn bà yêu dấu ra đi, với bị cỏ thạch trinh hương và đôi mắt của một kẻ bước chân vào phòng tù cấm cố. Mỗi bước đi lát một viên gạch trên con đường dẫn tới xứ u tì. Hình ảnh ấy không phai nhạt theo thời gian. Càng ngày nó càng được khắc đậm hơn trong tâm trí anh. Càng ngày càng khiến anh đau đớn. Càng ngày càng thôi thúc phẫn nộ... Vì sao, và vì sao nữa? Em phải chấp nhận cuộc lưu đày và tôi trở về đây như thằng tù biệt xứ? Vì sao? Tuy nhiên, nỗi đau khổ ấy lại là một lý do cho cuộc sống của anh còn ý nghĩa. Giờ đây, bỗng dưng người đàn bà yêu dấu mang thai... Như vậy cuộc ra đi của em không còn là cuộc lưu đày mà là sự khai phá lại một mỏ quặng đã lấp vùi dưới bụi cát thời gian. Em đã từng yêu anh ta với một tình yêu mặn nồng hơn tôi tưởng, hơn ngàn lần những gì em đã nói với tôi... Hóa ra tôi là kẻ dại khờ, và em khôn ngoan hơn tôi nghĩ. Trái tim em già dặn hơn, dạn dĩ hơn, cặp mắt trong veo của em, da thịt em tham lam dâm đãng hơn màu da em thơ trẻ mịn màng... Tôi là kẻ bị lường gạt, dù tôi hơn em bảy tuổi. Người đời nói đúng: Mỗi ả đàn bà mang trong họ một mụ phù thủy già...
Hoan đóng cửa nằm lì trong buồng trễ nải mọi công việc. Nhiều lần Căng đến rủ anh đi vui thú nhưng anh cáo từ. Anh thấy từng sợi gân, từng thớ thịt đều nhão nhùng, mệt mỏi như tâm hồn chán chường rệu rã... Có lẽ họ đã đánh thức được những đắm say thời trước. Có lẽ ngọn lửa hồi ức đã khiến họ tìm kiếm được bóng dáng của chính họ thời thanh xuân. Và giờ là cuộc truy hồi quãng thời gian đánh mất... Anh nhắm mắt nhưng vẫn nhìn thấy Miên vác cái bụng nghễu nghện phía trước. Gan ruột anh buốt rát. Không người đàn ông nào muốn nhìn thấy người đàn bà họ yêu dưới bộ dạng ấy, khi mà cái mầm sống làm méo mó thân hình thanh tú kia không phải là sở hữu của họ. Hồi Miên mang thai thằng cu Hạnh anh say đắm biết bao, anh hân hoan như đứa trẻ được quà, và rồi càng gần tới ngày chị ở cữ, thân thể chị càng sồ sề, mặt và chân chị càng phù nề anh càng thấy chị quyến rũ và xinh đẹp... Giờ anh mường tượng thấy Miên dưới dáng vẻ nặng nề đó, mái tóc rũ bên vai, nhưng gã đàn ông ôm chị, vuốt ve hôn hít chị lại là kẻ khác... Người ta vẫn quý trọng mối tình đầu. Vẻ đẹp hiện lên trong bình minh cuộc đời, tựa ánh mặt trời lúc rạng đông... Câu văn cải lương này mình đọc trong cuốn sách nào nhỉ? Vậy mà thứ văn chương đó lại chính xác. Chỉ riêng ta thiệt thòi. Ta không có tình đầu... Nói cho đúng, mối tình đầu của ta chính là Miên. Này Miên, tôi yêu em và em yêu kẻ khác... Tựu trung trần gian là trò mèo đuổi chuột liên hồi... Em yêu anh ta vì lẽ gì vậy? Anh thầm thắc mắc và biết mình là kẻ ngu ngốc. Tình yêu là tình yêu. Nó chẳng có cơn cớ gì, chính anh hiểu điều ấy. Nhưng sau bao nhiêu dằn vặt anh vẫn không tìm được lối thoát và anh nhục nhã thú nhận với chính anh rằng anh ghen, anh thù cái gã anh chưa từng nhìn rõ mặt, một thanh niên dặt dẹo, đen đủi, bần hàn như người ta thường miêu tả với anh. Anh ghen với kẻ yếu đuối đó bởi vì... kẻ yếu có một thứ vũ khí không ai đọ nổi, ấy là lòng thương cảm họ dấy lên trong trái tim người khác... Này Miên, tôi biết tôi là kẻ chiến bại trong cuộc đọ sức, bởi anh ta có thứ vũ khí đầy ma lực kia... Và rồi anh mơ ước được trở thành một gã đàn ông nào đó, chẳng phải là anh, nghèo nàn và bất lực... miễn để kêu gọi nơi trái tim người đàn bà anh yêu niềm thương cảm...
Quãng thời gian đó kéo qua một mùa Xuân, rồi tới ngày bất chợt ông già Lư xuất hiện. Một nỗi lo âu trên gương mặt khắc khổ của người quản gia trung thành:
- Thưa ông, có việc đột xuất khiến tôi phải đến lĩnh ý của ông.
Anh bảo ông già ngồi uống trà rồi hỏi:
- Bác nói đi, có gì vừa xảy ra trên đó?
- Thưa ông, tôi vừa đưa bà từ bệnh viện về.
Anh cúi xuống châm thuốc để tránh ánh mắt của kẻ đối thoại, và sau khi kéo mấy hơi thuốc dài anh cất tiếng, vẻ bình thản lạnh lùng:
- Mọi sự tốt lành cả chứ?
Ông già nhìn anh dò hỏi:
- Thưa ông, ông muốn nói điều chi?
Hoan bảo:
- Bác chăm sóc cô ấy đầy đủ như tôi dặn chứ.
- Thưa vâng.
- Tốt.
Anh gật đầu và trong cử chỉ ấy tim anh đau nhói dường như một sợi gân nơi cổ được nối thẳng với quả tim làm nó thương tổn. Có lẽ người quản gia phát hiện được trên gương mặt anh điều chi lạ lùng, ông ta bối rối ngừng lời, còn anh, anh đứng lên sải bước trong phòng vài lượt rồi bất chợt quay lại hỏi:
- Trai hay gái?
Ông già Lư ngẩng lên nhìn anh. Nỗi bối rối. Nỗi bối rối khiến cặp mi bạc phếch chớp lia lịa:
- Thưa ông... Ông không hay biết gì sao?
- Biết gì nhỉ?
Hoan hỏi lại và đột nhiên anh thấy nhịp tim anh ngừng hẳn, dường như có một biến cố thật khủng khiếp sắp xảy ra, một biến cố không chờ đợi, cũng không thể đoán định:
- Nào, bác nói đi...
Anh dằn từng lời và ngồi xuống ghế, nhìn thẳng vào mặt người quản gia. Ông già Lư không chịu nổi ánh mắt đó, cúi xuống:
- Thưa ông, bà nhà không sinh con.
- Bác nói gì?
- Ông Bôn không có khả năng sinh con bình thường. Vả lại, chính bà nhà đã có lần tự hủy thai, và lần bạo động ấy đã khiến bà nằm ốm liệt cho tới ngày ở cữ.
- Tự hủy thai?
Hoan gần như quát.
Ông già Lư chưa kịp trả lời, anh đã nhắc lại câu hỏi:
- Bác nói cho rõ, tự hủy thai là thế nào?
- Thưa ông, bà nhà đã lao vào cánh cửa buồng nhà ông Bôn mấy bận cho cái thai trụy ra... Không riêng bà Huyên mà cả Xóm Núi biết rõ chuyện này...
... Cả Xóm Núi biết nhưng hai bà chị ta không hề cất tiếng... Những người đàn bà xảo quyệt này. Thật sự là họ đã đầy ải ta mấy tháng ròng. Ta sẽ trừng trị họ... Ta sẽ không tha thứ...
Ý nghĩ đó bật lên trước tiên. Hoan đưa mắt nhìn hai bà chị nhưng họ mải giao hàng cho khách. Anh uống một ngụm trà rồi nói:
- Ðáng tiếc thật.
Và anh châm điếu thuốc thứ hai với dáng điệu lạnh lùng điềm tĩnh trong lúc con tim hổn hển từng lời... Em không yêu anh ta, không yêu, không yêu... Em muốn xóa bỏ dấu tích của cuộc chung chạ. Chỉ tình yêu đích thực mới xứng đáng đơm hoa kết trái. Vậy cuộc chung sống của em với anh ta vẫn chỉ là cuộc lưu đầy. Trái tim em vẫn thuộc về tôi. Với tôi, bấy nhiêu là đủ...
Anh uống cạn chén trà và hỏi:
- Tại sao bác không nói chuyện này sớm hơn?
Người quản gia ngớ ra một khoảnh khắc, đoạn hạ giọng:
- Thưa ông, mọi chuyện xảy ra tôi không tiện nói thẳng với ông, nhưng có kể tường tận với bà Châu... Chính bà Châu yêu cầu như vậy...
- A... Có lẽ chị tôi quên mất... Ðợt vừa qua thay đổi nhiều mặt hàng...
Hoan trả lời nhưng một lần nữa cơn giận dữ lại sôi lên trong máu. Ông già Lư tiếp tục:
- Thưa ông, sức khỏe của bà không tốt. Tôi muốn đưa bà về nhà nhưng bà nhất quyết chối từ.
- Tại sao? Bác cần nói cho cô ấy hiểu rằng đó chính là nhà của cô ấy, và cô ấy có toàn quyền sử dụng.
- Tôi đã nói đi nói lại nhiều lần. Nhưng bà vẫn khăng khăng từ chối. Bà nói rằng bà không muốn làm ô uế căn nhà chung. Bà giữ sự thanh sạch đó cho cậu Hạnh...
Trời đất ơi, em muốn giữ cho ngôi nhà không ô uế? Nó là Thánh địa của em, là ngôi đền thờ phụng tình yêu không thể để rác rưởi lạc vào... Bởi thế em tự giam cầm mình trong căn nhà lá tồi tàn nhất vùng, trong gia cảnh bần hàn ti tiện...
Hoan mường tượng tới căn nhà tranh nơi Miên đang sống. Anh tin chắc nó cũng tựa như những nơi lụp xụp tồi tàn anh từng chứng kiến. Một mái lá sơ sài, ẩn chứa các loại sâu bọ gián kiến và côn trùng, thường gần kề bếp nấu và chuồng nuôi gia súc, mùi khói rơm ra lẫn mùi phân tẩm liễm không gian. Nơi đó, Miên sẽ phải gò lưng thổi lửa, sẽ ràn rụa nước mắt khi gió đổi chiều, sẽ chẳng có một góc tắm rửa kín đáo, kể chi đến than củi đun nước nóng thường xuyên... Vợ anh đã phải chịu cảnh sống bần hàn đó chỉ vì chị muốn giữ sự vẹn toàn của tình yêu cũ, không dám mang tấm thân chẳng còn trinh tiết trở về Thánh địa lưu giữ những di vật tình yêu.
Người vợ tội nghiệp của tôi, em muốn giữ ngôi đền thanh sạch nhưng thân xác chúng ta đều đã ô uế mất rồi...
Ý nghĩ ấy khiến anh mỉm cười chua chát. Qua đám khói thuốc anh thấy hiển hiện lên gian buồng nhơ nhớp che tấm màn đỏ, chum nước vắt tấm khăn ướt sũng, chiếc thau nhôm đựng nước tiểu meo móp dưới gầm giường, anh hình dung gương mặt mỏng quẹt với chiếc cằm nhọn hoắt của cô điếm, cặp mắt chó giấy tô vẽ, những chiếc móng tay sơn long lở bấu lên cánh tay anh... Liệu Miên có hình dung nổi những tình cảnh anh trải qua hay không? Chắc hẳn là không. Một người đàn bà chất phác, tâm hồn tẩm liễm những niềm tin tôn giáo như chị không thể tưởng tượng nổi cái cảnh "vào nhà xí công cộng đại tiện"... như anh đã cùng trải nghiệm với gã lái buôn Căng. Có lẽ trong suy nghĩ của chị, anh đang tìm kiếm một tình yêu mới, tiến hành một cuộc hôn nhân mới. Và hẳn trong niềm tin của chị, anh luôn luôn là người phong nhã, trang anh hùng mã thượng chứ không phải gã đàn ông vậm vạp hổn hển chạy theo Căng, chui qua mọi cánh cửa tăm tối, lách qua những con hẻm ngập ngụa nước cống lẫn nước tiểu, những mảnh sân dồn tụ rác thối, leo qua cây cầu thang bụi bặm để chui vào một ổ chứa mạt hạng nơi ngoại ô...
