Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) đã tác động thế nào đến quan hệ quốc tế

Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) đã tác động thế nào đến quan hệ quốc tế? Liên hệ tình hình Việt Nam trong giai đoạn đó.
Giúp mình với <3
3 trả lời
Hỏi chi tiết
411
2
1
Lê Vũ
09/01/2022 11:06:42
+5đ tặng

Cuộc khung hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 bắt nguồn từ các nước tư bản với sự chạy đua sản xuất hàng hóa với số lượng vô cùng lớn để đem lại lợi nhuận khổng lồ, từ đó phát sinh ra vấn đề là cung vượt quá cầu, người dân không tiêu thụ hết dẫn đến tình trạng hàng hóa bị tồn đọng nặng nề.

Điều này vô hình chung đã tạo ra sự mất cân bằng về cung cầu, tiền bị mất giá, kéo theo hệ lụy nền kinh tế đi xuống trầm trọng, từ đó khiến cho mối quan hệ giữa những tầng lớp, giai cấp trong xã hội ngày càng trở nên xấu đi, nhiều mâu thuẫn, xung đột về quyền lợi đã liên tiếp nổ ra.

Về bản chất thì cuộc khủng khoảng này xảy ra bởi các nước tư bản quá chạy theo lợi thuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt mà không hề để tâm đến sức mua của thị trường, từ đó khiến đời sống của quần chúng nhân dân ngày càng trở nên nghèo đói. Đây được coi là cuộc khủng hoảng sản xuất thừa, trái ngược với cuộc khủng hoảng năm 1919-1924 được xem là cuộc khủng hoảng thiếu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nam Khang
09/01/2022 13:32:32
+4đ tặng

Cuộc khung hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 bắt nguồn từ các nước tư bản với sự chạy đua sản xuất hàng hóa với số lượng vô cùng lớn để đem lại lợi nhuận khổng lồ, từ đó phát sinh ra vấn đề là cung vượt quá cầu, người dân không tiêu thụ hết dẫn đến tình trạng hàng hóa bị tồn đọng nặng nề.

Điều này vô hình chung đã tạo ra sự mất cân bằng về cung cầu, tiền bị mất giá, kéo theo hệ lụy nền kinh tế đi xuống trầm trọng, từ đó khiến cho mối quan hệ giữa những tầng lớp, giai cấp trong xã hội ngày càng trở nên xấu đi, nhiều mâu thuẫn, xung đột về quyền lợi đã liên tiếp nổ ra.

Về bản chất thì cuộc khủng khoảng này xảy ra bởi các nước tư bản quá chạy theo lợi thuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt mà không hề để tâm đến sức mua của thị trường, từ đó khiến đời sống của quần chúng nhân dân ngày càng trở nên nghèo đói. Đây được coi là cuộc khủng hoảng sản xuất thừa, trái ngược với cuộc khủng hoảng năm 1919-1924 được xem là cuộc khủng hoảng thiếu.
Tình Hình VN
 

– Thực dân Pháp rút vốn đầu tư ở Đông Dương, đồng thời dùng ngân hàng Đông Dương để hỗ trợ cho tư bản Pháp, điều này đã khiến ngành công nghiệp sản xuất ở Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu vốn dẫn đến đình trệ.

– Lúa gạo trên thị trường bị mất giá, khiến lúa gạo Việt Nam không thể xuất khẩu, dần dần ruộng đồng rơi vào tình trạng bị bỏ hoang. Những điều này đã làm cho đời sống của đại bộ phận nhân dân Việt Nam lâm vào cảnh khó khăn khốn cùng.

– Công nhân thất nghiệp ngày càng đông, những người có việc làm thì tiền lương cũng bị giảm từ 30 đến 50%.

– Nông dân tiếp tục bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn.

– Tiểu tư sản lâm vào cảnh điêu đứng: Nhà buôn nhỏ đóng cửa, viên chức bị sa thải, học sinh, sinh viên ra trường bị thất nghiệp.

– Một bộ phận lớn tư sản dân tộc lâm vào cảnh khó khăn do không thể buôn bán và sản xuất.

 

3
0
Hiển
09/01/2022 14:42:47
+3đ tặng

Không chỉ có Mỹ, cuộc khủng hoảng này còn ảnh hướng đến hàng loạt các quốc gia tư bản khác như Anh, Pháp…đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo ghi chép thì nền công nghiệp Pháp giảm 30%, nông nghiệp giảm 40%, thu nhập quốc dân giảm 30%.

Còn ở Anh, sản lượng gang cũng giảm sút 50%, thép giảm gần 50%, thương nghiệp giảm nặng nề đến 60%.

Về bản chất thì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới này thực chất là sự tham lam, tàn độc của đế quốc và bọn thực dân, dẫn tới tình cảnh người dân khốn cùng, từ đó buộc phải đứng lên đấu tranh để giải thoát cho chính mình.

Cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều năm đã dẫn tới sự tiêu điều, các nước tư bản bắt đầu xuất hiện sự lục đục trong nội bộ và nảy sinh ra nhiều ý đồ xấu để có thể giúp cho nền kinh tế hồi phục, phát triển.

Chính cuộc khủng hoảng này đã khiến cho mâu thuẫn giữa giai cấp tư bản và giai cấp vô sản, giữa tầng lớp nông dân và địa chủ càng trở lên gay gắt. Vì thế mà đã dẫn đến cao trào cách mạng, các cuộc bạo loạn nổ ra ở khắp nơi trên thế giới.

Đồng thời, cuộc khủng hoảng này còn kịch động ra sự mâu thuẫn giữa chính các quốc gia đế quốc với nhau trong vấn đề tranh giành tài nguyên, đất đai và tài sản của nhau. Do đó mà những quốc gia này đẩy mạnh chuẩn bị chiến tranh thế giới với âm mưu chính là chia lại thế giới, đây chính là ngòi nổ châm bùng lên chiến tranh thế giới thứ 2.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo