Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vai trò của công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống?

Vai trò của công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống ?
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
210
2
1
Hà Vy
06/01/2022 10:41:31
+5đ tặng
 Công nghệ sinh học gồm các lĩnh vực là: công nghệ lên men, công nghệ tế bào, công nghệ enzim, công nghệ chuyển nhân  chuyển phôi, công nghệ sinh học xử lí môi trường, công nghệ gen, công nghệ sinh học y -dược. - Vai trò của công nghệ sinh học là tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Marw
06/01/2022 10:41:32
Công nghệ sinh học gồm các lĩnh vực là: công nghệ lên men, công nghệ tế bào, công nghệ enzim, công nghệ chuyển nhân  chuyển phôi, công nghệ sinh học xử lí môi trường, công nghệ gen, công nghệ sinh học y -dược. - Vai trò của công nghệ sinh học là tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
0
0
rén
06/01/2022 10:41:55
+3đ tặng

Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đã đẩy mạnh công tác chọn lọc, nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật để sản xuất đại trà các giống cây trồng có chất lượng tốt, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh gây hại, thích nghi với thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu của địa phương; giúp bảo tồn và nhân giống thành công nhiều giống cây trồng đặc hữu như: keo, bạch đàn, bần trắng, mắm trắng; các giống hoa lan, đồng tiền, cúc, ly, mai… cho giá trị kinh tế cao. Nhiều giống cây trồng được nghiên cứu, khảo nghiệm thành công, bổ sung vào cơ cấu bộ giống cây trồng nông nghiệp của tỉnh như: lạc LDH.09, mỳ KM7, điều ĐDH102-293, ớt chỉ thiên lai F1 BĐC.01, đậu xanh kháng bệnh khảm vàng vi rút, dưa chuột thơm lai F1… Đặc biệt, đã ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý gây đột biến gen để chọn tạo ra các loại giống lúa chịu hạn, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Góp phần nâng cao tỷ lệ gieo sạ giống lúa xác nhận, giống nguyên chủng trên địa bàn tỉnh đạt trên 98%; tỷ lệ  sử dụng giống lạc mới đạt 80% và 95% giống ngô, sắn, mía, rau màu.

Nhiều dây chuyền sản xuất phân bón sinh hóa, phân bón hữu cơ từ rác thải, các phế phụ phẩm nông nghiệp, các phế phụ phẩm trong quá trình chế biến gỗ được đầu tư phát triển. Các Trường đại học trên địa bàn tỉnh đã sản xuất các chế phẩm sinh học cây trồng như chất kích thích ra rễ, chất kích thích ra hoa, phân bón qua lá; sản xuất các chế phẩm vi sinh EM, Trichoderma, Metarhizium… phòng trừ bệnh cho cây trồng.

Ứng dụng công nghệ sinh học chăm sóc, phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường nước thải trong nuôi trồng thủy sản ở một số khu ứng dụng công nghệ cao sản xuất các giống thủy sản có năng suất, chất lượng, sạch bệnh, giá trị kinh tế cao như tôm chân trắng, tôm sú… và ứng dụng phát triển kỹ thuật sinh sản nhân tạo một số giống thủy sản mới như cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT, cá Lăng Nha (Hemibagrus wyckioides), cá trê lai, hàu Thái Bình Dương, hàu Muỗng, cá Măng, cá Chua... Áp dụng thành công việc nuôi cấy tảo và lưu giống tảo làm thức ăn cho tôm giống; ứng dụng các chế phẩm sinh học để phòng, điều trị có hiệu quả các bệnh nguy hiểm, thường gặp trên các đối tượng thủy sản chủ lực của tỉnh và xử lý chất thải, phế thải từ nuôi trồng thủy sản, giảm thiểu ô nhiễm môi trường...