Trong giây lát, quãng đời đã qua như cuốn phim chiếu lại, các hình ảnh tiếp nối lướt trôi, cuộc diễu hành của dĩ vãng cuồn cuộn như nước thoát nơi cửa sông, và trong dòng chảy đó mọi cảm xúc đan chéo chồng chất xô đẩy, mạch thời gian hòa trộn, các đường dây đứt nối, gút thắt, rối ren... Hoan vừa ngửi thấy mùi ẩm mốc hôi hám nơi ổ điếm, lại vừa nhớ cung bậc giai điệu của các loài hoa trước sân ngôi nhà Xóm Núi, dạ hương góc này và hoàng lan góc kia... những mùi hương câm lặng bỗng dưng cùng cất tiếng thở than, hờ gọi. Anh vừa nhìn thấy anh trơ trọi trên bãi biển, thấy anh xanh xao phờ phạc trong góc một quán trà lại vừa thấy anh dạo bước trên những con đường Xóm Núi, trên mảnh sân xạc xào lá rụng, giữa những rặng cà-phê chín. Rồi anh nhớ những lưỡi lửa vàng liếm dưới đáy chảo, trong gian bếp ấm sực, nơi Miên thường nấu những món ăn quen, không biết tiếng cười của chị hay lửa đã làm tan sương giá mùa Ðông?
Khi em quay lưng đi, búi tóc xổ xuống đầy lưng... Suối tóc huyền... Ta thích cách nói của văn chương thời lãng mạn. Bởi cho dù cũ kĩ, chỉ nó mới tả được vẻ đẹp của Miên... Nhưng sao bỗng dưng ta lại nghĩ đến văn chương? Cuộc sống chẳng văn chương chút nào. Nó trần trụi và khốn khổ...
Phải, cuộc sống trần trụi khốn khổ, anh đón trước điều ấy vì anh hơn Miên bảy tuổi đời và anh là đàn ông, người có trách nhiệm lèo lái con thuyền. Anh đã phòng ngừa cái khốn khó và đểu giả của cuộc đời bằng sự mẫn tiệp lẫn lòng trắc ẩn. Vào cái tuần lễ cuối cùng họ chung sống, anh đã toan tính trước nỗi nhọc nhằn Miên sẽ phải gánh chịu. Dù họ chìm đắm hai lần vào cơn dày vò chia ly và đam mê tình ái anh vẫn đủ tỉnh táo để thu xếp các món tiền, món đưa trước, món đưa sau, đủ khôn ngoan thuyết phục người đàn bà anh yêu, bởi sự khẳng khái nơi chị khiến anh yêu chị bội phần. Giờ, anh thấy rằng tiền chỉ đỡ cho Miên những khốn khó vật chất nhưng không cứu chị khỏi sự bất hạnh. Còn anh, anh đã không đón trước nổi những dày vò của bản thân, không hình dung nổi cuộc đọa hành thân xác, nỗi đau đớn biệt ly, sự khủng khiếp của cô đơn khi con người bị hất khỏi lãnh địa tình yêu, nơi họ ký thác cuộc chọn lựa của mình... Anh đã không hình dung nổi... Phải, sự thật trần trụi và khốn khổ gấp bội những điều anh tưởng tượng và giờ đây khi ngoái nhìn quãng đời vừa qua anh không khỏi hãi hùng:
Tất thảy cái cuộc sống nhục nhã này, cho anh và cho em, từ đâu tới? Phải chăng chính từ chúng ta, chúng ta hèn nhát ngu muội, chúng ta là bọn lính bỏ chạy trước khi bóp cò súng, là kẻ lái thuyền buông tay trước lúc cầm chèo...
Trong giây lát, cơn bi phẫn lóe lên như tia chớp, soi rọi và xuyên suốt thời gian khiến anh nhìn rõ gương mặt thứ hai của chính anh, một gương mặt nhát nhúa ngu ngơ, vẻ nhẫn nhục vô minh và sự cam chịu của loài bò cày ruộng...
Hoan di mẩu dót thuốc vào chiếc gạt tàn. Cử chỉ ấy có một vẻ quả quyết bạo tàn khiến người quản gia đưa ánh mắt kinh ngạc nhìn anh. Nhưng ông vẫn im lặng. Ông đã giữ im lặng từ rất lâu, để anh đủ thời gian theo đuổi những suy tư thầm kín.
Ông già này quả là một người biết cách im lặng, và biết cách đợi chờ. Trời đã cho ta món quà vô giá...
Hoan nghĩ, và anh tức khắc phác ra kế hoạch hành động. Gần như tất cả mọi sắp xếp mọi toan tính đã được ghi trước nơi thầm kín nào đó trong óc não anh và lúc này các con toán chỉ cần hiện trên giấy trắng:
- Bác nhớ khu đồi Suối Nhỏ chứ?
- Dạ, khu đó cách vườn tiêu thứ ba chừng non hai cây số.
- Chúng ta đã cùng xem đất, đúng không?
- Dạ, ông nói thứ đất Suối Nhỏ thích hợp với giống tiêu Mã Lai.
- Còn gì nữa?
- Bên kia suối có thể san thành hai vườn cà-phê, độ chênh lệch chừng ba mươi lăm cen-ti-mét và người ta có thể đặt trạm bơm giữa hai vườn.
- Còn gì nữa?
- Cách chỗ lội chừng hai trăm thước có hỏm đất rộng, có thể cải tạo thành giếng lộ thiên tích nước. Và ông tính lượng nước chứa ở đó thừa thãi tưới cây ngay cả trong mùa hạn.
- Còn gì nữa?
- Phía dưới khu đồi xây trang trại là hẻm khuất gió, rất thuận lợi nếu đặt một chuồng nuôi gia súc và kho chứa cỏ khô.
- Cảm ơn. Trí nhớ của bác rất tốt.
- Ông quá khen.
- Tôi quyết định dựng khu trại Suối Nhỏ.
- Dạ, tôi nghe.
- Bác sẽ lên kế hoạch tỉ mỉ về việc này.
- Ông cần trong bao lâu?
- Càng sớm càng tốt.
- Tôi sẽ gắng.
- Thêm nữa, bác cũng phải lên kế hoạch xây trường tiểu học cho xã, ngay trên đất đình Xóm Núi. Việc này phải song song với việc xây khu trại. Ðây là món quà nhất thiết phải có với dân cư. Sau này chính có thể con trai tôi cũng sẽ học ở đó... Nhưng dù nó không học, trẻ trong xóm cũng cần đủ tiện nghi. Việc này với bác có khó khăn hay không?
- Thưa ông, không có gì đáng lo.
- Vậy bác quay về Xóm Núi ngay. Tôi muốn tất cả được thực hiện trong thời gian ngắn nhất.
- Tôi hiểu.
Người quản gia đáp.
Và ông ra về.
Hoan thầm hỏi. Nhưng anh không tìm câu trả lời. Toàn bộ kế hoạch cho cuộc quay về vừa chỉ hiện hình trong giây lát đã được thực thi tức khắc. Chưa bao giờ trong đời anh, anh có một quyết định đột ngột như vậy. Ngoại trừ lần gặp Miên trên đồi tiêu.
Lần ấy ngay tức khắc tim ta thốt tiếng kêu: Chính em là người tôi tìm kiếm, em là tình yêu của tôi cuộc đời của tôi. Và lần này cũng vậy. Quay về, đó là tiếng kêu của định mệnh...
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!