Câu 1:( 1,5 điểm) Phản xạ là gì ? Cho ví dụ về phản xạ ?
Câu 2: ( 2,5 điểm) Nêu đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp chức năng hấp thụ. Kể một số bệnh về đường tiêu hoá thường gặp và cách phòng tránh.
Câu 3 : Khi gặp người bị tai nạn gãy xương cần thực hiện sơ cứu như thế nào ?
Câu 1 (2đ): Nêu những đặc điểm thể hiện tính chất sống của tế bào?
Câu 2 (2đ): Phân biệt sự TĐC ở cấp độ cơ thể và TĐC ở cấp độ tế bào? Nêu mối quan hệ về sự TĐC ở 2 cấp độ này?
Câu 3 (1đ): Vì sao tim làm việc suốt đời mà không mệt mỏi? Tính lượng máu tâm thất đẩy đi trong một phút (biết rằng trong một chu kì hoạt động của tim tâm thất đẩy đi được 70ml máu)?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1 :
- Phản xạ: là phản ứng của cơ thể để trả lời kích thích của môi trường (trong và ngoài) dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
- Ví dụ : Tay chạm vào vật nóng thì tay rụt lại
Câu 2 :
- Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất :
+ Ruột non dài từ 2,8-->3m
- Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp,trong đó có nhiều lông ruột,mỗi lông ruột có vô số lông cực nhỏ,đã tăng diện tích tiếp xúc vs thức ăn lên nhiều lần
+ Trong lông ruột có hệ thống mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc tạo điều kiện cho sự hấp thụ nhanh chóng
+ Màng ruột là màng thấm có chọn lọc chỉ cho vào máu n~ chất cần thiết cho cơ thể kể cả khi nồng độ các chấp đó thấp hơn nồng độ có trong máu và ko cho n~ chất đọc vào máu kể cả khi nó có nồng độ cao hơn trong máu
- Một số bệnh về đường tiêu hoá thường gặp
+ Trào ngược dạ dày thực quản
+ Rối loạn tiêu hóa
+ Bệnh viêm đại tràng
- Cách phòng tránh :
+ Cách đơn giản và hiệu quả nhất là bạn hãy hình thành cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh có giờ giấc khoa học.
+ Ngay từ đầu cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế tới mức tối đa các chất có hại cho dạ dày như chất kích thích, rượu, bia…
+ Hạn chế làm việc quá sức, luôn giữ cho tinh thần được thư giãn, giảm căng thẳng sẽ giúp dạ dày và hệ miễn dịch hoạt động khỏe mạnh.
+ Thực hiện khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 6-12 tháng/1 lần để có thể nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bản thận, phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh và nhận được lời khuyên của bác sĩ về cách chăm sóc và điều trị tốt nhất.
Câu 3 :
- Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, duỗi thẳng chân, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Dùng nẹp để đặt ở trong và mặt ngoài vùng bị thương. Độn bông vào hai đầu nẹp và phía trong, phía ngoài của đầu xương. Cố định hai nẹp với nhau và băng cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân.
Câu 1 :
- Tính chất sống của tế bào biểu hiện ở các đặc điểm sau :
+ Tế bào luôn trao đổi chất với môi trường thông qua máu và nước mô (môi trường trong):
+ Lấy O2 và các chất dinh dưỡng từ môi trường và thải ra môi trường các chất thải.
+ Qua quá trình trao đổi-chất mà tế bào có khả năng tích luỹ vật chất, lớn lên, phân chia giúp cơ thể tăng trưởng.
+ Tế bào còn có khả năng cảm ứng với các kích thích của môi trường : tiếp nhận các kích thích của môi trường và có phản ứng trả lời.
Câu 2 :
-Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa các hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ôxi từ môi trường thải ra khí cacbônic và chất thải.
-Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào chất dinh dưỡng và ôxi, tế bào thải vào máu khí cacbonic và sản phẩm bài tiết.
-Mối quan hệ : trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và ôxi cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí CO2 để thải ra môi trường. Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất… Như vậy, hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.
Câu 3 :
- Nhờ có chu kì co dãn, hoạt động của tim và thời gian nghỉ ngơi đều đặn. Hơn nữa cấu tạo của tim khá đặc biệt và bền bỉ của cơ tim nên lượng máu cung cấp để nuôi tim luôn dồi dào. ... Chính vậy mà ta có thể khẳng định: tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi do thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Tính lượng máu tâm thất đẩy đi trong một phút
- Số lần mạch đập trong 1 phút
Trong một phút tâm thất trái đã co và đẩy:
7560 : (24 . 60)=5,25(lít)
Số lần tâm thất trái co trong 1 phút:
(5,25 . 1000):70= 75(lần)
Vậy số lần mạch đập trong 1 phút là: 75 lần
-thời gian hoạt động của 1 chu kì tim
Thời gian hoạt động của một chu kì tim là:
(1 phút = 60 giây)--> ta có: 60;75=0,8 giây
-thời gian của mỗi pha.
Thời gian của pha dãn chung là:
0,8 :2= 0,4( giây)
Gọi thời gian của pha nhĩ co là X giây--> thời gian của pha thất co là 3X.
Ta có: X + 3X = 0,8 - 0,4 = 0,4
-> X = 0,1 giây
Vậy trong chu kì co giãn của tim:
Tâm nhĩ co hết: 0,1 giây
tâm thất co hết: 0,1 . 3 = 0,3 giây
pha dãn chung: 0,4 giây
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |