Chốn vắng - Chương 24 (Dương Thu Hương)
Phương Như | Chat Online | |
12/07/2019 07:25:53 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
135 lượt xem
- * Chốn vắng - Chương 25 (Dương Thu Hương) (Văn học trong nước)
- * Chốn vắng - Chương 26 (Dương Thu Hương) (Văn học trong nước)
- * Chốn vắng - Chương 23 (Dương Thu Hương) (Văn học trong nước)
- * Chốn vắng - Chương 22 (Dương Thu Hương) (Văn học trong nước)
Lúc Miên mở cánh cửa bước vào buồng đã non trưa. Như trời xui đất khiến, Bôn ngồi phắt dậy đạp tấm chăn xuống chân giường. Anh im lặng. Miên cũng im lặng. Chị đặt liễn cháo lên mặt bàn đưa mắt nhìn quanh để tìm cái bát sạch, không còn cái bát ăn nào trong gian buồng của Bôn, chạn bát lẫn đống bát đĩa chị đem tới mẹ con Tá đã tha lôi đi hết. Chị bước tới chum đựng gạo nhìn vào dù biết trước sẽ chẳng sót hạt nào. Một chiếc quần bẩn vắt lòng thòng trên miệng chum, vài chiếc may-ô lẫn sơ-mi bẩn cuộn thành nùi đặt trên nắp hòm quần áo của chị. Chiếc hòm được khóa cẩn thận, hẳn nó là vật duy nhất không bị lục lọi trong gian buồng này. Trên mặt bàn lẫn trên sàn nhà đầy những vỏ khoai lang khô và cứt chuột. Hai đứa con nhỏ của Tá ngồi chầu hẫu nơi cửa buồng nhìn chị dù trời đã lạnh chúng vẫn cởi truồng và con cu đen thủi đen thui chấm xuống nền gạch bẩn. Sau lưng chúng, ngay trên hè một rổ khoai lang rễ luộc ăn dở dang, vương vãi đầu mẫu lẫn những vụn khoai bị giẫm be bét... Không có gì thay đổi ở nơi đây, đúng như Miên dự đoán, có điều cảnh tượng còn tồi tệ hơn bởi khi chị không còn sống với Bôn, sự bần hàn dơ dáy kéo anh xuống với gia đình bà chị. Miên xuống gian bếp thấy đống bát đĩa đã bị tống vào cái trạn bẩn thỉu của mẹ con Tá, còn chiếc trạn của chị bị trưng dụng thành chỗ nhét quần áo của lũ trẻ. Chị lấy một chiếc bát đem rửa rồi mang lên múc cháo cho Bôn:
- Anh ăn đi.
Bôn không nói gì, lẳng lặng đón bát cháo từ tay chị xúc ăn. Cháo rất nóng vì chị ủ liễn cháo trong tấm khăn bông, hơi nghi ngút. Mồ hôi Bôn rịn trên trán, nơi hai thái dương. Miên kéo tấm khăn phơi trên dây đưa cho anh:
- Anh lau mặt đi, ra mồ hôi như thế rất tốt.
Bôn lau mặt. Chị nhìn những ngón tay khô xác run rẩy của anh và nghĩ tới mảnh đất xã chia cho anh đang còn rậm rì cỏ mọc:
Làm sao Bôn kiếm nổi miếng cơm với những ngón tay đó? Ðất đầy sỏi và cỏ tranh, không nước tưới và không tiền mua phân bón...
Chị đã từng vỡ đất trồng tiêu và trong vài năm đầu sống với Hoan họ cũng từng làm cỏ tưới nương như tất cả mọi người, chị biết rằng phải có sức khỏe mới vượt được giai đoạn khởi đầu gian nan ấy. Nghề trồng tiêu và cà-phê cũng từa tựa như buôn lớn, không hòng kiếm lãi ngay, vốn càng trường càng thắng đậm. Làm sao Bôn bước nổi vào chiếu của các ông chủ trại?
Không tiền, không kinh nghiệm, vốn tối thiểu là sức khỏe cũng không. Giờ đây, anh còn suy kiệt hơn cả những ông già sáu mươi trong Xóm Núi. Dạo chị mới quay về sống với Bôn, đang còn tràn đầy hy vọng và lòng hăng hái anh đã hai lần ra vỡ đất, lần nào anh cũng cảm nằm bệt cả tuần. Hồi đó, anh vẫn thường bảo chị:
- Thôi, mình đàng chờ cho tôi lại sức... Dù sao cũng phải có thời gian, chúng ta còn trẻ và rồi đây...
Và rồi đây... Ấy là câu cửa miệng của Bôn và mỗi lần lặp lại câu nói ấy, mắt long lanh như lửa rọi. Ngọn lửa đó đã tắt rụi chẳng còn mảy may tia khói từ lúc người hộ lý trong phòng hộ sinh chỉ cho Bôn thấy cái thai nhi không đầu. Khi bà ta xách xô đi, Bôn đã túm lấy chân chị, hai bàn tay anh lạnh như nước đá cặp mắt vô hồn và môi anh mấp máy ngọng nghịu như kẻ tật nguyền:
- Miên... Miên... Con đâu? Con đâu âu...?
Lúc đó chị không trả lời anh. Chị mệt mỏi sau cơn sinh nở. Chị cũng thấy hụt hẫng. Nhưng cùng với sự hụt hẫng còn có cả sự thanh thản và nơi đáy sâu con tim chị một niềm vui tăm tối mà chị không dám thú nhận ngay với chính mình.
Tội nghiệp cho Bôn. Ta chẳng muốn thế nhưng cũng không thể nào khác...
Bôn ăn xong đặt bát xuống giường mà không nhìn chị. Miên đem bát đi rửa rồi mang trở lại chiếc bát sạch đặt lên mặt bàn:
- Em để sẵn cho anh ăn bữa chiều.
Anh lắng nghe nhưng không trả lời đưa mắt thẫn thờ nhìn khuôn cửa. Trời không nắng. Gió đu mấy ngọn xoan xơ xác ngoài vườn. Trên sân hai đứa cháu tồng ngồng của anh đang chúi đầu chơi đáo. Miên thấy anh cứ nhìn mãi vào đám xoan, bèn đứng lên:
- Em về đây.
Lúc đó Bôn giật nẩy mình và đôi mắt thẫn thờ của anh chợt nhớn nhác nhìn chị:
- Miên đi đâu?
Chị đáp:
- Em về nhà em.
Trên gương mặt xa vắng của Bôn chợt thoáng qua một nét nhăn đau đớn, dường như anh vừa bị nghiến một ngón tay hoặc bị xé rách một thớ thịt:
- Miên về nhà...
Bôn lặp lại, không trả lời và cũng không để hỏi. Ðơn thuần chỉ là một câu lặp, một hồi âm, như tiếng dội khi ta cất tiếng kêu giữa một thung lũng bốn bề là vách đá. Miên nhìn anh và hồi nhớ tuổi trẻ của mình, hồi nhớ những ngày cùng lũ con gái trong xóm đi kiếm củi, họ thi nhau hét vào hang nghe xem tiếng vọng của ai âm vang hơn, ngân dài hơn. Rồi họ đứng bên này suối, xem đứa nào ném trúng bụi sơn trà. Rồi họ cùng nhau hái sim mùa sim chín, dải đồi nhấp nhô, nhấp nhô, tiếng cười lanh lảnh từ đồi này vọng sang đồi khác, mùi trái chín và những cặp môi nhỏ nhuộm màu sim... Không hiểu vì sao tiếng nói vô hồn của Bôn bỗng gọi về đầy ắp âm thanh và màu sắc thời con gái, những hồi nhớ đó khiến tim chị xót xa, và chị không còn muốn chấp nê sự câm lặng lạnh lùng của Bôn. Chị ngồi xuống ghế, kéo ghế gần lại trước anh và nói:
- Anh Bôn, hãy theo em về đằng kia.
- Không.
- Ðằng kia là nhà của em, của riêng em. Anh Hoan đang cất nhà trên khu Suối Nhỏ.
- Tôi ở nhà của tôi.
- Anh với em tình đã cạn, duyên đã hết. Chúng ta không thể là vợ chồng. Nhưng dẫu sao, cũng đã từng chia sẻ gối chăn. Một ngày nên nghĩa. Em không yêu anh nhưng em có thể chăm sóc anh như anh ruột mình.
- Không.
- Anh không thể sống ở đây. Chị Tá không giúp anh được. Sức khỏe của anh bây giờ còn tệ hơn hồi anh mới về. Anh Xá tốt thật nhưng còn cả một đàn con.
- Miên mặc tôi.
- Anh cứ nghĩ kĩ đi...
Chị nói tiếp một cách nhẫn nại:
- Anh cứ nghĩ kĩ đi. Chúng ta dù không có con sống nhưng cũng có chung con chết... Em vẫn còn nặng nghĩa với anh...
Nói xong, Miên đứng lên ngay, ra về. Chị không muốn ngồi lại thêm bởi sợ phải nhìn thấy Bôn khóc. Chị không muốn, không bao giờ muốn nhìn thấy nước mắt trên gương mặt một người đàn ông. Và chị nhớ lại cái đêm bất thần mở mắt, thấy anh ngồi chầu hẩu dưới chân giường, nước mắt tuôn như suối. Cảnh tượng đó não nề sao và nó có cái gì đó khiến cho chị vừa đau đớn vừa nhục nhã. Chị rảo bước khỏi căn ngõ, hai thái dương nóng bừng bừng trái tim chị cũng cháy như lửa bừng bừng nửa xót xa nửa vui sướng:
Không, không... ta không thể nào yêu Bôn được. Ta trở về mái nhà của ta là đúng. Giống như kẻ đã đến cửa địa phủ lại tìm được lối về cõi nhân gian... Nhưng ta sẽ cam lòng nuôi Bôn, như nuôi một người anh em bị tật nguyền, cam lòng gánh anh ấy cho tới ngày mãn kiếp...
Hôm sau, Miên quay lại gian buồng của Bôn từ sáng sớm. Chị lại đem cho anh liễn cháo với mấy tấm bánh nếp. Bôn rất thích ăn bánh nếp nhân mặn. Họ không nói chuyện gì bởi Miên phải vội trở về trông con. Người quản gia lên công trường ngay sau bữa ăn sáng còn dì Huyên theo mấy bà trong Xóm Núi xuống phố huyện:
- Anh gắng ăn cho hết mọi thứ. Mai em sẽ nhờ người xuống phố mua thuốc.
Anh không trả lời đưa mắt nhìn chị với cái nhìn âu sầu nửa như hờn dỗi nửa như chấp thuận.
Hôm sau nữa Miên bới cơm và thức ăn mặn đem cho anh. Chị ngồi chờ anh ăn xong bữa để thu dọn bát đĩa đem về. Liễn đựng cháo hôm qua lũ cháu Bôn đã mang ra sân thả cá con, chiếc thìa bị bẻ cong lên làm xẻng đào đất. Bôn ngượng ngùng nói:
- Tôi ốm nằm đây, không bảo được lũ trẻ.
Miên lặng im. Chờ anh ăn xong, chị nói:
- Hiện giờ em còn có thể mang cơm cho anh. Nhưng ít bữa nữa em sẽ phải coi sóc nương vườn vì ông già Lư hàng ngày lên công trường theo đám thợ.
Bôn im lặng. Miên nói tiếp:
- Nếu anh có gia đình thân quyến ăn nên làm ra như người khác đã đi một nhẽ. Nhưng hiện tình anh không thể bấu víu vào ai... Anh hãy nghĩ kĩ điều em nói.
Anh không trả lời. Họ cùng ngồi im lặng như thế hồi lâu, cùng đưa mắt nhìn ra sân vì không còn gì để nhìn trong gian buồng tăm tối đó. Ánh sáng trắng đục của một rạng đông không mặt trời tràn ngập không gian. Mảnh sân vắng con mèo láng giềng sang cào kẽ gạch tìm bắt dế. Mấy đứa con Tá đã rủ nhau đi chơi đâu không rõ để lại mấy mẫu khoai luộc lăn lóc trên chiếc đĩa nhôm đầu hè. Chỉ mấy ngọn xoan ngoài vườn là nhúc nhích trong khung cảnh ơ hờ buồn tẻ ấy. Những ngọn xoan đong đưa trong gió, đong đưa kiếp sống lắt lay của chúng trên đám thân cành khẳng khiu, trong khu vườn cằn lụi đến mức chỉ còn trơ những gân đất, cỏ cũng không buồn mọc. Gian nhà của Bôn không có tiếng động nào ngoài tiếng thạch sùng tắc lưỡi và thi thoảng, một con chuột rúc rích trong xó, sau chum đựng gạo, hẳn để kiếm một cách tuyệt vọng vài hột gạo rơi. Miên lắng nghe những tiếng động đó, lần đầu tiên chị chú ý tới chúng:
Vậy mà ta đã sống ở đây bao nhiêu ngày tháng. Chẳng ngờ được. Giờ quay lại nhìn cứ ngỡ chuyện của ai...
Miên thầm nghĩ và chị tự hỏi chị làm cách nào để nuốt trôi thời gian trong gian buồng này, với người đàn ông ngồi trên chiếc giường cách chị nửa sải tay đang đưa cặp mắt trống rỗng nhìn những ngọn xoan đong đưa trong gió. Ðôi mắt anh giờ này âm thầm quá. Nhìn vào chúng tựa nhìn vào những ngôi mả hoang nơi người sống không còn lai vãng. Anh nghĩ gì vào lúc này hoặc chẳng nghĩ gì hết? Chị thầm hỏi và không tìm được câu trả lời. Chị đành ngồi lặng lẽ chờ anh lên tiếng trước. Thời gian cứ thế trôi. Rồi có tiếng lao xao của đám người nào vẳng tới. Lát sau, gió đổi chiều đưa mùi khói bếp, lẫn mùi khói bếp là mùi tỏi phi mỡ thơm phức. Bất chợt Bôn cất tiếng bâng quơ:
- Nhà ai xào rau muống nhỉ? Ðiếc mũi...
Miên hỏi:
- Anh thích rau muống xào à?
Bôn gật đầu:
- Món tủ của tôi đấy. Hồi trước mỗi bận bị điều xuống làm bếp tôi với cậu Cảnh vẫn đi lùng tỏi xào rau muống. Tiểu đội trưởng thích nhất món ấy mà các thủ trởng lớn trên quân đoàn xuống đơn vị chơi cũng đòi ăn món ấy.
Dứt lời, anh chợt mỉm cười với ai đó trên ngọn xoan và cặp mắt vô hồn của anh thoáng qua ánh ngày. Miên chờ Bôn dứt cơn trầm ngâm, lên tiếng:
- Em cũng thích ăn rau muống xào tỏi. Nhưng rau bí non hoặc rau cải ngồng xào tỏi còn ngon hơn...
Bôn gật đầu:
- Ờ... ờ...
Miên nói tiếp:
- Anh định hôm nào lại đằng kia?
- Tôi... tôi chưa biết... Tùy Miên...
- Hôm nay trời không nắng, gió cũng êm... Chỉ e anh chưa chịu nổi...
- Chẳng sao. Tôi cũng dứt cơn sốt mấy hôm nay rồi.
- Ðể em đi thu xếp quần áo cho anh.
- Ờ, cứ mặc tôi...
Bôn ậm ừ, đưa mắt luống cuống nhìn chị. Nhưng Miên đã quay đi tức khắc. Chị đến góc buồng nơi chiếc ba-lô của Bôn nằm bẹp dí dưới đống đồ lặt vặt. Kéo chiếc ba-lô lên, Miên đập bụi xếp quần áo của Bôn và bỗng dưng một giọt lệ trào ra, qua gò má lăn xuống khóe môi chị vừa ấm vừa mặn:
Gia tài của Bôn đây, sau mười bốn năm rời làng xa xóm... Ngoại trừ bánh xà-phòng anh ấy đưa cho ta, phần còn lại đúng là chiếc bị ăn mày...
- Anh ăn đi.
Bôn không nói gì, lẳng lặng đón bát cháo từ tay chị xúc ăn. Cháo rất nóng vì chị ủ liễn cháo trong tấm khăn bông, hơi nghi ngút. Mồ hôi Bôn rịn trên trán, nơi hai thái dương. Miên kéo tấm khăn phơi trên dây đưa cho anh:
- Anh lau mặt đi, ra mồ hôi như thế rất tốt.
Bôn lau mặt. Chị nhìn những ngón tay khô xác run rẩy của anh và nghĩ tới mảnh đất xã chia cho anh đang còn rậm rì cỏ mọc:
Làm sao Bôn kiếm nổi miếng cơm với những ngón tay đó? Ðất đầy sỏi và cỏ tranh, không nước tưới và không tiền mua phân bón...
Chị đã từng vỡ đất trồng tiêu và trong vài năm đầu sống với Hoan họ cũng từng làm cỏ tưới nương như tất cả mọi người, chị biết rằng phải có sức khỏe mới vượt được giai đoạn khởi đầu gian nan ấy. Nghề trồng tiêu và cà-phê cũng từa tựa như buôn lớn, không hòng kiếm lãi ngay, vốn càng trường càng thắng đậm. Làm sao Bôn bước nổi vào chiếu của các ông chủ trại?
Không tiền, không kinh nghiệm, vốn tối thiểu là sức khỏe cũng không. Giờ đây, anh còn suy kiệt hơn cả những ông già sáu mươi trong Xóm Núi. Dạo chị mới quay về sống với Bôn, đang còn tràn đầy hy vọng và lòng hăng hái anh đã hai lần ra vỡ đất, lần nào anh cũng cảm nằm bệt cả tuần. Hồi đó, anh vẫn thường bảo chị:
- Thôi, mình đàng chờ cho tôi lại sức... Dù sao cũng phải có thời gian, chúng ta còn trẻ và rồi đây...
Và rồi đây... Ấy là câu cửa miệng của Bôn và mỗi lần lặp lại câu nói ấy, mắt long lanh như lửa rọi. Ngọn lửa đó đã tắt rụi chẳng còn mảy may tia khói từ lúc người hộ lý trong phòng hộ sinh chỉ cho Bôn thấy cái thai nhi không đầu. Khi bà ta xách xô đi, Bôn đã túm lấy chân chị, hai bàn tay anh lạnh như nước đá cặp mắt vô hồn và môi anh mấp máy ngọng nghịu như kẻ tật nguyền:
- Miên... Miên... Con đâu? Con đâu âu...?
Lúc đó chị không trả lời anh. Chị mệt mỏi sau cơn sinh nở. Chị cũng thấy hụt hẫng. Nhưng cùng với sự hụt hẫng còn có cả sự thanh thản và nơi đáy sâu con tim chị một niềm vui tăm tối mà chị không dám thú nhận ngay với chính mình.
Tội nghiệp cho Bôn. Ta chẳng muốn thế nhưng cũng không thể nào khác...
Bôn ăn xong đặt bát xuống giường mà không nhìn chị. Miên đem bát đi rửa rồi mang trở lại chiếc bát sạch đặt lên mặt bàn:
- Em để sẵn cho anh ăn bữa chiều.
Anh lắng nghe nhưng không trả lời đưa mắt thẫn thờ nhìn khuôn cửa. Trời không nắng. Gió đu mấy ngọn xoan xơ xác ngoài vườn. Trên sân hai đứa cháu tồng ngồng của anh đang chúi đầu chơi đáo. Miên thấy anh cứ nhìn mãi vào đám xoan, bèn đứng lên:
- Em về đây.
Lúc đó Bôn giật nẩy mình và đôi mắt thẫn thờ của anh chợt nhớn nhác nhìn chị:
- Miên đi đâu?
Chị đáp:
- Em về nhà em.
Trên gương mặt xa vắng của Bôn chợt thoáng qua một nét nhăn đau đớn, dường như anh vừa bị nghiến một ngón tay hoặc bị xé rách một thớ thịt:
- Miên về nhà...
Bôn lặp lại, không trả lời và cũng không để hỏi. Ðơn thuần chỉ là một câu lặp, một hồi âm, như tiếng dội khi ta cất tiếng kêu giữa một thung lũng bốn bề là vách đá. Miên nhìn anh và hồi nhớ tuổi trẻ của mình, hồi nhớ những ngày cùng lũ con gái trong xóm đi kiếm củi, họ thi nhau hét vào hang nghe xem tiếng vọng của ai âm vang hơn, ngân dài hơn. Rồi họ đứng bên này suối, xem đứa nào ném trúng bụi sơn trà. Rồi họ cùng nhau hái sim mùa sim chín, dải đồi nhấp nhô, nhấp nhô, tiếng cười lanh lảnh từ đồi này vọng sang đồi khác, mùi trái chín và những cặp môi nhỏ nhuộm màu sim... Không hiểu vì sao tiếng nói vô hồn của Bôn bỗng gọi về đầy ắp âm thanh và màu sắc thời con gái, những hồi nhớ đó khiến tim chị xót xa, và chị không còn muốn chấp nê sự câm lặng lạnh lùng của Bôn. Chị ngồi xuống ghế, kéo ghế gần lại trước anh và nói:
- Anh Bôn, hãy theo em về đằng kia.
- Không.
- Ðằng kia là nhà của em, của riêng em. Anh Hoan đang cất nhà trên khu Suối Nhỏ.
- Tôi ở nhà của tôi.
- Anh với em tình đã cạn, duyên đã hết. Chúng ta không thể là vợ chồng. Nhưng dẫu sao, cũng đã từng chia sẻ gối chăn. Một ngày nên nghĩa. Em không yêu anh nhưng em có thể chăm sóc anh như anh ruột mình.
- Không.
- Anh không thể sống ở đây. Chị Tá không giúp anh được. Sức khỏe của anh bây giờ còn tệ hơn hồi anh mới về. Anh Xá tốt thật nhưng còn cả một đàn con.
- Miên mặc tôi.
- Anh cứ nghĩ kĩ đi...
Chị nói tiếp một cách nhẫn nại:
- Anh cứ nghĩ kĩ đi. Chúng ta dù không có con sống nhưng cũng có chung con chết... Em vẫn còn nặng nghĩa với anh...
Nói xong, Miên đứng lên ngay, ra về. Chị không muốn ngồi lại thêm bởi sợ phải nhìn thấy Bôn khóc. Chị không muốn, không bao giờ muốn nhìn thấy nước mắt trên gương mặt một người đàn ông. Và chị nhớ lại cái đêm bất thần mở mắt, thấy anh ngồi chầu hẩu dưới chân giường, nước mắt tuôn như suối. Cảnh tượng đó não nề sao và nó có cái gì đó khiến cho chị vừa đau đớn vừa nhục nhã. Chị rảo bước khỏi căn ngõ, hai thái dương nóng bừng bừng trái tim chị cũng cháy như lửa bừng bừng nửa xót xa nửa vui sướng:
Không, không... ta không thể nào yêu Bôn được. Ta trở về mái nhà của ta là đúng. Giống như kẻ đã đến cửa địa phủ lại tìm được lối về cõi nhân gian... Nhưng ta sẽ cam lòng nuôi Bôn, như nuôi một người anh em bị tật nguyền, cam lòng gánh anh ấy cho tới ngày mãn kiếp...
Hôm sau, Miên quay lại gian buồng của Bôn từ sáng sớm. Chị lại đem cho anh liễn cháo với mấy tấm bánh nếp. Bôn rất thích ăn bánh nếp nhân mặn. Họ không nói chuyện gì bởi Miên phải vội trở về trông con. Người quản gia lên công trường ngay sau bữa ăn sáng còn dì Huyên theo mấy bà trong Xóm Núi xuống phố huyện:
- Anh gắng ăn cho hết mọi thứ. Mai em sẽ nhờ người xuống phố mua thuốc.
Anh không trả lời đưa mắt nhìn chị với cái nhìn âu sầu nửa như hờn dỗi nửa như chấp thuận.
Hôm sau nữa Miên bới cơm và thức ăn mặn đem cho anh. Chị ngồi chờ anh ăn xong bữa để thu dọn bát đĩa đem về. Liễn đựng cháo hôm qua lũ cháu Bôn đã mang ra sân thả cá con, chiếc thìa bị bẻ cong lên làm xẻng đào đất. Bôn ngượng ngùng nói:
- Tôi ốm nằm đây, không bảo được lũ trẻ.
Miên lặng im. Chờ anh ăn xong, chị nói:
- Hiện giờ em còn có thể mang cơm cho anh. Nhưng ít bữa nữa em sẽ phải coi sóc nương vườn vì ông già Lư hàng ngày lên công trường theo đám thợ.
Bôn im lặng. Miên nói tiếp:
- Nếu anh có gia đình thân quyến ăn nên làm ra như người khác đã đi một nhẽ. Nhưng hiện tình anh không thể bấu víu vào ai... Anh hãy nghĩ kĩ điều em nói.