Nhiều doanh nghiệp, đơn vị sản xuất ứng dụng công nghệ vi sinh, công nghệ enzym trong sản xuất chế biến, bảo quản nông sản, sản xuất thức ăn chăn nuôi, thay thế dần việc sử dụng các hóa chất, thuốc bảo quản hóa học, tạo ra các sản phẩm sạch, có chất lượng, tính cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

An toàn sinh học trong lĩnh vực y - dược được ngành y tế của tỉnh áp dụng nghiêm ngặt bằng các quy định về an toàn sinh học; đồng thời đẩy mạnh thực hiện công nghệ gen, công nghệ tế bào gốc trong chẩn đoán, giám định và điều trị các loại bệnh, nhất là các bệnh hiểm nghèo, triển khai thực hiện tốt các chương trình tiêm chủng... Từ năm 2009 đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã triển khai kỹ thuật sinh học phân tử trong xét nghiệm chẩn đoán các bệnh viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, lao phổi và ngoài phổi, Human papilloma virus, chẩn đoán sốt xuất huyết; đồng thời, triển khai kỹ thuật nuôi cấy định danh vi khuẩn và kháng sinh đồ bằng máy tự động (Phoenix 100 BD), giúp định danh nhanh các nguyên nhân gây bệnh, trả kết quả kháng sinh đồ không chỉ định tính (nhạy hay kháng thuốc) mà còn cung cấp nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) cho việc tối ưu hóa liều thuốc điều trị. Bên cạnh đó, công tác ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn và phát triển các vùng dược liệu, nghiên cứu, chọn tạo và nhân nhanh các giống cây dược liệu có năng suất và hàm lượng hoạt chất cao, chất lượng tốt để làm nguyên liệu sản xuất thuốc; ứng dụng công nghệ sinh khối tế bào trong sản xuất nguyên liệu làm thuốc; sử dụng có hiệu quả các loại thuốc, các chế phẩm y dược sinh học vào công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng được đẩy mạnh thực hiện.

Công tác phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường bằng quan trắc, đánh giá chất lượng được chú trọng; việc ứng dụng các chế phẩm sinh học để xử lý chất thải trong sản xuất công nghiệp, rác thải sinh hoạt và chất thải chăn nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường được tăng cường. Nhiều chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển và sử dụng năng lượng sạch như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối có khả năng tái tạo từ phế liệu, phế thải, thực vật và thân thiện với môi trường. Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp, nhà máy, bệnh viện trong tỉnh đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải ứng dụng công nghệ sinh học hiếu khí kết hợp kỵ khí, giảm thiểu đáng kể ô nhiễm môi trường.

Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ sinh học, đổi mới, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, nhất là những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có thế mạnh trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, sản xuất thức ăn chăn nuôi... đã tạo ra các sản phẩm công nghiệp sinh học chủ lực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều doanh nghiệp, đơn vị sản xuất thực hiện quy trình ứng dụng công nghệ sinh học hoàn chỉnh với quy mô công nghiệp, đặc tính ổn định cao, sử dụng vi sinh vật hoặc enzym trong quá trình sản xuất, chế biến, tạo ra các sản phẩm sạch, có chất lượng, có tính cạnh tranh cao như Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Quy Nhơn, Công ty TNHH sữa  Bình Định, Công ty cổ phần Phân bón và Dịch vụ tổng hợp Bình Định, Công ty cổ phần Dược và Trang thiết bị y tế Bình Định và một số đơn vị sản xuất cồn rượu, thức ăn chăn nuôi…, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Công tác nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học tuy còn nhiều việc phải hoàn thiện để tiếp tục phát triển, nhưng những tín hiệu tích cực, lạc quan ban đầu đã tạo động lực thúc đẩy việc ứng dụng những tiến bộ vào sản xuất và đời sống. Mặc khác, việc áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới.

0
0
Hajime Kokonoi
06/01/2022 10:41:55
+3đ tặng
Vai trò của công nghệ sinh học là tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người
Học tốt nhé bn iu :))

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×