Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Như bông cúc nhỏ sinh ra để luôn tự hát về vùng đất mênh mang nắng gió. Như ánh mặt trời sinh ra để thiêu đốt đi cái lạnh vĩnh cửu của mùa đông. Văn học sinh ra để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Nói như Lê Đạt: “Đọc một câu thơ hay, ta thường có cảm giác đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng thiện với những vùng trời tốt đẹp hơn, nhân tính hơn”.
Văn chương từ lâu đã xuất hiện trong tiềm thức của con người như một cuộc gặp gỡ vô tình nhưng cũng có thể là hữu ý. Nó tóe lên bằng sự giao hòa giữa cảm xúc và ngoại cảnh hoặc bằng những bó đuốc số phận với số phận. Người xưa quan niệm văn chương chỉ là một trạng thái bộc lộ ra khỏi những dòng cảm xúc của con người, chúng va chạm với thanh điệu của cuộc sống hình thành nên một thứ gọi là hình ảnh thơ. Vậy thì văn chương tức là mỗi mảnh ghép của tạo hóa, một mảnh ghép là một hình ảnh của những số phận khác nhau: Hạnh phúc có, tuyệt vọng có, đau khổ có… Có ý kiến cho rằng văn học chỉ ngấm ngầm chứa đựng và phản ánh lại hiện thực của cuộc sống. Nói cách khác, văn học đơn giản chỉ tái hiện và kể lại những sự việc diễn ra trong đời sống hằng ngày, hay quá trình sáng tạo ra văn chương của người nghệ sĩ cốt lõi chỉ là hôm nay anh ta muốn bộc lộ những hỉ, nộ, ái, ố của chính mình? Liệu rằng đó có phải chức năng của văn học hướng đến yếu tố chân – thiện – mĩ hay không? Không! Thiên chức của người nghệ sĩ là sáng tạo ra cái đẹp từ chất liệu cuộc sống và thiên chức của văn học nói chung là nâng đỡ và giáo dục con người. Theo quan niệm về văn chương của Lê Đạt: Văn học nói chung và thơ ca nói riêng phải gợi cho người đọc một sự thức tỉnh trong tâm hồn, người nghệ sĩ phải làm sao để từng ý thơ được viết ra là “một bến đò gió nổi”, một cơ hội trong suốt lộ trình dài đằng đẵng của cuộc sống, một ý nghĩ muốn khao khát thoát khỏi sự ràng buộc của cuộc đời. Mồi vẫn thơ cất lên phải có sự va chạm giữa tâm hồn và cảm xúc con người, ý thơ cho ta một thứ khát khao mãnh liệt với cuộc đời, hình ảnh của thơ tóe lên trong tâm trí của mỗi người với những quan niệm về nhân sinh, quan niệm về cái đẹp. Đến khi từng giai điệu trong thơ hoàn toàn dừng hẳn thì con người lại có một “khao khát sang sông”, một mong muốn thay đổi số phận, một thúc đẩy lên đường hướng thiện với những vùng trời tốt đẹp hơn, nhân tính hơn. Tóm lại, quan niệm của Lê Đạt hướng về chức năng giáo dục của văn học trong hệ thống lý luận.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |