- Mở bài
Mỗi ngành nghề đều có đồng phục. Nhìn bộ đồng phục đó họ biết làm nghề gì, ở đâu.
Học sinh cũng đêu có đồng phục, tôi tự hào vơí bộ đồng phục của mình.
2. Thân bài
a. Nguồn gốc
– Trên thế giới học sinh mặc đồng phục đã trở thành thói quen từ xa xưa.
– Ở miền Bắc nước ta khoảng từ năm 1985 việc mặc đồng phục mới được đặt ra và ngày nay mới trở thành thói quen của học sinh.
b. Cấu tạo
– Đồng phục trường tôi mang hai màu truyền thống là trắng- kẻ caro đen trắng và xanh tím than có sự phối màu rất trang nhã.
– Là trường ở miền Bắc nên đồng phục trường tôi có bộ mùa hè và mùa đông.
– Đồng phục mùa hè có áo sơ mi trắng( dài tay và cộc tay), áo được may bằng vải cô-tông mềm mại thấm mồ hôi; cổ áo may kiểu Đức, có chân cổ nên quàng khăn đỏ rất đẹp.
+ Áo nam may có túi trước ngực, áo tay ngắn, may suôn, tay dài, cổ tay cài măng- séc.
+ Áo nữ may dài ngang hông không có túi trước ngực và sát người hơn.
– Quần: Nam may ống đứng dài vừa phải, có hai túi bên sườn tiện cho việc để chìa khóa.
– Quần nữ may gọn hơn, hợp với dáng để mặc.
– Đồng phục mùa đông: chỉ thêm một lớp bu-dông, hai lớp rộng khoác ra ngoài áo len, áo vải vùa ấm, vùa gọn gàng, áo nam và áo nữ giống nhau chỉ khác về kích cỡ. Áo kéo khóa kín đến tận cằm , tay áo và gấu áo có may chun rất gọn gàng.
– Thân áo và tay áo màu xanh ở dưới, màu trắng ở trên.
– Điểm chung của đồng phục mùa đông và mùa hè là ở tay áo bên trái gần vai có thêu lô-gô của trường. Lô-gô hình ảnh cách điệu của trang sách rộng mở và ngọn đuốc sáng nổi bật trên nền màu xanh da trời, phía dưới là tên trường có màu đỏ.
– Phù hiệu rất đơn giản nhưng lại là lời nhắc nhở sâu sắc tới học sinh( nhắc nhở cái gì?)
c. Ý nghĩa
– Nhà trường quy định tất cả các ngày trong tuần học sinh đều mặc đồng phục,.
– Đồng phục khiến chúng tôi ngăn nắp, gọn gàng hơn chứ không ăn mặc tùy tiện được.
– Đồng phục tạo nên sự bình đẳng: ai cũng mặc giống nhau chỉ khác là ai cẩn thận giữ gìn sạch sẽ hơn thôi.
– Đồng phục rèn cho chúng tôi có ý thức hơn bởi vì nhìn vào đồng phục mọi người biết học sinh đó ở trường nào.
d. Cách bảo quản
– Sau mỗi ngày đi học về cần giặt sạch sẽ, phơi khô, gấp ngăn nắp để vào tủ quần áo.
– Khi mặc cần giữ gìn sạch sẽ đặc biệt tránh để mực dây vào áo sẽ khó giặt.
3. Kết bài: Nói tóm lại, chúng ta cần nhận thức được những giá trị của chiếc áo đồng phục đem lại. Từ đó trân trọng giữ gìn nó, đó cũng là cách chúng ta thể hiện tình cảm của mình với thầy cô, với mái trường và với những kỷ niệm thân thương.