Anh không trả lời. Họ cùng ngồi im lặng như thế hồi lâu, cùng đưa mắt nhìn ra sân vì không còn gì để nhìn trong gian buồng tăm tối đó. Ánh sáng trắng đục của một rạng đông không mặt trời tràn ngập không gian. Mảnh sân vắng con mèo láng giềng sang cào kẽ gạch tìm bắt dế. Mấy đứa con Tá đã rủ nhau đi chơi đâu không rõ để lại mấy mẫu khoai luộc lăn lóc trên chiếc đĩa nhôm đầu hè. Chỉ mấy ngọn xoan ngoài vườn là nhúc nhích trong khung cảnh ơ hờ buồn tẻ ấy. Những ngọn xoan đong đưa trong gió, đong đưa kiếp sống lắt lay của chúng trên đám thân cành khẳng khiu, trong khu vườn cằn lụi đến mức chỉ còn trơ những gân đất, cỏ cũng không buồn mọc. Gian nhà của Bôn không có tiếng động nào ngoài tiếng thạch sùng tắc lưỡi và thi thoảng, một con chuột rúc rích trong xó, sau chum đựng gạo, hẳn để kiếm một cách tuyệt vọng vài hột gạo rơi. Miên lắng nghe những tiếng động đó, lần đầu tiên chị chú ý tới chúng:
Vậy mà ta đã sống ở đây bao nhiêu ngày tháng. Chẳng ngờ được. Giờ quay lại nhìn cứ ngỡ chuyện của ai...
Miên thầm nghĩ và chị tự hỏi chị làm cách nào để nuốt trôi thời gian trong gian buồng này, với người đàn ông ngồi trên chiếc giường cách chị nửa sải tay đang đưa cặp mắt trống rỗng nhìn những ngọn xoan đong đưa trong gió. Ðôi mắt anh giờ này âm thầm quá. Nhìn vào chúng tựa nhìn vào những ngôi mả hoang nơi người sống không còn lai vãng. Anh nghĩ gì vào lúc này hoặc chẳng nghĩ gì hết? Chị thầm hỏi và không tìm được câu trả lời. Chị đành ngồi lặng lẽ chờ anh lên tiếng trước. Thời gian cứ thế trôi. Rồi có tiếng lao xao của đám người nào vẳng tới. Lát sau, gió đổi chiều đưa mùi khói bếp, lẫn mùi khói bếp là mùi tỏi phi mỡ thơm phức. Bất chợt Bôn cất tiếng bâng quơ:
- Nhà ai xào rau muống nhỉ? Ðiếc mũi...
Miên hỏi:
- Anh thích rau muống xào à?
Bôn gật đầu:
- Món tủ của tôi đấy. Hồi trước mỗi bận bị điều xuống làm bếp tôi với cậu Cảnh vẫn đi lùng tỏi xào rau muống. Tiểu đội trưởng thích nhất món ấy mà các thủ trởng lớn trên quân đoàn xuống đơn vị chơi cũng đòi ăn món ấy.
Dứt lời, anh chợt mỉm cười với ai đó trên ngọn xoan và cặp mắt vô hồn của anh thoáng qua ánh ngày. Miên chờ Bôn dứt cơn trầm ngâm, lên tiếng:
- Em cũng thích ăn rau muống xào tỏi. Nhưng rau bí non hoặc rau cải ngồng xào tỏi còn ngon hơn...
Bôn gật đầu:
- Ờ... ờ...
Miên nói tiếp:
- Anh định hôm nào lại đằng kia?
- Tôi... tôi chưa biết... Tùy Miên...
- Hôm nay trời không nắng, gió cũng êm... Chỉ e anh chưa chịu nổi...
- Chẳng sao. Tôi cũng dứt cơn sốt mấy hôm nay rồi.
- Ðể em đi thu xếp quần áo cho anh.
- Ờ, cứ mặc tôi...
Bôn ậm ừ, đưa mắt luống cuống nhìn chị. Nhưng Miên đã quay đi tức khắc. Chị đến góc buồng nơi chiếc ba-lô của Bôn nằm bẹp dí dưới đống đồ lặt vặt. Kéo chiếc ba-lô lên, Miên đập bụi xếp quần áo của Bôn và bỗng dưng một giọt lệ trào ra, qua gò má lăn xuống khóe môi chị vừa ấm vừa mặn:
Gia tài của Bôn đây, sau mười bốn năm rời làng xa xóm... Ngoại trừ bánh xà-phòng anh ấy đưa cho ta, phần còn lại đúng là chiếc bị ăn mày...
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!